Bạn đang theo dõi bài viết chủ đề về Bấm huyệt chữa đột quỵ có phục hồi được không? cung cấp tại Đông Y Trường Xuân mong rằng sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong cuộc sống và chăm sóc sức khỏe.
Đột quỵ là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ hai trên toàn thế giới và đứng hàng đầu ở các quốc gia có mức thu nhập trung bình trong đó có Việt Nam. Nếu may mắn qua khỏi, đột quỵ cũng để lại nhiều di chứng nặng nề ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Một số phương pháp điều trị Y Học Cổ Truyền, bấm huyệt chữa đột quỵ có thể giúp bệnh nhân phục hồi được không?
1. Đột quỵ là gì?
Đột quỵ não (đột quỵ) hay còn gọi là tai biến mạch máu não (tai biến) là tình trạng tổn thương não cấp tính do mạch máu không còn lưu thông đến não vì mạch máu bị tắc nghẽn bởi huyết khối hoặc cụ tắc ở động mạch não hoặc do mạch máu bị vỡ, rò rỉ trong não.
Theo Y Học Cổ Truyền, đột quỵ được gọi là trúng phong và được chia thành 2 thể: Trúng phong kinh lạc và trúng phong tạng phủ.
Đột quỵ có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng và ảnh hưởng đến người bệnh, gây tàn tật, rối loạn chức năng vận động và cảm giác và tử vong. Đặc điểm lâm sàng chung của những người bị đột quỵ là bệnh khởi phát đột ngột: bệnh nhân đang làm việc, sinh hoạt bình thường đột nhiên xuất hiện các triệu chứng đột quỵ như liệt hoặc biểu hiện vụng về nửa người hoặc liệt đối xứng; nuốt khó; rối loạn thăng bằng; rối loạn ngôn ngữ, mất cảm giác, thị giác, cảm giác chóng mặt;…
2. Đột quỵ được điều trị như thế nào?
Đột quỵ là một tình trạng cấp cứu ưu tiên, đòi hỏi đội ngũ y bác sĩ phải phản ứng một cách nhanh chóng trong điều trị với mục tiêu tăng lượng máu lên não, ngăn ngừa tử vong và giảm thiểu tàn phế.
Các điều trị cụ thể bao gồm:
- Đánh giá tình trạng hô hấp, tuần hoàn và bổ sung oxy phù hợp;
- Kiểm soát đường máu, huyết áp,thân nhiệt;
- Tái tưới máu não bằng cách sử dụng thuốc tiêu sợi huyết và/hoặc bằng dụng cụ trong lòng mạch với trường hợp bị tắc mạch;
- Điều trị kết hợp với thuốc chống kết tập tiểu cầu, thuốc chống phù não, chống động kinh,…
Ngoài cấp cứu bằng phương pháp Tây Y, có thể hỗ trợ Y Học Cổ Truyền như chích nặn máu huyệt Nhân Trung hoặc Thập Nhị Tĩnh Huyệt.
Trong giai đoạn đột quỵ cấp, bấm huyệt chữa tai biến không hiệu quả; nhưng việc châm cứu bấm huyệt có ý nghĩa rất lớn trong dự phòng và phục hồi chức năng đột quỵ. Như đã trình bày ở trên, đột quỵ là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ hai thế giới. Các trường hợp đột quỵ sống sót cũng có nguy cơ di chứng cao và là gánh nặng lớn cho xã hội và gia đình. Vì thế việc điều trị cho bệnh nhân đột quỵ cần có sự phối hợp nhịp nhàng của nhiều chuyên khoa như hồi sức nội khoa tích cực, ngoại thần kinh, chẩn đoán hình ảnh và x-quang can thiệp, vật lý trị liệu và phục hồi chức năng.
Xem ngay: Tại sao không nên bấm huyệt nhân trung với bệnh nhân đột quỵ?
3. Bấm huyệt chữa đột quỵ được không?
Đột quỵ trong giai đoạn cấp nên ưu tiên sử dụng các biện pháp cấp cứu của Y Học Hiện Đại. Giai đoạn phục hồi di chứng nên kết hợp xoa bóp bấm huyệt với tập Phục Hồi Chức Năng và sử dụng thuốc như vitamin nhóm B liều cao, các thuốc tăng cường tuần hoàn máu lên não và thuốc bổ thần kinh. Dự phòng đột quỵ có ý nghĩa rất to lớn với hai mục tiêu là ngăn ngừa đột quỵ xuất hiện và ngăn ngừa đột quỵ tái phát.
Bấm huyệt kinh lạc là một phần của Y Học Cổ Truyền Trung Quốc dựa trên thuyết bấm huyệt kinh lạc với thuyết âm dương trong triết học phương Đông. Đây là kỹ thuật bấm huyệt bằng ngón tay ấn vào các điểm Kinh mạch trong luồng khí của cơ thể dưa trên nguyên lý như châm cứu. Bấm huyệt chống đột quỵ là một hình thức của liệu pháp tổng thể giúp cải thiện sự tưới máu mô, từ đó cải thiện chức năng vận động ở bệnh nhân đột quỵ. Thông qua việc cải thiện lưu lượng khí, bệnh nhân đột quỵ có thể tăng chức năng của chi trên bị ảnh hưởng và giúp bệnh nhân cải thiện các hoạt động sinh hoạt hàng ngày. Cuối cùng, bấm huyệt chống đột quỵ thúc đẩy sự lưu thông tốt hơn của dòng khí và trạng thái cân bằng của dương âm để giúp cải thiện tinh thần, chống trầm cảm ở bệnh nhân đột quỵ. Như vậy, bấm huyệt chống đột quỵ có thể được sử dụng cho bệnh nhân đột quỵ để dự phòng và cải thiện các hậu quả của đột quỵ. Cụ thể, một số nghiên cứu đã chứng minh hiệu quả của bấm huyệt chống đột quỵ giúp cải thiện chức năng chi trên và giảm trầm cảm ở bệnh nhân sau đột quỵ.
Các nhóm huyệt thường dùng như sau:
- Huyệt ở tay: theo quan điểm Y Học Cổ Truyền, chăm sóc bàn tay giống như chăm sóc sức khỏe của bạn, vì bàn tay có các huyệt đạo liên quan đến nhiều cơ quan trong thể. Đối với bệnh nhân đột quỵ, bấm các huyệt Kiên ngung, Kiên tỉnh, Tý nhu, Khúc trì, Hợp cốc, Bát tà, Nội quan… có tác dụng trong hỗ trợ phục hồi chức năng sau đột quỵ.
- Huyệt ở chân: Tương tự như bàn tay, có rất nhiều vị trí huyệt trên bàn chân, mỗi huyệt có tác dụng khác nhau và có mối quan hệ chặt chẽ với sức khỏe con người. Trong bấm huyệt chữa đột quỵ, các huyệt cần tập trung là Hoàn khiêu, Phong thị, Dương lăng tuyền, Âm lăng tuyền, Huyết hải, Túc tam lý, Phong long, Tam âm giao, …
- Huyệt ở vùng đầu mặt cổ: Bách hội (chính giữa đỉnh đầu), Hạ quan, Giáp xa, Địa thương, Thượng liêm tuyền, Thiên đột…
Như vậy, hậu quả của đột quỵ thường rất nghiêm trọng, có thể gây ra thương tổn vĩnh viễn. Phục hồi chức năng là một phần quan trọng của quá trình phục hồi sau đột quỵ và bấm huyệt chống đột quỵ được coi như một phương pháp hiệu quả.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số
HOTLINE
hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.
Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.