Bạn đang theo dõi bài viết chủ đề về Các huyệt liên quan đến phổi cung cấp tại Đông Y Trường Xuân mong rằng sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong cuộc sống và chăm sóc sức khỏe.
Theo đông y, một trong những tạng phủ dễ mắc bệnh nhất đó là tạng phế, bởi các tác nhân bên ngoài như hàn tà, phong tà, thấp tà,… Việc thường xuyên xoa bóp và bấm các huyệt liên quan tới tạng phế là một cách phòng bệnh và hỗ trợ điều trị bệnh rất hiệu quả.
1. Các huyệt liên quan đến phổi
Các huyệt liên quan đến phổi được dùng để điều trị các chứng bệnh của phổi như viêm phế quản, hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính,… Có rất nhiều huyệt cơ bản liên quan tới phổi, tuy nhiên trên thực tế người ta thường sử dụng các huyệt tốt cho phổi sau để điều trị bệnh đường hô hấp bao gồm:
1.1. Nhóm huyệt nằm trên đường kinh thủ thái âm phế
Trên kinh phế có tổng 11 huyệt, trong số đó có một số huyệt được dùng với hiệu quả cao bao gồm:
- Thiếu thương: Là huyệt tỉnh của kinh phế, nằm ở phía ngoài của gốc móng tay ngón cái. Tác dụng chữa ho, đau họng, sốt cao, chảy máu mũi…
- Ngư tế: Nằm ở chỗ cao nhất của ô mô cái. Tác dụng ho, ho ra máu, sốt, đau họng.
- Liệt khuyết: Huyệt lạc kết nối với kinh dương minh đại trường (kinh có quan hệ biểu lý với kinh phế). Vị trí là từ cạch cổ tay phía ngón cái đo lên 1,5 thốn. Tác dụng chữa ho, đau tức ngực, viêm họng, đau vùng cổ gáy…
- Xích trạch: Huyệt hợp trên kinh phế, vị trí nằm ở chỗ lõm giữa nếp gấp khuỷu, bờ ngoài gân cơ nhị đầu cánh tay. Tác dụng chữa ho, ho ra máu, hen suyễn, đau họng, khàn tiếng…
- Trung phủ: Huyệt mộ của kinh phế, vị trí nằm ở dưới và ngoài của xương đòn đo ra 1 thốn( khoảng 2 cm). Tác dụng ho, khó thở, đầy tức ngực, đau ngực.
1.2. Nhóm huyệt không thuộc kinh phế
Ngoài những huyệt trên đường kinh phế thì những huyệt thuộc các đường kinh mạch khác cũng có tác dụng phòng và điều trị các bệnh của đường hô hấp.
- Phế du: Huyệt phế du nằm trên kinh túc thái dương bàng quang, ngang đốt sống ngực 3 và 4 đo sang ngang 1,5 thốn. Huyệt được dùng để chữa lao phổi, ho, ho ra máu, hen suyễn, sốt do âm hư, đổ mồ hôi trộm.
- Phong môn: Cũng là một huyệt trên kinh bàng quang, vị trí từ đốt ngực 2 đo ngang 1,5 thốn. Tác dụng chữa cảm mạo, ho sốt, phòng bệnh cảm mạo.
- Đại chùy: Huyệt nằm trên mạch đốc, nằm ở giữa đốt sống cổ thứ 7 và đốt sống ngực 1. Huyệt đại chùy có tác dụng thông dương khí, thanh nhiệt giải độc, hạ sốt, bệnh hen suyễn, ho, viêm khí phế quản, lao phổi,…
- Định suyễn: Từ huyệt đại chùy đo sang ngang 0,5 thốn. Định suyễn có nghĩa là trị tình trạng khó thở. Nên huyệt được dùng rất hiệu quả với tình trạng ho hen suyễn, viêm phế quản,…
- Cao hoang du: Huyệt nằm trên kinh bàng quang, ngang mức đốt sống ngực 4 và 5 đo sang ngang 3 thốn, gần bờ xương bả vai. Đây là một huyệt được dùng trong các bệnh mạn tính, bệnh đã chuyển nặng và được kết hợp để điều trị bệnh lao phổi, ho, ho ra máu, suy nhược thần kinh,…
- Đản trung: Huyệt Đản trung nằm ở vị trí nằm trên xương ức, ngang với khoang liên sườn 4. Có thể đo huyệt bằng cách xác định vị trí chính giữa của đường nối 2 núm vú. Đản trung là huyệt hội của khí, dùng để điều trị các bệnh về khí như hen suyễn, khó thở, khí nghịch gây ho,…
- Thiên đột: Nằm ở giữa chỗ lõm bờ trên xương ức, trước khí quản và thực quản. Huyệt có tác dụng trị ho, đau họng, mất tiếng, khó thở.
