Có thể tự vượt qua giai đoạn trầm cảm sau sinh hay không?

Có thể tự vượt qua giai đoạn trầm cảm sau sinh hay không?

Bạn đang theo dõi bài viết chủ đề về Có thể tự vượt qua giai đoạn trầm cảm sau sinh hay không? cung cấp tại Đông Y Trường Xuân mong rằng sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong cuộc sống và chăm sóc sức khỏe.

Bài viết bởi Bác sĩ Trần Bích Ngọc – Bác sĩ Y Học Cổ Truyền – Trung tâm Y Học Cổ Truyền Vinmec – Sao Phương Đông.

Trầm cảm sau sinh có rất nhiều triệu chứng, để nhận biết có thể dựa vào hai yếu tố chính: thể chất và tinh thần. Để cải thiện trầm cảm sau sinh, không chỉ dựa vào những phương pháp hiện đại, mà còn có thể hỗ trợ bằng những phương phápY Học Cổ Truyền.

1. Những đối tượng dễ mắc trầm cảm sau sinh

Theo Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh CDC, 11 – 20% phụ nữ sinh con mỗi năm có triệu chứng trầm cảm sau sinh.

  • Người có tiền sử bị bệnh trầm cảm sau sinh, nguy cơ lặp lại 50%.
  • Đang trong độ tuổi <18.
  • Trải qua những sự kiện gây căng thẳng trong thời gian trước: bệnh tật, hiếm muộn, thất nghiệp, mâu thuẫn vợ chồng, mâu thuẫn với mẹ chồng, thiếu sự giúp đỡ, đồng cảm chia sẻ của người thân, đặc biệt là người chồng.
  • Thai kỳ không mong muốn, biến chứng thai kỳ: thai chết lưu, sảy thai.
  • Trầm cảm dễ xuất hiện ở lần mang thai đầu tiên, tuy nhiên vẫn có thể xảy ra ở lần thứ hai.
bước vào giai đoạn trầm cảm
Sau khi sảy thai phụ nữ có thể bước vào giai đoạn trầm cảm

2. Cách vượt qua trầm cảm sau sinh

Trầm cảm sau sinh hoàn toàn có thể điều trị tốt nếu thực hiện điều trị sớm, ở giai đoạn tạm thời thì sự giúp đỡ của gia đình chính là cách để người mẹ nhanh chóng phục hồi.

2.1. Về Y Học Hiện Đại

  • Tham vấn tâm lý

Bác sĩ sẽ nói chuyện với người mẹ về những cảm xúc, suy nghĩ và sức khỏe để phân biệt giữa trường hợp buồn bã ngắn hạn sau sinh và bệnh trầm cảm. Bác sĩ sử dụng liệu pháp nói chuyện, hay còn gọi liệu pháp tâm lý hoặc sắp xếp để một hoặc vài bệnh nhân cùng một nhóm các phụ nữ đã từng trải qua kinh nghiệm tương tự cùng nói chuyện.

Phụ nữ trầm cảm nhẹ có thể được tư vấn điều trị. Những trường hợp nặng hơn có thể được điều trị tư vấn kết hợp với sử dụng thuốc.

  • Điều trị bằng thuốc

Thuốc được kê toa thông thường hoặc là thuốc an thần, thuốc chống trầm cảm. Thuốc chống trầm cảm có tác dụng ức chế lên não bộ, điều chỉnh tâm trạng sau ba hoặc bốn tuần.

Tuy nhiên việc dùng thuốc chống trầm cảm cần được xem xét và theo đúng chỉ định của bác sĩ. Thuốc chống trầm cảm có thể gây ra các tác dụng phụ, nhưng hầu hết chúng sẽ mất đi sau một thời gian ngắn. Nếu dùng thuốc không hiệu quả, hoặc người bệnh cảm thấy khó chịu, nên đến bác sĩ thay đổi thuốc hoặc liều dùng.

  • Hỗ trợ từ người thân

Gia đình, bạn bè và những người thân cận nhất có thể là nhân tố chính trong quá trình điều trị trầm cảm sau sinh.

Lúc này, người mẹ cần được chia sẻ, quan tâm và giúp đỡ hơn bao giờ hết. Gia đình nên thấu hiểu và có những tương tác thích hợp như:

Chủ động hỗ trợ người mẹ trong việc chăm sóc em bé và hướng dẫn chăm sóc em bé.

Giúp người mẹ có những bữa ăn ngon, đủ dinh dưỡng và giấc ngủ trọn vẹn hơn.

