Cây dạ cẩm chữa bệnh gì?

Cây dạ cẩm chữa bệnh gì?

Bạn đang theo dõi bài viết chủ đề về Cây dạ cẩm chữa bệnh gì? cung cấp tại Đông Y Trường Xuân mong rằng sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong cuộc sống và chăm sóc sức khỏe.

Cây dạ cẩm là một loại thảo dược phân bố nhiều ở vùng trung du và miền núi. Cây dạ cẩm còn được gọi bằng tên khác là loét mồm, cây ngón lợn, cây đất lượt,… Với tác dụng chữa đau dạ dày hiệu quả, loại cây này vì thế mà được sử dụng rộng rãi.

1. Cây dạ cẩm là gì?

Cây dạ cẩm còn được biết đến bằng nhiều cái tên khác như: loét mồm, đất lượt, đứt lướt, chạm khẩu cắm,… Dạ cẩm thuộc họ cà phê, có tên khoa học là Hedyotis capitellata Wall.

Cây dạ cầm là loại cây thân thảo thường mọc thành từng bụi trườn và mượn cây khác để cuốn vào. Chiều dài trung bình của cây dao động từ 1 đến 4m. Đối với những cây già thường có thân sần sùi, màu xám mốc, không lông. Còn những cây non thân màu xanh hoặc tím, có lông.

Lá của cây dạ cẩm mọc đối xứng với nhau, thường là các lá đơn. Trên mặt lá có nhiều nốt nhỏ sần sùi, lông ngắn, màu xanh thẫm. Đối với mặt sau của lá có lông dài và dày hơn, màu xanh lục nhạt. Các phiến lá dày với cuống dài 3 – 4mm.

Hoa của Dạ cẩm có hình sim, khi có 6 đến 12 hoa tụ lại với nhau sẽ tạo ra hình cầu ở đầu cành hoặc kẽ lá. Hoa dạ cẩm có đặc điểm màu trắng hoặc vàng, cánh hoa có hình giáo cuộn ra phía ngoài. Quả của loại cây này ở dạng nang có hình tròn, bên ngoài vỏ gồm các nốt sần. Khi quả khô sẽ nứt vách tạo thành các ô, có thể thấy hạt nhỏ màu nâu đen.

Mùa hoa nở thường bắt đầu từ tháng 4 – 11, tiếp theo là mùa quả từ 11-12. Lưu ý trên một cây có thể có hai màu xanh và tím, màu của cây có thể thay đổi theo mùa. Chính vì vậy mà nhiều người lầm tưởng có hai loại cây dạ cẩm.

Cây dạ cẩm
Cây dạ cẩm với đặc điểm các bông hoa tụ lại với nhau thành hình cầu ở đầu cành

2. Cây dạ cẩm có tác dụng gì?

Dạ cẩm là cây thuốc có tính bình, vị ngọt hơi đắng. Loại thuốc này ngoài tác dụng thanh nhiệt, giải độc còn làm dịu cơn đau cũng như tiêu viêm, lợi tiểu. Dạ cẩm thường phát huy tác dụng trong một số trường hợp như:

  • Lở lưỡi
  • Loét miệng
  • Giúp vết thương mau lành, mọc da non nhanh hơn
  • Trị đau mắt khi kết hợp với cỏ bạc đầu
  • Chữa bong gân

Cây thuốc Dạ cẩm có thể sử dụng cả khi tươi và đã sấy khô.

3. Cây dạ cẩm chữa bệnh gì?

Trị lở loét miệng, nhiệt miệng, lưỡi, viêm loét họng:

  • Chuẩn bị: 12-25g lá và ngọn dạ cẩm đã rửa sạch
  • Tiến hành: lấy phần nguyên liệu đã chuẩn bị đem giã nát lấy nước cốt để uống hoặc bôi vào vết loét. Bạn có thể sử dụng cách khác là đem sắc thuốc để uống hàng ngày, mỗi ngày uống từ 2-3 lần trước bữa ăn.
Cây dạ cẩm
Cây dạ cẩm sau khi sơ chế có thể điều trị một số bệnh như nhiệt miệng

Trị đau tá tràng, ợ chua:

  • Chuẩn bị: Cao lỏng hoặc cao đặc dạ cẩm, mật ong
  • Tiến hành: Lấy khoảng 10-25g cao lỏng dạ cẩm thêm một chút mật ong cho dễ uống, chia dung dịch thành 2-3 phần dùng sau bữa ăn

Chữa trị một số bệnh lý có liên quan đến dạ dày

  • Chuẩn bị: 5kg lá dạ cẩm, 1 lít mật ong nguyên chất, 2kg đường phèn
  • Tiến hành: Cho lá dạ cầm vào đun trong nhiều giờ đến khi dung dịch trong nồi cô đặc lại. Tiếp tục thêm đường phèn trộn đều sau đó thêm mật ong. Khuấy đến khi dung dịch sền sệt lại thì đổ ra từng khuôn chờ nguội. sau đó dùng 20ml dạ cẩm trong khay hòa với 200ml nước ấm để uống trước bữa ăn. Mỗi ngày uống từ 2-3 lần, nên uống ít một để thuốc đi vào cơ thể từ từ.

Hiện nay trên thị trường đã có rất nhiều loại thuốc được bào chế từ dạ cẩm và có các công dụng khác nhau. Tuy nhiên bạn không nên lạm dụng chúng quá nhiều để tránh gây ra những tác dụng phụ không mong muốn. Khi bạn sử dụng thuốc nếu có các triệu chứng như buồn nôn, chóng mặt hay dị ứng,..hay đến ngay các phòng khám và nhờ đến sự giúp đỡ của bác sĩ.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số
HOTLINE
hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.
Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.