Cây hột mát có tác dụng gì?

Cây hột mát có tác dụng gì?

Bạn đang theo dõi bài viết chủ đề về Cây hột mát có tác dụng gì? cung cấp tại Đông Y Trường Xuân mong rằng sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong cuộc sống và chăm sóc sức khỏe.

Cây hột mát hay còn được biết đến với tên gọi khác là cây thàn mát, với sắc hoa màu tím nhạt đặc trưng. Vậy cây hột mát có tác dụng gì, có được dùng làm dược liệu không?

1. Đặc điểm chung của cây hột mát

Cây hột mát còn có tên gọi khác là cây thàn mát, cây xa. Tên khoa học của cây hột mát là antheroporum pierrei gagnep, thuộc họ cánh bướm. Đây là loại cây lớn, có chiều cao trung bình từ 8 – 24m, với các đặc điểm lá, hoa, quả như sau:

  • Lá: Lá kép lông chim, số lượng lá từ 5 – 7 lá hoặc 9 lá chét, các lá mọc đối nhau. Phiến lá chét dai và nhẵn, rộng khoảng 3 – 4cm, dài khoảng 7-11cm. Cuống lá chét dài khoảng 6 – 7mm.
  • Hoa: Hoa có màu tím nhạt hoặc hồng, thường mọc thành từng chùm ở đầu cành hoặc kẽ lá.
  • Quả: Hình quả giáp, dài khoảng 6cm, rộng khoảng 3,5cm và không có cuống. Mỗi quả chỉ có 1 hạt, hạt giống quả trứng, có màu đỏ nâu và bóng.

Cây hột mát thường mọc hoang trong rừng núi ở nước ta, phổ biến nhất là các tỉnh Nam Trung Bộ. Ngoài ra, người dân ở tỉnh Bắc Trung Bộ thường trồng cây hột mát xung quanh vườn. Cây thường được thu hái vào tháng 5 hoặc tháng 6.

cây hột mát
Cây hột mát thường xuất hiện tại khu vực vùng Nam Trung Bộ

2. Cây hột mát có tác dụng gì?

Các nhà khoa học đã nghiên cứu và tìm thấy trong cây hột mát có chứa một số chất hóa học như: gôm, dầu, nhựa (có độc đối với cá). Ngoài ra, còn phát hiện thành phần trong cây hột mát gồm các hợp chất sau:

  • Rotenon: Đây là chất có tinh thể hình lăng trụ, tan chảy ở nhiệt độ là 2570 độ C, không tan trong nước. Tác dụng với axit sunfuric có màu vàng đỏ.
  • Chất có tinh thể hình kim và màu vàng, tan chảy ở nhiệt độ là 195 độ C. Khi cho tác dụng với axit sunfuric thì có màu đỏ máu, không gây độc với cá.
  • Saponin: Trong đó, một saponin có độc tính trung bình và một saponin có tính axit.

Với những thành phần hóa học nêu trên, các nhà nghiên cứu phát hiện khi cho bột được tán từ cây hột mát vào nước nuôi cá thì thấy cá bị kích thích trong thời gian ngắn, sau đó cá bị say nhưng tùy thuộc vào cá to hoặc nhỏ thời gian say sẽ dài hoặc ngắn, nhưng cuối cùng đều dẫn đến cá chết.

Tuy nhiên, chất độc của cây hột mát chỉ tập trung ở lá mầm chứ không có ở vỏ hạt. Với độc tính này, cây hột mát được dùng để duốc cá và thuốc diệt sâu bọ đối với hoa màu.

Hiện nay, cây hột mát chỉ được sử dụng để làm thuốc diệt sâu bọ và duốc cá chứ không được dùng làm dược liệu do có chứa độc tính.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số
HOTLINE
hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.
Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.