Bạn đang theo dõi bài viết chủ đề về Tác dụng của cây la rừng cung cấp tại Đông Y Trường Xuân mong rằng sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong cuộc sống và chăm sóc sức khỏe.
Cây la rừng trong Y Học Cổ truyền là một vị thuốc có tính bình và vị cay, thường ứng dụng trong việc cầm máu, sát trùng và tiêu thũng. Ở bài viết dưới đây, bạn đọc sẽ có thể tìm hiểu cụ thể các thông tin chi tiết liên quan đến cây la rừng và công dụng cây la rừng trong điều trị bệnh.
1.Tìm hiểu tổng quan về cây la rừng
Cây la rừng hay còn thường gọi bởi nhiều cái tên trong dân gian là cây la, cây ngoi, cà pô hức, cây chìa vôi và cây sang mou… Loại cây này có tên khoa học chính thức là Solanum verbascifolium L., thuộc họ Cà Solanaceae.
La rừng thường có kích thước nhỏ đến trung bình, cao khoảng 2.5m – 5m. Toàn bộ cành và lá của cây đều có phủ một lớp lông dày hình sao, màu vàng xám hoặc vàng nhạt. Lá la rừng có hình thuôn với hai đầu nhọn, mọc có khoảng cách. Cả hai mặt lá đều có lông mịn, mặt trên có phần lông dày hơn so với mặt dưới, mép lá nguyên. Cuống lá có chiều dài trung bình từ 2 đến 4cm. Lá cây la rừng thường có mùi thơm hồng bì phảng phất mỗi khi vò nhẹ.
Hoa mọc thành cụm, có hình dạng xim lưỡng phân hoặc xim ngù. Hoa của cây la rừng có hình dạng tương tự như cái chén, có phần lông mềm phủ đầy hoa. Mỗi tràng hoa thường có màu vàng nhạt, đường kính dao động từ 0.5 đến 1.3 cm, có 6 hình cầu, mỗi hình cầu đường kính 6mm và nhiều hạt.
Cây la rừng mọc hoang rất nhiều ở các tỉnh khu vực miền Bắc, đặc biệt là những nơi dãi nắng. Ở vùng đồng bằng gần như không còn loại cây này. Các khu vực trung du và miền núi như Hòa Bình, Cao Bằng, Hà Giang, Yên Bái… có nhiều la rừng mọc hoang.
Nhân dân Việt Nam thường thu hái cây la rừng quanh năm hầu hết các mùa. Lá la rừng tươi sau khi đem về có thể rửa sạch, phơi hoặc sấy khô để sử dụng lâu dài. Vùng thân rễ của cây la rừng cũng được thu hoạch về thái thành nhiều miếng mỏng để phơi khô để bảo quản, dùng dần cả năm. Theo kinh nghiệm dân gian, lá la rừng dạng tươi hoặc khô đều có hiệu quả giống nhau, vì vậy đa số sử dụng phương pháp phơi khô để thuận tiện bảo quản.
2.Cây la rừng và dược tính
Phần lá của cây la rừng có vị hơi đắng và có tính cay ấm. Tác dụng chính của loại lá này là tiêu độc, sát trùng và thanh nhiệt giải độc. Theo dược sĩ Trương Thị Thanh Nga – Giảng viên khoa Cao đẳng Dược TP.HCM thuộc Trường Cao Đẳng Y Dược TP.HCM cho biết: cây la rừng có thành phần solianin, saponozit và một ít tinh dầu, đây là những hoạt chất đem lại các tác dụng trị bệnh của cây. Trong đó, phần vỏ rễ của cây la rừng chứa khoảng 0.3% solasodin.
Ngoài ra, cây la rừng cũng có chứa một số hoạt chất khác như cinnamic, acid vanillic, hay flavonoid. Phần tinh dầu của cây có hương thơm hồng bị nhẹ. Tất cả những hoạt chất này đều góp phần không nhỏ trong tác dụng giải độc thanh nhiệt và sát trùng của la rừng.
3.Công dụng cây la rừng trong điều trị bệnh
Cây la rừng được xem là một vị thuốc quý được ứng dụng rộng rãi trong Y Học Cổ Truyền, công dụng cây la rừng cũng được phổ biến rộng rãi thông qua nhiều bài thuốc Đông Y. Trên thực tế, khoa học hiện đại vẫn chưa có những công bố chính thức về hiệu quả của cây la rừng, nhưng từ ghi chép trong tài liệu Y Học Cổ Truyền, có thể thấy cây la rừng có nhiều tác dụng nhất định.
