Bạn đang theo dõi bài viết chủ đề về Biểu hiện suy nhược cơ thể của phụ nữ sau sinh và cách chữa từ thiên nhiên cung cấp tại Đông Y Trường Xuân mong rằng sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong cuộc sống và chăm sóc sức khỏe.
Bài viết bởi Bác sĩ Trần Bích Ngọc – Bác sĩ Y Học Cổ Truyền – Trung tâm Y Học Cổ Truyền Vinmec – Sao Phương Đông.
Suy nhược cơ thể sau sinhlà tình trạng xảy ra phổ biến ở phụ nữ, tích tụ lại sau quá trình mang thai, sinh nở vất vả. Sau khi sinh, nếu không kịp thời điều chỉnh chế độ dinh dưỡng và chăm sóc hợp lý, cơ thể người mẹ dần bị suy kiệt nhanh chóng, ảnh hưởng tới cả sức khỏe, tinh thần của mẹ và bé.
1. Triệu chứng suy nhược cơ thể của phụ nữ sau sinh
Qua các nghiên cứu, có rất nhiều bà mẹ sau khi sinh liền rơi vào trạng thái tuyệt vọng, đau khổ và thậm chí là khóc lóc cả ngày mà không có bất kỳ một nguyên nhân nào. Đôi khi, các bà mẹ cảm thấy mình không được quan tâm, chia sẻ, bị mọi người bỏ rơi, cảm giác này kéo dài sẽ khiến cơ thể mệt mỏi triền miên và suy nhược cơ thể. Những triệu chứng của suy nhược cơ thể ở phụ nữ sau sinh gồm:
- Ít sữa, mất sữa: Sau khi sinh, nhiều sản phụ không được nghỉ ngơi đầy đủ, hoạt động quá mức, mất ngủ, thường xuyên mệt mỏi, căng thẳng lại không được bổ sung dinh dưỡng đầy đủ có thể làm giảm tiết sữa ở bà mẹ sau sinh, dẫn đến mất sữa. Ngoài ra, những mẹ không cho con bú thường xuyên cũng có thể dẫn đến mất sữa dần dần đến hoàn toàn.
- Thay đổi tâm sinh lý: Thường xuyên cáu gắt vô cớ, suy nghĩ tiêu cực chính là do những thay đổi trong cơ thể và căng thẳng khi chăm con nên các bà mẹ sau sinh thường có cảm giác buồn không có lý do, vô vọng, trống rỗng, quá tải; luôn lo sợ, buồn phiền thậm chí cáu kỉnh, giận dữ, hay khóc hơn bình thường cho dù không có lý do.
- Thay đổi về thể chất: Ăn không ngon miệng, chán ăn, đau dạ dày, mệt mỏi dẫn đến tình trạng thiếu dinh dưỡng cần thiết, sụt cân nghiêm trọng. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến những triệu chứng mẹ bầu hay mắc phải như chóng mặt, hay quên, người không có sức, da xanh xao tái nhợt, chân tay lạnh…
2. Nguyên nhân phụ nữ bị suy nhược cơ thể sau sinh
Sự thay đổi đột ngột về khí huyết, nội tiết tố, suy giảm tuyến giáp khiến phụ nữ sau sinh thường có dấu hiệu mệt mỏi, chán ăn, đau mỏi, tinh thần uể oải,… Một số lý do phổ biến của phụ nữ suy nhược sau sinh, bao gồm:
2.1. Theo Y Học Hiện Đại
- Trầm cảm sau sinh: Theo nghiên cứu, phụ nữ xuất hiện cảm giác mệt mỏi cực độ sau 2 tuần khi em bé chào đời có thể tiến triển thành trầm cảm sau sinh với những biểu hiện đặc trưng như kiệt sức, tâm trạng buồn bã, cáu gắt, lo lắng, bồn chồn, mất hứng thú hầu như mọi thứ, dễ khóc, trí nhớ, khả năng tập trung giảm sút…
- Thiếu máu sau sinh: Thiếu máu sau sinh có thể kèm theo một số biểu hiện khác nhau như da xanh xao, nhợt nhạt, tức ngực, tim đập nhanh, đau đầu hoa mắt, chóng mặt, da tóc khô gãy rụng, sức đề kháng kém, hay quên, mất tập trung…
- Suy giáp: Tuyến giáp hoạt động kém khiến nồng độ các hormon tuyến giáp giảm khiến phụ nữ sau sinh cảm thấy mệt mỏi, quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng bị ảnh hưởng, sợ lạnh, tăng cân, táo bón, rối loạn kinh nguyệt, chán ăn, tiêu hóa kém…
2.2. Theo Y Học Cổ Truyền
Theo Y Học Cổ Truyền, “Thần” phản ánh tình trạng sinh lý sức khỏe và hoạt động tâm lý của con người, là chủ của các hoạt động sống, hoạt động cảm xúc, tinh thần của con người. Nếu “Thần” bị ảnh hưởng thì sẽ gây bệnh đến cơ thể và ngược lại.
