Cây chỉ thực có tác dụng gì?

Cây chỉ thực có tác dụng gì?

Bạn đang theo dõi bài viết chủ đề về Cây chỉ thực có tác dụng gì? cung cấp tại Đông Y Trường Xuân mong rằng sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong cuộc sống và chăm sóc sức khỏe.

Cây chỉ thực từ lâu đã được sử dụng phổ biến như một loại thuốc truyền thống để điều trị nhiều bệnh lý, trong đó có thể kể đến như các bệnh lý đường tiêu hóa, chống lại ung thư đường tiêu hóa. Bên cạnh đó, chúng còn có hiệu quả trong điều trị một số bệnh lý như dị ứng và hệ tim mạch của cơ thể.

1. Cây Chỉ thực là loại thảo dược gì?

Chỉ thực là loại thảo dược khô, thuộc họ Cam đắng (thuộc họ Rutaceae – Cam quýt). Một số loại chỉ thực có quả được dùng làm thuốc, có thể kể đến như các loại fructus aurantii immaturi, Fructus ponciri Immaturi, Poncirus trifoliata, ….

Thành phần hóa học của cây chỉ thực chủ yếu được phát hiện là Naringin, Synephrine, Hesperidin, Neohesperidin, N-Methyltyramine…

Chỉ thực đã được bào chế và sử dụng trong điều trị các rối loạn tiêu hóa từ rất lâu trong y học cổ truyền Trung Quốc. Ngoài ra, chúng cũng có tác dụng điều trị các bệnh tim mạch trong những thời gian gần đây.

Chỉ thực
Chỉ thực dược liệu được sử dụng trong Y học cổ truyền với công dụng trị bệnh

2. Những tác dụng điều trị của cây Chỉ thực

Chỉ thực chứa hơn 50 hoạt chất phytochemical bao gồm hesperidin, neohesperidin, auraptene, poncirin, limonene, synephrine và imperatorin. Những thành phần khác của chỉ thực được ứng dụng để điều trị nhiều bệnh lý khác nhau. Các hoạt tính sinh học khác nhau như có liên quan đến cảm ứng quá trình apoptosis, kháng khuẩn và chống dị ứng, chống kết tập tiểu cầu…

2.1. Điều trị các bệnh lý đường tiêu hóa

Chỉ thực từ lâu đã được sử dụng phổ biến như một loại thuốc truyền thống để điều trị các rối loạn tiêu hóa. Đây là bệnh lý hệ tiêu hóa thường gặp, bao gồm các triệu chứng rối loạn chức năng vận động như liệt dạ dày, rối loạn tiêu hóa chức năng, bệnh trào ngược dạ dày thực quản,hội chứng ruột kích thích.

Đại học Y học Cổ truyền Trung Quốc Thiên Tân – 2017: hoạt chất flavonoid có trong cây chỉ thực có thể làm gia tăng đáng kể các nhu động của ruột non, hiệu quả điều trị rối loạn tiêu hóa đường tiêu hóa.

Đại học Quốc gia Seoul 2005: sử dụng các chiết xuất chỉ thực không ảnh hưởng đến việc làm rỗng dạ dày nhưng đã đẩy nhanh quá trình vận chuyển các chất trong ruột.

Viện Nghiên cứu Tài nguyên Thực vật – 2009: Tác dụng của các hoạt chất có trong cây chỉ như neohesperidin và poncirin có tác dụng đối với bệnh viêm dạ dày và chống lại các tế bào ung thư dạ dày. Chúng giúp khả năng trung hòa, làm giảm tiết axit dạ dày và đặc biệt chống lại các tế bào ung thư dạ dày. Ngoài ra, neohesperidin và poncirin còn giúp bảo vệ các tổn thương dạ dày do dịch vị acid/ ethanol và làm tăng lượng chất nhầy bảo vệ. Từ những kết quả nghiên cứu này, có thể cho thấy rằng neohesperidin và poncirin được chiết xuất từ chỉ thực có hiệu quả điều trị và bảo vệ bệnh lý viêm dạ dày.

