Bèo hoa dâu có tác dụng gì?

Bèo hoa dâu có tác dụng gì?

Bạn đang theo dõi bài viết chủ đề về Bèo hoa dâu có tác dụng gì? cung cấp tại Đông Y Trường Xuân mong rằng sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong cuộc sống và chăm sóc sức khỏe.

Bèo hoa dâu có tên khoa học là Azollaceae, độc chi Azolla. Cây sống trên mặt nước, ao hồ nước ngọt, có lá nhỏ hình xuyến màu xanh lá cây. Bèo hoa dâu có công dụng chữa ho, sốt và bí tiểu tiện. Ngoài ra, đây cũng là nguồn phân xanh để bón cho lúa và làm thức ăn cho gia cầm.

1. Đặc điểm chung của bèo hoa dâu

1.1. Mô tả chung về bèo hoa dâu

Đây là loại dương xỉ, sống thuỷ sinh, nổi trên mặt nước, ao hồ nước ngọt, có lá nhỏ hình xuyến màu xanh lá cây. Rễ của bèo hoa dâu chìm hoàn toàn dưới nước, lá nổi trên mặt nước. Khi nước cạn, bèo nhanh chóng bị khô héo dẫn đến chết. Thân bèo hoa dâu rất ngắn mang rễ dài thành sợi hình chùm, không có rễ phụ. Lá xếp rất sít nhau thành hai hàng kết lợp, màu lục hoặc màu đỏ tía, chia 2 thùy, thùy trên nồi bất thụ, thùy dưới chìm trong nước, có tác dụng sinh sản.

Ổ túi bào tử hay bào tử quả có dạng hình cầu, mang các túi bào tử to và nhỏ, túi bào tử to mang nhiều phao nổi.

1.2. Địa điểm phân bố, sinh thái

Bèo hoa dâu có 2 loại là Azolla imbricata (Roxb.) Nakai và A. caroliniana Willd, ở nước ta thì hai loại này thường mọc lẫn với nhau. Loài thứ nhất có kích thước thường lớn hơn so với loài thứ 2.

Cây mọc hoang dại trên các ruộng lúa, ao hồ và cũng được trồng làm phân xanh bón lúa và làm thức ăn cho gia cầm. Bèo hoa dâu có khả năng sinh sản rất nhanh, tạo thành một thảm màu lục trên mặt nước. Địa điểm phân bố là một số nước thuộc vùng Đông Á cho đến Đông Nam Á và Nam Á.

Bộ phận dùng là toàn cây bèo hoa dâu.

2. Bèo hoa dâu có tác dụng gì?

  • Tác dụng của bèo hoa dâu trong lọc kim loại nặng của nước thải: Một nghiên cứu được thực hiện bằng cách thả bèo hoa dâu trên môi trường nuôi có thủy ngân, crom với các nồng độ lần lượt là 0,1; 0,5 và 1mg/lít. Sau 12 ngày, sự phát triển của bèo giảm 20 – 31% so với lô đối chứng nhất là trong môi trường có thủy ngân. Mặt khác, hàm lượng kim loại nặng trong môi trường giảm hẳn.
  • Tác dụng của bèo hoa dâu trong kháng vi sinh vật và tác dụng lợi tiểu: Tác dụng này tương đối yếu.
  • Tác dụng của bèo hoa dâu trên hệ miễn dịch: Chế phẩm là Phylamin từ bèo hoa dâu với công dụng tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ điều trị ung thư.

3. Vị thuốc bèo hoa dâu

  • Tính vị: Vị cay, tính lạnh.
  • Quy kinh: Vào các kinh phế và bàng quang.
  • Công dụng: Phát hãn giải biểu, thấu chẩn chỉ dương, lợi thủy tiêu thũng.
  • Bèo hoa dâu được sử dụng trong dân gian với công dụng điều trị sốt, ho và bí tiểu tiện. Liều dùng hàng ngày là 6 – 15g toàn cây, sắc uống. Dùng tươi, có thể đến 60g.
  • Ngoài ra, bèo hoa dâu cũng được sử dụng làm nguồn phân xanh trong nông nghiệp và làm thức ăn cho gia cầm.

