Bạn đang theo dõi bài viết chủ đề về Bấm huyệt chữa bệnh trĩ tác dụng đến đâu? cung cấp tại Đông Y Trường Xuân mong rằng sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong cuộc sống và chăm sóc sức khỏe.
Bệnh trĩ là một căn bệnh khá phổ biến hiện nay, căn bệnh này tuy không nguy hiểm tới tính mạng, nhưng nó gây ra không ít phiền toái cho người bệnh. Ngoài các phương pháp điều trị bằng Y Học Hiện ại, chữa bệnh trĩ bằng bằng cách bấm huyệt và sử dụng thuốc theo Y Học Cổ Truyền cũng được rất nhiều người tin dùng.
1. Quan niệm của Y Học Cổ Truyền về bệnh trĩ
Theo Y Học Cổ Truyền, nguyên nhân gây bệnh trĩ là do khí huyết ở vùng đại trường bị trì trệ, khiến cho cơ nhục yếu, mạch lạc bị tổn thương. Từ đó mới sinh ra chứng huyết ứ, làm cho mạch lạc bị phình giãn và sa ra ngoài hình thành búi trĩ. Nhiều bệnh nhân bị trĩ có hiện tượng chảy máu khi đại tiện là do huyết ứ lâu ngày mà ra.
Nguyên nhân khác gây bệnh trĩ là do ăn uống không điều độ, uống nhiều rượu quá mức, ăn thức ăn có nhiều chất béo. Hơn nữa, nếu như bạn thường xuyên ngồi lâu, ít vận động sẽ làm cho thấp tụ lại, hay khi buồn đi vệ sinh mà không đi ngay gây ra tình trạng táo bón, phải rặn nhiều, lâu ngày dẫn tới bệnh trĩ.
Theo Y Học Cổ Truyền, bệnh trĩ có thể chia thành các thể khác nhau như sau:
Thể khí trệ huyết ứ có các triệu chứng như sau:
- Đại tiện ra máu tươi
- Trông mệt mỏi, ăn ngủ kém.
- Phân khi táo khi nát thất thường, trĩ sa ra ngoài.
- Chất lưỡi nhạt, rêu lưỡi mỏng, mạch tế vô lực.
Thể thấp nhiệt ở đại tràng có các triệu chứng như:
- Đại tiện ra máu có màu đỏ tươi, đau rát ở hậu môn.
- Đau quặn bụng, táo bón, đại tiện bí khó đi, mót rặn, tiểu tiện vàng, sẻn.
- Chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch huyền, tế, sác.
Thể khí hư hạ hãm có các triệu chứng như:
- Thể bệnh này hay gặp ở những bệnh nhân lớn tuổi, bệnh kéo dài lâu ngày, búi trĩ sa ra ngoài không tự co lên được, kèm theo với sa niêm mạc trực tràng.
- Ít chảy máu tươi khi đại tiện hơn các thể trên, phân nát màu nhạt.
- Tinh thần người bệnh luôn mệt mỏi, người suy nhược, hụt hơi, váng đầu, ăn ngủ kém.
- Chất lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng mỏng.
- Mạch trầm, tế, nhược.
2. Cách chữa bệnh trĩ không dùng thuốc theo Y Học Cổ Truyền
2. 1. Đi vệ sinh đúng cách
Việc đi vệ sinh đúng cách tưởng chừng rất đơn giản nhưng lại là một phương pháp chữa bệnh trĩ đơn giản mà không phải ai cũng thực hiện đúng. Bạn nên tập luyện thói quen đi đại tiện vào một giờ cố định trong ngày. Tuyệt đối không được nhịn đi đại tiện, làm vậy dễ dẫn đến táo bón, khiến cho việc tống đẩy phân ra ngoài gặp nhiều khó khăn và bệnh trĩ sẽ nặng hơn.
Ngồi trong nhà vệ sinh quá lâu cũng sẽ làm gia tăng áp lực lên vùng hậu môn, khiến cho búi trĩ phát triển. Vì vậy, bạn không nên ngồi lâu trong nhà vệ sinh. Đối với một số người có thói quen sử dụng điện thoại, xem phim khi đi vệ sinh thì cần phải bỏ ngay thói quen xấu này.
2. 2. Vệ sinh hậu môn thường xuyên
Khi búi trĩ bị sa ra ngoài sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công, dễ gây viêm nhiễm. Do đó bạn nên thường xuyên ngâm hậu môn trong nước ấm có pha chút muối, làm vậy vừa giúp vệ sinh hậu môn vừa có tác dụng thúc đẩy quá trình lưu thông máu.
Ngoài ra, các cách chữa bệnh trĩ dân gian khác bạn có thể sử dụng như: Dùng lá hẹ, rau diếp cá… để xông búi trĩ cũng có tác dụng khá hiệu quả. Các nguyên liệu tự nhiên này có khả năng kháng viêm, kháng khuẩn giúp hạn chế tối đa tình trạng viêm nhiễm.
2. 3. Tập thể dục đều đặn
Việc vận động, tập thể dục thể thao không chỉ giúp cho bạn có tinh thần thoải mái mà còn tăng cường hoạt động của nhu động ruột, hỗ trợ cho hoạt động tiêu hóa, hạn chế được tình trạng táo bón.
Các bài tập nhẹ nhàng sẽ giúp cho khí huyết lưu thông dễ dàng, duy trì cân nặng giúp hạn chế áp lực lên vùng hậu môn. Đây không chỉ là một cách điều trị bệnh trĩ mà còn là một biện pháp nâng cao sức khỏe.
2. 4. Cách bấm huyệt chữa bệnh trĩ
Châm cứu, bấm huyệt có tác dụng điều hòa khí huyết trong cơ thể, giữ cho các cơ thành mạch được vững chắc và mạnh mẽ. Các huyệt dùng điều trị bệnh trĩ gồm có:
- Huyệt Bách Hội: Vị trí huyệt nằm ở giữa đỉnh đầu, nơi giao nhau giữa đường nối đỉnh hai vành tai và đường dọc giữa cơ thể.
- Huyệt Hợp Cốc: Vị trí huyệt nằm trên mu bàn tay.
- Huyệt Trường Cường: Vị trí huyệt nằm ở hạ bộ của thân thể.
- Huyệt Đại Chùy: Huyệt này nằm ở phần sau cổ.
- Huyệt Hội Dương: Vị trí huyệt nằm ở hai bên xương cụt.
- Huyệt Mệnh Môn Hỏa: Huyệt nằm giữa đốt sống thắt lưng L2 – L3.
Tất cả các huyệt trên đều có tác dụng chữa bệnh trĩ. Khi day bấm các huyệt này, cần làm cho nó nóng lên để thu được hiệu quả như mong muốn.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số
HOTLINE
hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.
Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.