Cây chút chít chữa bệnh gì?

Cây chút chít chữa bệnh gì?

Bạn đang theo dõi bài viết chủ đề về Cây chút chít chữa bệnh gì? cung cấp tại Đông Y Trường Xuân mong rằng sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong cuộc sống và chăm sóc sức khỏe.

Mọi người thường nghe đến cây chút chít vì ấn tượng với tên gọi của nó. Theo dân gian, loại cây này thường mọc hoang, thích những nơi có đất ẩm thấp như ven sông và được sử dụng để chữa táo bón, bí đại tiện, mẩn ngứa, mụn nhọt, trứng cá…

1. Cây chút chít là cây gì?

Cây chút chít hay còn gọi là cây dương đề, cây lưỡi bò, thổ đại hoàng, thuộc họ rau răm. Cây chút chít giống các giống cỏ có kích thước nhỏ, chiều cao khoảng từ 40 – 120cm.

Rễ của cây chút chít dài và khỏe, có màu nâu. Còn phần thân thì cứng, có rãnh dọc trên thân, thân rất ít phân nhánh. Lá của cây chút chít có phiến rộng, hình mũi mác, mép lượn sóng, mọc so le.

Hoa của cây chút chít có màu vàng lục, thường mọc thành cụm, xếp thành nhiều vòng sát nhau ở phần ngọn thân hoặc kẽ lá. Cây chút chít có quả nhỏ và được hoa bọc lại. Cây thường ra hoa vào tháng 3 hoặc tháng 4 và ra quả từ tháng 5 đến tháng 7.

Chút chít là loài cây mọc hoang, thích những nơi có đất ẩm thấp như ven sông, suối, ao hồ. Rễ của cây phát triển mạnh vào mùa mưa, từ tháng 8 đến tháng 10.

2. Cây chút chít chữa bệnh gì?

Rễ của cây chút chít nếu phát triển tốt thành củ sẽ được thu hoạch, cắt lát mỏng để phơi khô, dùng ăn hoặc làm thuốc đều được. Cây chút chít có tính hàn, vị đắng và là thành phần chính của nhiều bài thuốc Nam có tác dụng chữa những bệnh sau:

  • Thanh nhiệt, thông bí đại tiện: Chữa táo bón, đại tiện ra máu, làm thuốc xổ, tẩy.
  • Sát trùng: Chữa mẩn ngứa do nhiễm trùng, mồ hôi, nấm da đầu, lác đồng tiền trên da, trứng cá, ghẻ ngứa, hắc lào, mụn nhọt.

3. Những bài thuốc phổ biến từ cây chút chít

  • Chữa táo bón: Thái mỏng rễ cây chút chít và nấu cùng cam thảo cho đến khi hơi đặc lại để uống 2 lần/ngày trong 3 ngày. Bạn cũng có thể đun sôi nước rồi cho rễ cây chút chít thái mỏng vào, nấu đến khi nước sôi thì tắt bếp, lấy nước uống 2 lần/ngày.
  • Làm thuốc nhuận tràng, thuốc xổ, tây: Trộn bột cây chút chít với cam thảo, bột hồi, diêm sinh vo thành viên nhỏ và uống 1 – 2 viên/ngày để nhuận tràng, 3 – 8 viên/ngày để làm thuốc tẩy.
  • Chữa mẩn ngứa: Rửa sạch lá cây chút chít, sau đó thái mỏng trộn với giấm rồi lấy chà xát lên chỗ da bị mẩn ngứa, rửa sạch, thực hiện 2 lần/ngày. Hoặc vắt lấy nước cốt của rễ cây chút chít rồi trộn với bột khinh phấn tạo thành hỗn hợp sệt để bôi vào chỗ ngứa khoảng 3 – 5 lần sẽ giúp giảm ngứa.
  • Chữa mụn nhọt: Rửa sạch rễ cây chút chít, sau đó thái mỏng trộn với giấm rồi lấy đắp lên chỗ bị mụn nhọt. Đợi 1 – 2 giờ sau thì rửa sạch nhẹ nhàng. Thực hiện 2 lần/ngày trong 3 ngày liên tiếp.
  • Chữa loét ngứa, hắc lào, ghẻ ngứa, mụn trứng cá: Ngâm rượu bột rễ cây chút chít trong vòng 10 ngày rồi lấy bôi ở những chỗ bị hắc lào, ghẻ, ngứa. Hoặc lấy lá, cành của cây chút chít ngâm nước để rửa, hoặc ngâm giấm rễ cây chút chít với cồn/giấm bôi ngoài da ở những vùng da bị tổn thương.
cây chút chít để chữa bệnh
Cây chút chít cần được dùng đúng liều lượng và cách dùng

4. Những lưu ý khi sử dụng cây chút chít để chữa bệnh

Mặc dù cây chút chít rất an toàn và lành tính, tuy nhiên để tránh tương tác thuốc và tác dụng phụ không mong muốn, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng cây chút chít để chữa bất kỳ bệnh gì, đồng thời cho bác sĩ biết về các loại thuốc, thảo dược đang sử dụng, bao gồm cả loại kê đơn và không kê đơn.

Phụ nữ đang mang thai hoặc nuôi con cho bú nên tham khảo, hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi dùng, bởi nghiên cứu về cây chút chít trên nhóm đối tượng này là chưa rõ.

Tóm lại, cây chút chít chữa được rất nhiều bệnh về tiêu hóa như táo bón, bí đại tiện và các bệnh về da như mẩn ngứa, mụn nhọt, trứng cá, ghẻ lở,… Để sử dụng an toàn và hiệu quả, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng cây chút chít làm bài thuốc chữa bệnh.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số
HOTLINE
hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.
Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.