Điều trị bệnh lòi dom:
Các hoạt chất của cây la rừng có khả năng điều trị các chứng bệnh trĩ ngoại và lòi dom một cách hiệu quả. Hiện nay, la rừng cũng được các bác sĩ tại bệnh viện Hà Giang ứng dụng thử nghiệm trên bệnh nhân bị trĩ ngoại ở giai đoạn đều với kết quả cải thiện đáng kể.
La rừng với tác dụng điều trịbệnh lao hạch:
Dược liệu la rừng có thể tăng khả năng kiểm soát bệnh và các vấn đề liên quan đến lao hạch. Theo kinh nghiệm dân gian từ lâu đời, la rừng đặc biệt khác phục rất tốt chứng kết hạch ở vùng cổ, dù chưa mưng mủ hay đã có mủ. Đặc biệt, lá cây la rừng cũng trở thành dược liệu chính của các bài thuốc điều trị vấn đề lao hạch bởi đặc tính thanh nhiệt – thải độc của nó.
Công dụng cây la rừng trong bệnh bạch cầu hạt:
Bệnh bạch cầu hạt là một trong những bệnh lý có thể điều trị gần như hoàn toàn nhờ bài thuốc từ lá cây la rừng. Để gia tăng hiệu quả và điều trị bệnh dứt điểm, bên cạnh cây la rừng, bệnh nhân cũng cần có sự hỗ trợ và kết hợp các phương pháp của Y Học Hiện Đại nhằm phòng ngừa các biến chứng sau đó.
4. Tổng hợp bài thuốc cây la rừng điều trị bệnh trong Y Học Cổ truyền
Trong hầu hết các bài thuốc, la rừng thường được sử dụng đắp thuốc hoặc sắc thành nước uống để trị bệnh. Trong đó, một số bài thuốc đặc biệt nổi tiếng từ cây la rừng gồm:
La rừng chữa bệnh lòi dom:
Bài thuốc này cần nguyên liệu là một nắm lá la rừng rửa sạch, sau đó ngắt bỏ phần cuống và gần, giã nát, và cuối cùng là sao nóng phần lá trên bếp. Khi phần lá la rừng vẫn còn hơi ấm thì chườm vào vùng bị lòi dom. Bệnh nhân có thể sử dụng nguyên lá hoặc nước cháy lá để cho vào hậu môn.
Thời điểm thực hiện bài thuốc tốt nhất là buổi tối trước khi ngủ. Điều này giúp phần lá la rừng được cố định vị trí, tăng cao hiệu quả điều trị bệnh.
Sử dụng la rừng điều trịchứng đau đầu do thay đổi thời tiết:
Với bài thuốc này, bạn cần rửa sạch phần lá la rừng và ngâm vào nước muối để sát trùng phần lá. Sau đó, đem phần lá sạch này giã nát, trực tiếp đắp la rừng vào 2 bên thái dương. Bạn nên dùng thêm một băng hoặc khăn mềm để giữ lá ở thái dương, tránh bị rơi mất.
Bạn nên đắp lá la rừng trong khoảng 2 tiếng, sau đó nên nghỉ ngơi, đừng đi lại quá nhiều. Bạn có thể áp dụng bài thuốc này trong 5 ngày liên tục để thấy rõ hiệu quả.
Bài thuốc trị bạch cầu hạt bằng la rừng:
Cần chuẩn bị khoảng 20 gram la rừng rửa sạch và sắc với khoảng 500ml nước uống cho đến khi còn một nửa, phần nước uống được chia thành 2 lần uống mỗi ngày. Bạn nên kiên nhẫn và áp dụng bài thuốc liên tục trong ít nhất 1 – 2 tháng, bệnh bạch cầu hạt sẽ có những chuyển biến rất tích cực và có hiệu quả bất ngờ. Tuy nhiên, bài thuốc này thường chỉ áp dụng đối với trường hợp mới phát bệnh ở giai đoạn đầu.
Nhìn chung, cây la rừng cũng là vị thuốc nam hữu ích và được áp dụng phổ biến trong Y Học Cổ Truyền. Bạn đọc nếu đang có các vấn đề sức khỏe được đề cập ở bài viết, việc tham khảo sử dụng cây la rừng cũng là một gợi ý tốt dành cho bạn.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số
HOTLINE
hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.
Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.