4. Các bài thuốc có vị thuốc bèo hoa dâu

4.1. Bài thuốc chữa hen suyễn

  • Chuẩn bị 100g bèo hoa dâu cắt bỏ rễ, lá vàng, rửa sạch, ngâm nước muối loãng trong 5 đến 10 phút, vớt ra để ráo nước sau đó giã hoặc xay lấy nước, hòa thêm với nước lọc và xirô chanh cho vừa đủ 100ml.
  • Uống 2 – 3 lần/ngày trong thời gian 10 ngày sẽ đỡ dần. Trong thời gian đầu khi mới uống có thể thấy ngứa cổ trong vòng 10 phút, nhưng sau quen dần và hết ngứa.

4.2. Bài thuốc chữa bệnh eczema

  • Tuỳ vào vùng da bị bệnh để có số lượng bèo cái tía.
  • Chuẩn bị bèo hoa dâu rửa sạch, giã nát, thêm ít muối, đắp cả nước lẫn cái lên chỗ bị eczema.
  • Đồng thời, kết hợp uống bèo cái khô 30g với bồ công anh 20g, kim ngân hoa 20g, thổ phục linh 15g, ké đầu ngựa (phải sao hết lông) 15g và kinh giới 10g.
  • Uống 1 thang/ngày trong thời gian liên tục từ 7 đến 10 ngày.

4.3. Bài thuốc điều trị viêm xoang mũi mãn tính

  • Chuẩn bị: Bèo hoa dâu 10g, kim ngân hoa 8g, hoàng cầm 5g, bạch chỉ 5g và cam thảo 4g. Sau khi chuẩn bị thì sắc nước uống 1 thang/ngày thay trà và uống dài ngày.

4.4. Bài thuốc điều trị tiểu buốt, đái dắt

  • Chuẩn bị: Bèo hoa dâu sao khô, mã đề, lá cối xay, kim tiền thảo, râu ngô mỗi vị 20g cùng với kim ngân hoa, kim tiền thảo, tỳ giải mỗi vị 10g đem sắc uống.

4.5. Bài thuốc điều trị viêm thận cấp tính

  • Chuẩn bị: Bèo hoa dâu 60 – 70g và đậu đen (sao lên) 30 – 40g, sắc uống thay trà hàng ngày.

4.6. Bài thuốc điều trị cảm nóng

  • Đối tượng sử dụng là những người bị cảm nóng với đầu, mặt sưng, ngứa, mắt đau, kèm theo nổi mẩn ngứa, sưng phù khắp người.
  • Chuẩn bị bèo hoa dâu bỏ rễ, bạc hà, kinh giới, mỗi thứ một nắm tươi (30g) sắc nước uống hoặc xông.

4.7. Bài thuốc làm đẹp da

Bèo hoa dâu được xem là vị thuốc giúp làm đẹp, làm mặt nạ trắng da.

  • Cách 1:Lấy bèo hoa dâu về, bỏ hết phần rễ, lá vàng, rửa sạch, phơi khô trong bóng râm rồi tán mịn nhỏ. Sau đó lấy mật ong hòa với bột bèo cái, dùng làm mặt nạ, để qua đêm.
  • Cách 2: Dùng bột bèo hoa dâu trộn với chút giấm với nồng độ vừa phải, đắp hỗn hợp này lên mặt để làm trắng, mịn da.
  • Cách 3: Dùng bèo hoa dâu tươi, bỏ rễ, rửa sạch, ngâm muối rồi giã nát, cho thêm một chút muối và đắp vào những vị trí xuất hiện mụn trứng cá, ngày 1 lần và vào trước khi đi ngủ. Bạn cần chú ý lấy một lượng vừa phải để thoa tùy theo từng nốt mụn trứng cá trên da của mình.

Hy vọng những thông tin trong bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về cây bèo hoa râu có tác dụng gì? Trước khi sử dụng bạn cần có sự tư vấn của bác sĩ để nâng cao hiệu quả điều trị và tránh được các tác dụng phụ không mong muốn.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số
HOTLINE
hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.
Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.