Các tác dụng của lá khôi

Các tác dụng của lá khôi

Bạn đang theo dõi bài viết chủ đề về Các tác dụng của lá khôi cung cấp tại Đông Y Trường Xuân mong rằng sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong cuộc sống và chăm sóc sức khỏe.

Lá khôi là một trong những vị thuốc nam được sử dụng rất phổ biến hiện nay đặc biệt trong điều trị các vấn đề bệnh lý liên quan đến dạ dày. Vậy lá khôi có tác dụng gì và cách sử dụng lá khôi như thế nào?

1. Lá khôi có tác dụng gì?

Lá khôi là lá của cây khôi hay cây khôi nhung có tên khoa học là Ardisia Sylvestris Pitard, thuộc họ đơn nem.Lá khôi thường mọc chủ yếu ở phần ngọn và tán lá, sắp xếp so le. Đặc điểm: mặt trên màu xanh sẫm, mặt dưới màu đỏ tím, mép lá có hình răng cưa. Bề mặt lá khôi có một lớp lông mịn nên người ta còn gọi là lá khôi nhung. Lá khôi có 2 loại là lá khôi tía và lá khôi trắng. Cả 2 loại này đều được sử dụng làm thuốc, tuy nhiên lá khôi tía được dùng phổ biến hơn.

Trong lá khôi có chứa Glycosid và Tanin:

  • Glycosid: là một hoạt chất rất cần thiết trong việc bảo vệ và duy trì sức khỏe tim mạch, đồng thời tham gia vào quá trình hỗ trợ và điều trị bệnh suy nhược thần kinh, giúp cải thiện chức năng hệ thần kinh, cải thiện trí nhớ rất tốt.
  • Tanin: là một hoạt chất trong nhóm Polyphenol có chứa nhiều trong các loại thực vật, đặc biệt các loại trà. Tanin có tác dụng làm chậm quá trình oxy hóa tế bào, kháng khuẩn và ức chế sự phát triển, lây lan của các tế bào ung thư.

Ngoài 2 thành phần trên, trong lá khôi còn chứa rất nhiều các loại vitamin và khoáng chất khác có lợi cho sức khỏe.

Tác dụng của lá khôi theo y học hiện đại

Khi tiến hành nghiên cứu thực nghiệm trên thỏ và chuột bạch, người ta thấy rằng lá khôi có khả năng:

  • Làm giảm nhu động ruột, giảm tiết acid dạ dày, từ đó giúp kiểm soát cơn đau dạ dày, giảm tần suất của cơn đau. Ở một vài nghiên cứu, người ta đã chứng minh được rằng lá khôi có thể góp phần vào việc tiêu diệt vi khuẩn HP (nguyên nhân hàng đầu gây viêm loét dạ dày, làm tăng nguy cơ bị ung thư dạ dày), bảo vệ dạ dày và giảm khả năng hình thành khối u dạ dày.
  • Tại một thí nghiệm khác của Bệnh viện Quân đội 108, các nhà nghiên cứu đã ghi nhận kết quả về tác dụng của lá khôi với dạ dày. Có khoảng 80% bệnh nhân đau dạ dày được điều trị bệnh bằng lá khôi, kết quả thấy cải thiện rõ rệt các triệu chứng đau tức vùng thượng vị, ợ hơi, khó tiêu.
  • Giảm sự co bóp của cơ tim, tăng cường chức năng của hệ tiêu hóa.
  • Làm giảm các hoạt động tự nhiên của động vật được tiến hành thực nghiệm.

Ngoài ra, lá khôi còn có thể giúp giải tỏa căng thẳng khi bạn bị áp lực, stress dẫn đến suy nhược thần kinh, mất ngủ, ngủ không ngon giấc, suy giảm trí nhớ. Bên cạnh việc kháng khuẩn, chống viêm để giảm tình trạng viêm nhiễm tại vết thương hở, lá khôi còn kích thích quá trình liền sẹo tốt hơn.

Theo y học cổ truyền, lá khôi có vị chua, tính hàn, quy vào kinh Tỳ và kinh Vị.

Tác dụng của lá khôi nhung theo đông y:

Giải can khí uất, bình can tiêu độc, chống dị ứng và kháng khuẩn.