Cisaprid – một loại serotonin tác động kích hoạt thụ thể 5-HT4 được ứng dụng trong điều trị bệnh trào ngược thể nhẹ tới trung bình. Một số nghiên cứu cho thấy chỉ thực có khả năng kích hoạt thụ thể 5-HT4R vì vậy nó cũng bắt đầu được cân nhắc trong điều trị GERD.

2.2. Tác dụng chống ung thư

Ở Đông Á, chỉ thực còn được biết đến với đặc tính chống ung thư. Có rất nhiều báo cáo về tác dụng chống ung thư và chống viêm của chỉ thực trong một loạt các bệnh ung thư và bệnh đường tiêu hóa, trong đó có ung thư biểu mô tế bào gan.

Trường Y Đại học Quốc gia Chonbuk 2020: Khi nghiên cứu các cơ chế phân tử các chuyên gia nhận thấy chỉ thực ức chế quá trình tăng sinh, thúc đẩy quá trình apoptosis và ức chế sự di căn của khối u. Những phát hiện này cho thấy tác dụng điều trị tiềm năng của chỉ thực để quản lý điều trị ung thư biểu mô tế bào gan.

Đại học Quốc gia Jeonbuk (2019): Kết quả của chúng tôi chỉ ra các cơ chế phân tử mà chiết xuất từ ​​quả non của chỉ thực gây ra quá trình apoptosis ở các tế bào ung thư biểu mô đại trực tràng.

2.3. Điều trị các bệnh lý dị ứng

Đại học Wonkwang – 1997: Một nghiên cứu đã được thực hiện để kiểm tra ảnh hưởng của chiết xuất chỉ thực đối với phản ứng quá mẫn loại I. Nghiên cứu chỉ ra chỉ thực có tác dụng chống dị ứng đối với phản ứng quá mẫn loại I.

Đại học Eulji – 2019: Những phát hiện này có thể chỉ ra rằng PT rất hữu ích trong việc phát triển thuốc để điều trị AD viêm da dị ứng ở tế bào sừng của người

chỉ thực dược liệu
Chỉ thực dược liệu sẽ phát huy công dụng khi được sử dụng đúng cách

2.4. Điều trị một số bệnh lý tim mạch

Chỉ thực trong các y văn mới đây được nghiên cứu nhiều về các tác dụng trên hệ thống tim mạch. Chỉ thực có chứa có Neohesperidin tác dụng cường tim,tăng huyết áp nhưng không làm tăng nhịp tim.

  • Đại học Dược Quảng Đông – 2019: CALB-3, một dị polysaccharide có tính axit tinh khiết được phân lập từ chỉ thực, đã được chứng minh là có tác dụng bảo vệ tim mạch –
  • Đại học Quốc gia Kyungpook – 2015: Chỉ thực được sử dụng như một loại thuốc cải thiện lưu thông máu. chiết xuất chỉ thực làm tăng lưu lượng máu động mạch vành, ức chế tổng hợp oxit nitric
  • Đại học Kyung-Hee 2006: Chỉ thực có tác dụng chống thiếu máu cục bộ rõ rệt thông qua việc phục hồi các rối loạn chức năng co bóp ở tim thiếu máu cục bộ.

3. Lưu ý khi sử dụng chỉ thực trong điều trị bệnh

Chỉ thực phá khí, giáng đàm, tán kết, tiêu bĩ. Không dùng cho người không có tình trạng khí trệ, tà thực, phụ nữ có thai, cơ thể yếu.

Chỉ thực có nhiều tác dụng điều trị bệnh và vẫn đang được tiếp tục nghiên cứu thêm. Mặc dù, có nguồn gốc từ tự nhiên nhưng chỉ thực vẫn có chỉ định và chống chỉ định. Vì vậy, trước khi quyết định sử dụng chỉ thực bạn vẫn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ. Càng là các thuốc có nguồn gốc thảo dược càng cần có sự chỉ dẫn chi tiết, cụ thể từ các bác sĩ chuyên khoa để tránh các tác dụng phụ không mong muốn.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số
HOTLINE
hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.
Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.