Hỗ trợ người mẹ giảm đau sau sinh.

Thường xuyên tâm sự, chia sẻ những chuyện vui về cuộc sống xung quanh, tạo cho người mẹ có những hứng thú mới để quên đi muộn phiền.

  • Vai trò của bản thân

Bên cạnh các phương pháp điều trị cũng như sự chia sẻ với người thân, bản thân người mẹ cũng đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình hồi phục. Người mẹ nên tin tưởng và kiên nhẫn vào khả năng cải thiện chứng trầm cảm của mình.

Nên tự mình tham gia các hoạt động tích cực, vận động nhẹ như đi bộ, nghe nhạc, học một bộ môn nghệ thuật nào đó. Hãy lắng nghe cơ thể mình, đừng quá lo lắng khi đau, mệt mỏi bởi đau nhức là trạng thái các sản phụ sau sinh có thể phải trải qua.

Không gây áp lực cho bản thân, điều chỉnh mong muốn của bản thân, không cố gắng để đạt mọi thứ hoàn hảo, chỉ làm những gì bạn có thể.

Phá vỡ sự cô lập để giúp bạn cảm thấy hòa mình trở lại với cuộc sống. Chia sẻ với chồng, gia đình và bạn bè về các cảm xúc ấy. Hỏi các bà mẹ khác về những trải nghiệm của họ.

Có lối sống lành mạnh, ăn uống điều độ, bổ sung trái cây và rau xanh hằng ngày.

cách vượt qua bệnh trầm cảm
Tham vấn tâm lý với bác sĩ là một trong các cách vượt qua bệnh trầm cảm

2.2. VềY Học Cổ Truyền:

Thông qua biện chứng luận trị, giải quyết tận gốc các nguyên nhân về thể chất bằng các liệu pháp trị liệu dùng thuốc (thuốc sắc, tán, hoàn…) và không dùng thuốc (châm cứu, xoa bóp bấm huyệt, massage đông y, trị liệu tinh thần đông y).

  • Thể Can khí uất kết:

Pháp trị: Sơ cản giải uất, dưỡng huyết điều kinh

Phương dược: tiêu dao tán gia giảm đương quy 12g, thược dược 16g, sài hồ 12g, bạch truật 12g, phục linh 12g, cam thảo 6g, can sinh khương 3g, bạc hà diệp 2g.

Tác dụng: Tinh thần thư thái, vui vẻ, chu kỳ kinh đều, lượng đều, màu đỏ sẫm, không cảm giác đau tức ngực. Ăn uống không đầy hơi bụng chướng, cảm giác ngon miệng muốn ăn.

  • Thể đàm hỏa thượng nhiễu:

Pháp trị: Thanh nhiệt hóa đờm, ninh tâm an thần

Phương dược: Sinh thiết lạc ẩm gia uất kinh, xuyên hoàng liên, huyền sâm 40g, long xỉ 60g, phòng phong 60g, phục linh 60g, tần cửu 40g, thạch cao 80g, thiết lạc 25g. Tán bột, trộn với nước cốt thiết lạc, chưng hòa trúc lịch, uống.

Tác dụng: Tinh thần vui vẻ, lạc quan, ngủ ngon không bị tỉnh, dễ vào giấc. Giảm cảm giác đau đầu, bồn chồn, hồi hộp. Khí hư ít hơn, chu kỳ đều.

  • Thể tâm thần thất dưỡng:

Pháp trị: Tư bổ khí huyết, dưỡng tâm an thần

Phương dược: Dưỡng tâm đan viễn chí (bỏ tâm) 21g, đương quy, thục địa, a giao, bá tử nhân, toan táo nhân, hoàng kỳ, phục thần, phục linh, tử thạch anh, long nha mỗi vị 30g, đan sa 15g chế viên hoàn.

Tác dụng: Cảm giác tràn đầy năng lượng, vui vẻ, nhịp tim điều hòa, không hồi hộp, ngủ dễ vào giấc hơn. Chu kỳ kinh đến đều và đúng ngày, sắc kinh đỏ sẫm, không đau bụng.

Cuối cùng, trầm cảm sau sinh có chữa được không phù thuộc rất nhiều vào thời điểm phát hiện bệnh. Do đó hãy dành sự quan tâm đặc biệt đến phụ nữ sau sinh để hạn chế nguy cơ trầm cảm và những hậu quả không đáng có.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số
HOTLINE
hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.
Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.