Bạn đang theo dõi bài viết chủ đề về Các loại thảo dược tốt cho tóc cung cấp tại Đông Y Trường Xuân mong rằng sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong cuộc sống và chăm sóc sức khỏe.
Mái tóc xơ khô, dễ gãy rụng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và tính thẩm mỹ. Vì vậy, chăm sóc và nuôi dưỡng mái tóc chắc khỏe là điều vô cùng quan trọng. Dưới đây là các loại thảo dược tốt cho tóc mà bạn nên sử dụng để đem lại hiệu quả và an toàn đối với sức khỏe.
1. Dầu thảo dược chăm sóc tóc
Các loại thảo dược được sử dụng trong bào chế dầu chăm sóc và nuôi dưỡng tóc như sau:
- Hoa dâm bụt Trung Quốc: Hoa dâm bụt Trung Quốc có tên khoa học hibiscus rosa sinensis, là loại thảo dược sống lâu năm. Hoa cây có thường có màu sắc rực rỡ, có thể ăn được và thường được dùng làm trà thảo dược. Trong Y Học Cổ Truyền, thảo dược hoa dâm bụt có tác dụng tăng kích thước nang tóc, kích thích nang tóc và giúp tóc mọc nhanh. Vì vậy, dâm bụt được sử dụng để chiết xuất dầu dưỡng tóc.
- Cây bacopa monnieri: Cây bacopa monnieri thuộc loại cây leo được sử dụng trong Y Học Cổ Truyền. Loại thảo dược này chứa hàm lượng cao hoạt chất alkaloid giúp kích thích các loại protein quan trọng cho sự phát triển của tóc.
- Cây nút áo: Cây nút áo có tên khoa học tridax procum bent, thuộc họ cây leo và chứa hoạt chất chống oxy hóa có công dụng thúc đẩy sự phát triển của tóc, kết hợp với các loại thảo dược khác trong chế phẩm dầu chăm sóc tóc.
- Nhân sâm: Nhân sâm là một trong những dược liệu quý trong Y Học Cổ Truyền và cũng được xem là loại thảo dược tốt cho tóc. Các nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng hoạt chất saponin trong nhân sâm có công dụng ức chế sự hoạt động của enzyme 5a reductase, từ đó giúp nuôi dưỡng và ngăn ngừa rụng tóc.
2. Thuốc mỡ từ thảo dược giúp tóc chắc khỏe
Dịch chiết từ những thảo dược tốt cho tóc kết hợp với lanolin, dầu sáp, sáp ong, bơ ca cao… tạo thành các thuốc mỡ giúp tóc chắc khỏe như sau:
- Quả lý gai: Quả lý gai có tên khoa học là goosberry – một loại thảo dược nổi tiếng trong nền Y Học Cổ Truyền của Ấn Độ. Loại dược liệu này được chứng minh là có công dụng giúp tóc chắc khỏe, nuôi dưỡng và thúc đẩy quá trình mọc tóc nhanh hơn. Vì vậy, quả lý gai thường được sử dụng trong các loại thuốc mỡ chăm sóc tóc.
- Cây rau má: Rau má là loại thảo dược phổ biến với công dụng làm mát, thanh nhiệt và được dùng trong các chế phẩm thuốc mỡ để kích thích giúp tóc nhanh dài và tăng cường lưu thông máu tới da đầu.
- Nha đam: Nha đam là loại thảo dược nhiệt đới, có công dụng làm mát, chữa bỏng, điều trị các bệnh lý về tiêu hóa. Ngoài ra thảo dược này còn có công dụng bảo vệ da đầu khỏi các tác nhân gây bệnh bên ngoài, giúp tóc chắc khỏe và mềm mại.
- Cây kinh giới: Kinh giới là thảo dược được biết đến với nhiều công dụng chữa bệnh. Trong đó mùi thơm dịu nhẹ của loại thảo dược này cùng với công dụng ngăn ngừa rụng tóc do gàu, ngứa hoặc thay đổi nồng độ hormone mà chúng được sử dụng trong các chế phẩm thuốc mỡ chăm sóc tóc.
3. Kem thảo dược chăm sóc tóc
Các chế phẩm kem chứa ít hàm lượng dầu và nhiều nước hơn so với thuốc mỡ, vì vậy chúng có thể thấm sâu, giúp da đầu hấp thu các dưỡng chất tốt hơn. Một số loại thảo dược tốt cho tóc được sử dụng làm kem dưỡng tóc như sau:
- Dây tơ hồng: Dây tơ hồng thuộc loại cây leo không có lá và sống ký sinh trên thân các loại cây khác. Nghiên cứu từ các nhà khoa học đã chứng minh rằng, dây tơ hồng có công dụng trị rụng tóc nhờ hormone steroid ức chế sự hoạt động của enzym 5a – reductase.
- Cỏ mực: Cỏ mực là một trong các loại thảo dược tốt cho tóc. Vì vậy, cỏ mực thường được sử dụng trong các chế phẩm kem chăm sóc tóc.
- Dạ hoa: Dạ hoa có tên khoa học nyctanthes arbortristis, một loại cây bụi kích thước nhỏ và có hoa. Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra vai trò của dạ trong việc kích thích quá trình mọc lông và chống rụng tóc hiệu quả.
4. Gel thảo dược tốt cho tóc
Chế phẩm gel thảo dược chăm sóc tóc không chứa dầu và thường được chiết xuất từ các loại thảo dược sau:
- Cỏ cà ri: Loại thảo dược thuộc họ đậu. Ngoài công dụng được dùng như một loại gia vị trong nấu ăn, chiết xuất từ hạt cỏ cà ri còn được sử dụng trong các chế phẩm chăm sóc tóc.
- Hạt making: Hạt making được sử dụng trong Y Học Cổ Truyền với công dụng kích thích mọc tóc. Tuy nhiên, cần thêm nhiều nghiên cứu hơn để đánh giá hiệu quả cũng như độ an toàn của thảo dược này.
5. Lưu ý khi sử dụng các loại thảo dược chăm sóc tóc
Các chế phẩm chứa thành phần thảo dược tốt cho tóc có thể gây ra một số tác dụng phụ. Các tác dụng phụ thường xảy ra khi tình trạng da dầu dễ bị kích ứng, chúng bao gồm triệu chứng tấy đỏ, ngứa, phát ban, đau đầu, chóng mặt, tóc rụng nhiều hơn, da đầu kích ứng hoặc ửng đỏ… Vì vậy, bạn nên kiểm tra xem loại thảo dược sử dụng có gây dị ứng hay kích ứng với da đầu không bằng phương pháp sau:
- Dùng một lượng nhỏ chế phẩm chăm sóc tóc bôi lên cổ tay và giữ nguyên trong thời gian khoảng 24 giờ;
- Trường hợp sau 24 giờ bạn không xuất hiện triệu chứng ngứa, kích ứng thì có thể sử dụng chế phẩm chăm sóc tóc và da đầu.
Như vậy nhiều loại thảo dược từ tự nhiên có công dụng giúp mái tóc chắc khỏe, ngăn ngừa gãy rụng. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả tối đa bạn cần duy trì sử dụng thảo dược trong thời gian dài và thận trọng để tránh trường hợp dị ứng với thành phần trong thảo dược. Tốt nhất là nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng sản phẩm.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số
HOTLINE
hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.
Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.