2. Cách bấm huyệt trị bệnh đường hô hấp
2.1. Cách bấm huyệt chữa viêm phế quản
- Viêm phế quản do phong hàn
Phong là gió, hàn là lạnh, đây là hai tác nhân hay gặp nhất gây bệnh viêm phế quản theo đông y. Biểu hiện bệnh ho, ho có đờm trắng loãng, sốt nhẹ, sợ lạnh, sợ gió,… Tình trạng bệnh do phong hạn thì bạn nên sử dụng các biện pháp dùng nhiệt để trị. Dùng điếu ngải để cứu các huyệt như phong trì, phong môn, xích trạch, phế du hoặc có thể dùng tinh dầu để xoa bóp trên các vị trí huyệt này.
- Viêm phế quản do phong nhiệt
Biểu hiện ho, ho có đờm vàng, dính, khó khạc đờm, sốt cao, hay khát, không sợ lạnh…Khi điều trị không nên dùng nhiệt mà nên xoa bóp bấm huyệt hay châm cứu. Có thể sử dụng các huyệt như đại chùy, ngư tế, thiếu thương, phế du, xích trạch, liệt khuyết.
2.2. Cách bấm huyệt trị khó thở do hen phế quản
- Hen thể hàn: Biểu hiện khó thở, sợ lạnh, chân tay lạnh, đờm trắng. Cứu hoặc xoa bóp các huyệt như phế du, định suyễn, thiên đột, trung phủ, xích trạch.
- Hen thể nhiệt: Biểu hiện khó thở, có thể sốt, mặt đỏ, táo bón, đờm có màu vàng. Châm hoặc bấm các huyệt như đại chùy, đản trung. thiên đột, phế du, xích trạch.
Khi bấm các huyệt liên quan đến phổi giúp dễ thở có thể giúp người bệnh cải thiện tình trạng khó thở trong cơn và nếu duy trì bấm thường xuyên có thể làm hạn chế tái phát các cơn khó thở.
3. Lưu ý khi bấm huyệt trị bệnh đường hô hấp
Xoa bóp bấm huyệt là biện pháp phòng và điều trị bệnh tương đối đơn giản, an toàn nhưng vẫn có thể gây ra những tác dụng phụ nếu thực hiện không đúng cách. Để đảm bảo nâng cao hiệu quả điều trị và hạn chế những tác dụng không mong muốn, thì cần lưu ý một số vấn đề sau khi bấm huyệt nói chung và bấm các huyệt liên quan đến phổi nói riêng:
- Xoa bóp bấm huyệt thường giúp giảm khó thở do hen phế quản, nhưng bạn vẫn phải sử dụng thuốc kiểm soát bệnh theo đơn.
- Khi bạn sử dụng phương pháp này để điều trị nhưng lại thấy bệnh không thuyên giảm hay vẫn có chiều hướng tăng lên thì nên đi khám để được chẩn đoán và điều trị thâm bằng các phương pháp khác.
- Trước khi bấm huyệt, cần cắt gọn móng tay và rửa tay sạch sẽ, chọn môi trường kín gió. Chú ý không tác động lên vùng da có vết thương đang trong tình trạng bầm tím, sưng viêm, không xoa bóp khi quá mệt hoặc uống rượu, người suy nhược cơ thể, phụ nữ mang thai, tránh bấm huyệt khi quá no hoặc quá đói.
- Nên xoa bóp bấm huyệt khoảng 10 ngày rồi nghỉ một vài ngày.
Như vậy, thường xuyên xoa bóp bấm các huyệt liên quan đến phổi giúp nâng cao sức khỏe đường hô hấp, phòng ngừa bệnh tật và hỗ trợ điều trị bệnh rất hiệu quả.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số
HOTLINE
hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.
Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.