Bạn đang theo dõi bài viết chủ đề về Cao mật lợn có tác dụng gì? cung cấp tại Đông Y Trường Xuân mong rằng sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong cuộc sống và chăm sóc sức khỏe.
Cao mật lợn là vị thuốc quen thuộc trong y học cổ truyền với khả năng hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý như viêm đại tràng, viêm mũi, viêm xoang,… Để tìm hiểu rõ hơn về vị thuốc này, đặc biệt là công dụng và lưu ý khi dùng, các bạn có thể tham khảo một số thông tin trong bài viết dưới đây.
1. Cao mật lợn là gì?
Mật lợn có tên thuốc là trư đởm, vốn là phần chất lỏng được lấy trong túi mật lợn. Theo nhiều tài liệu nghiên cứu, trong mật lợn có chứa nhiều thành phần hữu ích như như acid dehydrocholic, cholesterol, acid cholic, sắc tố mật bilirubin,… Trong khi đó theo Y Học Cổ Truyền, mật lợn mang vị đắng, tính mạnh, mùi tanh, công dụng giảm đau, sát khuẩn, tiêu sưng, kích thích tiêu hóa, thông đại tiện và hỗ trợ bài tiết mật. Sách của lương y Tuệ Tĩnh cũng cho biết thêm, mật lợn góp mặt trong 10 bài thuốc trị bệnh với công dụng vô cùng hiệu quả.
Do mật lợn là cơ quan nội tạng của con lợn nên thường không thể giữ được độ tươi ngon trong thời gian dài. Thông thường, sau khi tách mật lợn ra khỏi cơ thể lợn, nếu không được bảo quản cẩn thận mật sẽ bị thối trong khoảng 12h và đông lại trong khoảng 20h. Do đó, để giúp mật lợn không bị hư, có thể sử dụng lâu hơn, mọi người đã sử dụng chúng nấu thành cao.
Để làm cao mật lợn, khi cắt túi mật, nước mật được hứng vào chén đã được khử khuẩn. Phần nước này sau đó được đem đi lọc, đun cách thủy cho đến khi chúng cô đặc lại tạo thành cao màu vàng, hơi ngả xanh.
2. Cao mật lợn có tác dụng gì?
Theo các tài liệu Y Học Cổ Truyền, mật lợn có tác dụng thanh nhiệt phế hóa đàm cũng như thanh nhiệt giải độc hiệu quả. Do đó, cao mật lợn từ xưa đến nay thường được sử dụng để điều trị một số chứng bệnh như:
- Người bị sốt và khát do sốt cao hoặc nguyên nhân do nhiệt gây bệnh.
- Người mắc bệnh lỵ nguyên nhân do mầm bệnh nhiệt ẩm, sử dụng trong sát trùng đường ruột.
- Cao từ mật lợn giúp kiểm soát tiêu chảy ngắt quãng, kiết lỵ kèm với phân có dính máu, chất nhầy.
- Trẻ sơ sinh bị suy dinh dưỡng, ho và cảm lạnh.
- Bệnh nhân mắc đái tháo đường.
- Kiểm soát tình trạng sốt hậu sản, cho những phụ nữ sốt cao sau khi sinh.
- Loại cao này cũng có thể kết hợp với rượu dùng đắp ngoài da để chữa bỏng do nước sôi, do nhiệt.
- Cao mật lợn còn hiệu quả trong điều trị các bệnh truyền nhiễm ngoài da ở trẻ nhỏ, chàm mũi, dị ứng và ngứa da đầu.
- Cao có khả năng cải thiện thị lực nên được sử dụng để điều trị viêm kết mạc cấp tính, mờ mắt, cải thiện những vết đục trên giác mạc, bệnh mắt hột.
- Hỗ trợ điều trị viêm amidan và viêm họng cấp tính để giảm cảm giác sưng và đau đột ngột trong cổ họng, khó thở, khó chịu khi tiết nhiều nước bọt.
- Với khả năng kháng viêm tốt, cao mật lợn được sử dụng trong điều trị viêm phế quản mãn tính, viêm tai giữa có tiết mủ. Ngoài ra, mật lợn còn có tác dụng sát trùng nên giúp điều trị viêm âm đạo do trùng roi, viêm cổ tử cung mãn tính khá tốt.
- Các thành phần có trong mật lợn có thể thúc đẩy nhu động ruột, từ đó có tác dụng làm giảm triệu chứng táo bón, kích thích mạnh sự bài tiết mật, cùng với dịch tụy tiêu hóa chất béo.
- Với những trường hợp bị rối loạn đường mật, rối loạn đường tiêu hóa, mật lợn còn được sử dụng để kích thích tiết mật, duy trì tốt chức năng gan và tụy.
3. Một số lưu ý khi sử dụng mật lợn để chữa bệnh
Mặc dù cao làm từ mật lợn mang đến nhiều công dụng hữu ích trong việc điều trị bệnh, tuy nhiên người dùng cần lưu ý:
- Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng, đảm bảo sử dụng cao chất lượng tốt, không lẫn hóa chất.
- Cao mật lợn cần thời gian để có thể phát huy công dụng nên người bệnh cần kiên trì sử dụng.
- Tùy theo loại bệnh, tình trạng bệnh mà sử dụng cao với liều lượng phù hợp. Người bệnh cần kết hợp với chế độ dinh dưỡng hợp lý để bệnh tình nhanh thuyên giảm.
Trên đây là một số thông tin về cao mật lợn mà các bạn có thể tham khảo. Việc sử dụng sản phẩm này cần đảm bảo đúng cách, kiên trì để mang đến hiệu quả điều trị bệnh tốt nhất.
Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.