Chủ trị các chứng:

  • Đau dạ dày.
  • Viêm họng, giảm tình trạng đau rát cổ họng.
  • Tiêu độc mát gan, điều trị ngứa, dị ứng, nổi mày đay, ghẻ lở.
  • Thấp khớp.

2. Cách sử dụng lá khôi và một số bài thuốc từ lá khôi

Lá khôi nhung được sử dụng như một vị thuốc điều trị bệnh, có thể dùng ngoài da hoặc dùng dạng sắc.

Liều lượng khuyến cáo dùng 40 đến 80g/ngày.

Dưới đây là một số bài thuốc có sử dụng lá khôi để điều trị bệnh:

Dùng Lá khôi điều trị bệnh viêm loét dạ dày tá tràng có kèm các triệu chứng như đầy bụng, ợ hơi ợ chua

  • Bài số 1: Bồ công anh, nhân trần với lá khổ sâm mỗi vị 12g, lá khôi 10g, chút chít 10g, đem tán thành bột mịn rồi mỗi lần lấy 30g hòa với nước sôi để nguội, uống trực tiếp.
  • Bài số 2: Khổ sâm 16g, lá khôi 20g, uất kim, hương phụ, hậu phác mỗi vị 8g, bồ công anh 20g, thêm 16g cam thảo đem sắc ngày 1 tháng, uống trực tiếp.

Trị bệnh dạ dày ở những người thường xuyên bị mệt mỏi, thể trạng sút kém kèm đau vùng thượng vị lan ra hai bên sườn

  • Lá khôi 80g, lá khổ sâm 12g, lá bồ công anh 40g, cam thảo 10g đem thái nhỏ, phơi khô rồi sắc cùng 400ml nước cho đến khi chỉ còn 100ml nước, chia làm 2 lần uống trong ngày. Nên dùng thuốc khi bụng đói để có hiệu quả tốt nhất.

Ngoài những bài thuốc trên, để điều trị bệnh dạ dày còn có thể kết hợp lá khôi với bột nghệ, hương phụ, ô dược… cũng có tác dụng rất tốt.

Lá khôi chữa dị ứng, mẩn ngứa, nổi mày đay

  • Bài số 1: Lấy lá khôi, tầm phỏng mỗi vị 100g đem sắc uống. Nước sắc lá khôi có thể dùng tắm sẽ giúp làm giảm các triệu chứng ngoài da.
  • Bài số 2: lá khôi, ké đầu ngựa, lá cây mã đề, kim ngân hoa mỗi vị 12g với đơn đỏ đem sắc lấy nước uống trước ăn, ngày 3 lần.
  • Bài số 3: Dùng trực tiếp lá khôi băm nhỏ rồi sắc cùng 400ml nước còn 100ml chia thành 2 lần uống trong ngày.

Đối với những bệnh nhân bị mày đay do huyết trệ thì dùng lá khôi kết hợp với một số vị thuốc hoạt huyết như đương xuy, cỏ nhọ nồi, xích thược…

Lá khôi trị bệnh thấp khớp:

Lấy lá thông 8g, lá khôi tía, lá bạc thau, lá đơn mặt trời mỗi vị 12g, dây kim ngân 10g, ké đầu ngựa 16g đem sắc với 600ml nước cho đến khi còn 200ml rồi chia làm 3 lần uống trong ngày. Nên uống thuốc trước khi ăn và trước khi đi ngủ để có hiệu quả tốt nhất.

Lá khôi chữa bệnh ghẻ lở:

Dùng lá khôi thái nhỏ, rửa sạch rồi đun sôi với 5 lít nước, lấy nước đó tắm còn bã lá khôi dùng xát nhẹ vào các nốt ghẻ lở, các triệu chứng sẽ giảm rất nhanh.

Nói chung, lá khôi có rất nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe. Tuy nhiên, các nghiên cứu về lá khôi hiện còn nhiều hạn chế, đa số các bài thuốc sử dụng đều được truyền miệng qua nhân gian. Do đó, bạn không nên sử dụng bừa bãi để tránh việc dùng thuốc không hiệu quả, thậm chí làm bệnh nặng lên. Hãy hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên khoa và những người có chuyên môn về y dược nếu bạn đang muốn sử dụng lá khôi trong điều trị bệnh lý.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số
HOTLINE
hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.
Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.