Bạn đang theo dõi bài viết chủ đề về Cây rùm nao có tác dụng gì? cung cấp tại Đông Y Trường Xuân mong rằng sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong cuộc sống và chăm sóc sức khỏe.
Cây rùm nao hay còn được gọi là mọt hoặc cánh kiến là một cây thuốc quý có vị đắng hơi chát, tính mát. Rễ cây rùm nao có tác dụng thanh nhiệt lợi thấp, lông và các tuyến trên thân cây có vị đắng được sử dụng để sát trùng nhẹ và cầm máu. Ngoài ra, cây rùm nao còn được sử dụng là vị thuốc trong điều trị tẩy sán, chữa động kinh, ỉa chảy,…
1. Thông tin về cây rùm nao
Cây rùm nao hay còn được gọi là mọt hoặc cánh kiến và có tên khoa học là mallotus philippinensis muell, thuộc họ thầu dầu – Euphorbiaceae. Cây rùm nao là một vị thuốc quý với dạng cây nhỡ cao chừng 5-10 mét. Cành cây non có lông màu gỉ sắt. Lá cây rùm nao mọc so le có 3 gân gốc, mặt dưới của lá phủ lông trắng mềm hình sao và có nhiều tuyến. Lá non có màu hồng tím, gần cuống lá có 2 tuyến, lá rùm nao thường rụng sớm. Hoa rùm nao nhỏ, đơn tính và mọc cùng gốc. Các cụm hoa đực mọc thành bông ở nách lá hoặc đầu cành. Những cụm hoa cái cũng là bông ở đầu cành. Hoa rùm nao đực có từ 16-32 nhị, còn hoa cái có bầu 2-3 ô phủ lông mềm màu đỏ tươi. Quả nang của cây rùm nao có hình cầu dẹt làm thành 3 múi, phủ nhiều lông lẫn với nhiều tuyến màu đỏ. Khi quả rùm nao chín sẽ nứt thành 3 mảnh. Hạt rùm nao hình cầu hoặc hình trứng có màu đen. Quả rùm nao thường mọc vào tháng 4 hoặc tháng 5 hàng năm.
Rùm nao được phân bố ở nhiều nơi như Trung Quốc, Ấn Độ, châu Úc và các nước Đông dương, Malaysia, Philipin,… Ở Việt Nam, cây rùm nao thường mọc hoang ở rìa rừng nhiều nơi. Khí mùa quả chín, thu quả vào một cái rây và xoa quả vào rây để lấy được lớp lông đỏ ở người, từ đó thu được một thứ bột mịn màu đỏ. Vỏ và rễ có thể thu hoạch quanh năm. Các bộ phận được sử dụng để làm vị thuốc như rễ, vỏ cây và lông bao phủ xung quanh quả.
2. Cây rùm nao có tác dụng gì?
Cây rùm nao có vị hơi đắng, chát và có tính mát. Rễ rùm nao có tác dụng thanh nhiệt, lợi thấp. Các tuyến và lông trên thân quả có vị đắng, do vậy có tác dụng sát trùng tẩy nhẹ và cầm máu.
Vỏ của cây rùm nao cũng có tác dụng thu liễm. Các hoạt chất chính có trong hạch và lông của quả rùm nao là một màu kết tinh hình phiến mỏng hay còn được gọi là rotierin, malotoxin hay kamalin. Tại các nước, họ thường sử dụng hạch và lông của cây rùm nao để làm thuốc chữa sán, bởi vì ưu điểm của nó có tác dụng tẩy luôn, dễ uống, đặc biệt là không gây buồn nôn.
Liều dùng đối với trẻ em là uống 2 gram bột chia làm 2 lần uống và mỗi lần cách nhau 30 phút. Người lớn, ngày uống 6-12 gram và cũng chia làm hai lần uống, mỗi lần cách nhau 30 phút. Ngoài ra, trong cây rùm nao còn có chứa một loại chất nhựa đỏ, một chất nhựa màu vàng và cả một chất có tinh thể màu vàng và sáp.
Rễ cây rùm nao được sử dụng để điều trị lỵ cấp tính, hầu họng sưng đau, vỏ rùm nao ỉa chảy và động kinh. Lông và các tuyến của quả rùm nao được sử dụng trong tẩy sán dây, giun mỏ và điều trị phù thũng. Bên cạnh đó còn dùng để điều trị giang mai và các bệnh ngoài da như mụn nhọt hoặc ghẻ ngứa. Ở Ấn Độ, bột rùm nao được coi như thuốc tránh thai, được sử dụng trong phòng ngừa mang thai ngoài ý muốn mà yếu tố chống thụ thai người ta cho rằng đó là rottlerin.
3. Vị thuốc rùm nao trong điều trị các bệnh lý
Các rùm nao chữa bệnh gì? Các bài thuốc có sử dụng vị thuốc rùm nao trong điều trị các bệnh lý bao gồm:
- Tẩy sán và giun mỏ: Sử dụng bột rùm nao mỗi ngày khoảng 2-6 gram trộn với một ít bột gạo rang, uống hỗn hợp ngày 2 lần và mỗi lần cách nhau 30 phút.
- Điều trị động kinh: Theo kinh nghiệm dân gian, các vị thuốc điều trị động kinh bao gồm vỏ thân cây rùm nao 10 gram, rễ găng trâu 5gram, sắc hỗn hợp trên uống làm 1 lần trong ngày.
- Điều trị ỉa chảy: Sử dụng từ 6-12 gram vỏ thân cây rùm nao, sau đó sao vàng và sắc uống.
Tóm lại, cây rùm nao hay còn được gọi là mọt hoặc cánh kiến là một cây thuốc quý có vị đắng hơi chát, tính mát. Rễ cây rùm nao có tác dụng thanh nhiệt lợi thấp, lông và các tuyến trên thân cây có vị đắng và được sử dụng để sát trùng nhẹ và cầm máu. Bên cạnh đó, cây rùm nao còn được sử dụng là vị thuốc trong điều trị tẩy sán, chữa động kinh và ỉa chảy,… Tuy nhiên, trước khi sử dụng các bài thuốc từ rùm nao, bạn cần tham khảo ý kiến của các bác sĩ Y Học Cổ Truyền để được tư vấn cũng như có phác đồ điều trị phù hợp.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số
HOTLINE
hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.
Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.