3. Cách khắc phục suy nhược cơ thể sau sinh
Việc chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ sau sinh rất quan trọng bởi điều đó không chỉ ảnh hưởng đến các bà mẹ mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của em bé.
Dưới đây là một số cách giúp bạn nạp lại năng lượng cho bản thân:
3.1. Chế độ sinh hoạt:
- Nghỉ ngơi: Cố gắng đi ngủ sớm ngay sau khi em bé ổn định. Kêu gọi sự giúp đỡ của người thân chăm sóc em bé vào buổi tối. Bạn cũng cần chợp mắt và nghỉ ngơi vào giờ nghỉ trưa.
- Ăn uống đầy đủ: Chú ý lựa chọn những thực phẩm lành mạnh, cung cấp nhiều năng lượng, duy trì một chế độ ăn khoa học, ăn nhiều bữa nhỏ. Uống nước lọc, nước trái cây, đa dạng các nhóm chất. Cần tăng cường những thực phẩm bổ dưỡng như thịt bò, thịt lườn gà, trứng, sữa, cá biển, tôm, cua, đậu đỗ, ngũ cốc, đu đủ, bí đỏ, rau xanh đậm… chế biến các món ăn ở dạng mềm, dễ tiêu hóa và dễ ăn. Đồng thời, cần tuyệt đối tránh sử dụng các loại đồ uống, các chất kích thích như rượu bia hoặc thuốc lá…
- Tập thể dục: Tập luyện khoa học, đều đặn sẽ giúp các mẹ sau sinh tăng cường quá trình trao đổi chất, cơ thể hấp thu các chất dinh dưỡng tốt hơn, loại bỏ tình trạng suy nhược, mệt mỏi sau khi sinh con, giúp ngủ ngon hơn vào ban đêm. Mỗi ngày, chỉ cần dành ra khoảng 30 phút để tập luyện các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe, tập yoga… Thời gian đầu bạn nên thực hiện với cường độ nhẹ. Khi bạn lấy lại được năng lượng, bạn có thể dần dần tăng cường độ.
- Thư giãn tinh thần: Thường xuyên tâm sự, chia sẻ những chuyện vui về cuộc sống xung quanh với người thân trong gia đình hoặc những bà mẹ đã có kinh nghiệm. Ngoài ra, các mẹ có thể có những hoạt động thư giãn như thiền, đọc sách, nghe nhạc… sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn, chống lại áp lực, căng thẳng.
3.2. Theo Y Học Cổ Truyền
Trong Đông y, việc lựa chọn sản phẩm điều trị cần phù hợp với cơ địa, tuổi tác và tình trạng sức khỏe của người bệnh cần sự tư vấn kỹ càng của bác sĩ.
- Có thể tập bài tập dưỡng sinh đơn giản như liên hoa công, điều tiết khí cơ và xung mạch trong cơ thể, giúp điều hòa tình chí.
- Các món ăn bổ dưỡng đến từ các vị thuốc Y Học Cổ Truyền
Ví dụ: Gà ác hầm thuốc bắc hạt sen có công dụng bổ dưỡng cho sức khỏe như bổ can thận, ích khí, bổ huyết, thanh nhiệt,… rất tốt cho mẹ bầu. Ngoài ra hạt sen có trong món ăn còn có tác dụng giúp giải tỏa độc tố trong cơ thể, cho giấc ngủ ngon, ngủ sâu và chất lượng hơn.Chân giò hầm thuốc bắc gồm vị thuốc như táo tàu, hoài sơn, cao tử kỳ, hạt sen, kim châm, thục địa, nhãn nhục giúp bổ ích khí huyết, tạo cảm giác ngon miệng đồng thời giúp cải thiện giấc ngủ cho mẹ bầu.Đừng để những mệt mỏi sau sinh kéo dài và biến thành chứng trầm cảm sau sinh. Do đó hãy dành sự quan tâm đặc biệt đến phụ nữ sau sinh để hạn chế nguy cơ trầm cảm và những hậu quả không đáng có.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số
HOTLINE
hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.
Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Nguồn tham khảo: acog.org
Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.