Bạn đang theo dõi bài viết chủ đề về Bài thuốc từ cây mận cung cấp tại Đông Y Trường Xuân mong rằng sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong cuộc sống và chăm sóc sức khỏe.
Mận là một loại quả được nhiều người yêu thích trong mùa hè. Theo Y Học Cổ Truyền, có nhiều bộ phận của cây mận như quả, nhân hạt, rễ, vỏ rễ, nhựa, lá,… đều có tác dụng chữa bệnh. Vậy công dụng của mận là gì?
1. Công dụng của mận là gì?
Mận còn có tên là lý tử, lý thực,… đây là một loại cây nhỡ, cành ngắn có màu nâu đỏ hồng. Lá mận nhọn ở cả hai đầu, mặt trên nhẵn, mặt dưới lá hơi có lông ở gân.
Hoa mận màu trắng, cánh hoa hình trứng ngược. Nhân hạt nhẵn, có màu sắc thay đổi từ tím, bồ quân, vàng lục, thường có một rãnh bên. Mùa ra hoa của cây mận từ tháng 12 – 1, quả chín vào tháng 5 – 7, là một loại quả thông dụng được nhiều người yêu thích.
Quả mận còn được biết đến là một vị thuốc trong Y Học Cổ Truyền, có tên gọi là lý tử, thịt quả chứa các acid amin như asparagine, glycine, serine, alanine, glutamine cùng với đường, acid hữu cơ, vitamin C…
Theo Y Học Cổ Truyền, quả mận có vị ngọt, chua, tính bình, đi vào hai kinh can, thận. Quả mận có công dụng thanh can, điều nhiệt, giải độc, hoạt huyết, sinh tân, chỉ khát, lợi thủy. Được sử dụng trong điều trị các chứng hư lao, nóng trong xương, chữa tiểu đường, bụng tích nước, bệnh gan, thủy thũng. Người tỳ vị hư không nên dùng quả mận.
Hạt mận là vị thuốc lý tử nhân, hay lý hạch nhân, có chứa các chất amygdalin. Theo Y Học Cổ Truyền, vị thuốc lý tử nhân có vị ngọt, đắng, tính bình, đi vào kinh can. Lý tử nhân có tác dụng hoạt huyết, tán ứ, nhuận tràng thông tiện. Nó được sử dụng trong các trường hợp bầm tím, sưng đau do vấp ngã, các chứng ho đàm, thủy khí ủng trệ, đại tiện bí táo.
Người tỳ vị yếu, đi ngoài phân lỏng, thận hư, di tinh, phụ nữ có thai không nên dùng lý tử nhân.
Lá mận là vị thuốc có tên gọi là lý thụ diệp có vị ngọt, chua, tính bình, được sử dụng trong điều trị các chứng sốt cao, kinh giật ở trẻ, tác dụng giảm ho, điều trị các vết thương. Có thể sắc uống với liều dùng 8-12g lá khô. Dùng ngoài có thể nấu lấy nước, bỏ bã tắm cho trẻ hoặc giã lá mận tươi lấy nước cốt thấm vào chỗ sưng đau.
Nhựa cây mận là vị thuốc có tên gọi lý thụ giao thường dùng nhựa khô ở thân cây mận. Nhựa mận thường được sử dụng trong điều trị mắt có màng, tác dụng giảm đau, tiêu sưng, thúc sởi mọc. Liều dùng nhựa mận từ 8-16g sắc uống.
Rễ mận là vị thuốc có tên gọi lý căn thường được thu hoạch vào tháng 9-10 hàng năm. Theo Y Học Cổ Truyền rễ mận có tính mát, hơi lạnh, vị đắng, sáp. Vị thuốc lý căn có tác dụng thanh nhiệt giải độc, được dùng trong điều trị các chứng tiểu buốt, tiểu rắt do thấp nhiệt, các trường hợp đi lỵ ra máu.
Rễ mận cũng được sử dụng trong điều trị trẻ em bị sốt nóng, mụn nhọt, đan độc. Có thể sử dụng dưới dạng thuốc sắc uống ngày 8-12g. Khi sử dụng điều trị bên ngoài sao tồn tính, nghiền thành bột, đắp hoặc rắc lên vết đau.
Vỏ rễ mận thường được gọi là lý căn bì, là phần vỏ trắng rễ cây mận. Theo Y Học Cổ Truyền, lý căn bì có vị đắng, mặn, tính lạnh, quy kinh can. Vỏ rễ mận có tác dụng thanh nhiệt, giải trừ uất nhiệt do phong mộc, điều trị tiểu đường, tâm phiền, có thể hạ khí trong chứng bôn đồn khí ngược lên, điều trị các trường hợp khí hư, đau răng, lở loét…
Liều dùng của vỏ rễ mận là từ 8-12g, sắc uống. Có thể sắc đặc lý căn bì để ngậm rồi nuốt hoặc lấy nước thấm đắp bên ngoài chỗ tổn thương (sang lở).
2. Một số bài thuốc từ cây mận
- Vết thương do côn trùng đốt: Sử dụng hạt mận rửa sạch, giã nát rồi đắp lên vết thương trong 5 phút rồi rửa sạch, ngày đắp như vậy 2 lần.
- Hỗ trợ điều trị đái tháo đường: Dùng 0,5kg quả mận tươi, đem rửa sạch, bỏ hạt, ép lấy nước, chia uống 3 lần trong ngày, dùng liền 10 ngày.
- Giảm đau nhức răng: Dùng 30g rễ mận, sắc đặc với 100ml nước, dùng nước này để ngậm 5 – 7 phút vào buổi sáng, chiều và buổi tối trước khi đi ngủ, ngậm 5 ngày liền.
- Tác dụng nhuận tràng: Sử dụng nhân hạt mận 10g, hạnh nhân 10g, đào nhân 10g. Sắc các vị thuốc này với 700ml, cho đến khi còn 250ml, chia ra uống 2 lần trong ngày, dùng liền 10 ngày.
- Chữa đau nhức xương khớp khi thời tiết thay đổi: Sử dụng lá mận 50g, lá đào, lá si, lá thài lài tía, lá dâm bụt mỗi thứ 30g. Các lá này đem rửa sạch, giã nhỏ, sau đó sao vàng ngâm với rượu 10 – 15 ngày. Sử dụng rượu này để xoa bóp chỗ đau ngày 2 lần.
- Làm đẹp da mặt: Sử dụng 250g quả mận tươi, rửa sạch, bỏ hạt, giã nát, ép lấy nước sau đó hoà với 250ml rượu gạo, đựng hỗn hợp này trong lọ kín để dùng dần, mỗi lần 10 – 20ml, ngày uống 2 lần.
Trên đây là những công dụng nổi bật từ cây mận, bạn có thể tham khảo và ứng dụng vào trong cuộc sống để cải thiện sức khỏe.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số
HOTLINE
hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.
Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.