Bạn đang theo dõi bài viết chủ đề về Cây đài hái có tác dụng gì? cung cấp tại Đông Y Trường Xuân mong rằng sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong cuộc sống và chăm sóc sức khỏe.
Cây đài hái là một vị thuốc Nam, ngoài công dụng chữa bệnh cây còn được ép lấy tinh dầu để nấu nướng thay cho mỡ lợn. Dó đó mà cây còn được biết đến với tên dây mỡ lợn hay dây hái,… Đài hái là dược liệu có tác dụng trọng việc điều trị chứng rôm sảy, kiết lỵ, sưng vú,… cùng nhiều bệnh lý khác.
1. Cây đài hái là gì?
Cây đài hái còn được gọi bằng tên gọi khác là cây dây hái, dây mỡ lợn, du qua, mướp rừng,… Cây thuộc họ bí Cucurbitaceae có tên khoa học là Godgsonia macrocarpa.
Đài hái được xếp vào nhóm loại dây leo, có thân nhẵn, với những cây trưởng thành có thể phát triển trên 30m. Lá cây có hình trái tim có thể chia thành 3 hoặc 5 thùy, rộng khoảng 15 đến 25cm. Mặt trên của lá màu xanh lục và nhạt hơn ở mặt sau. Các thùy thuôn dài có đầu nhọn, lá dai và cứng nhẵn. Đối với những lá non chỉ có 2 thùy (có lá không chia thùy). Tua cuống có kích thước to, quăn xoắn.
Hoa đực mọc thành từng chùm có dạng ngù, còn hoa cái thì ngược lại mọc đơn độc, thường xuất hiện ở kẽ lá. Quả của đài hái hình cầu, có thể to bằng đầu người chia thành 10 đến 12 khía, cùi trắng. Hạt của quả có thể dao động từ 6-12 rất to, có hình trứng dẹt.
2. Khu vực phân bố của cây đài hái và cách chế biến
Cây đài hái thường mọc hoang và leo lên các cây lớn khác để sinh sống và phát triển. Cây xuất hiện nhiều ở các khu vực rừng nguyên sinh, ít hoặc không thấy ở vùng đồng bằng. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh Hà Tuyên, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Nghệ Tĩnh và một số tỉnh miền núi khác. Người ta thường thu hoạch quả của cây đài hái vào tháng 11 và 12 cho đến 1-2 năm sau mới được thu hoạch tiếp. Lá và hạt của cây đài hái được thu hái về làm thuốc hoặc thực phẩm khác.
Hạt của cây đài hái được dùng để ép lấy dầu do tỷ lệ dầu trong hạt rất cao từ 60-65%. Dầu hạt đài hái có màu vàng nhạt, không mùi không vị, có thể sử dụng thay thế mỡ lợn. Nếu để lâu dầu sẽ tự tách thành hai lớp. Đối với hạt sống khi ăn có thể cảm thấy đắng, nguyên nhân có thể do một ancaloit hoặc một glucozit,…
3. Công dụng của đài hái đối với một số triệu chứng lâm sàng
Ngoài công dụng lấy dầu làm thực phẩm thi cây đài hái còn được áp dụng trong nhiều bài thuốc.
- Điều trị chứng loét mũi
Chuẩn bị lá và thân cây đài hái, rửa sạch để loại bỏ hết lớp bụi bẩn. Ép phần lá và thân cây lấy nước, sau đó đem phần nước đã ép lọc qua một lớp vải sạch. Thực hiện nhỏ nước này vào mũi hàng ngày để điều trị bệnh.
- Hỗ trợ cải thiện vóc dáng cho chị em phụ nữ sau sinh
Chỉ nên áp dụng biện pháp này cho những chị em đã sinh được 1 tháng trở đi. Cách thực hiện rất đơn giản, lấy một lượng dầu đài hái vừa đủ thao lên bụng. Với cách này chị em phụ nữ sau sinh có thể lấy lại vóc dáng và giảm những ảnh hưởng sau quá trình mang thai.
- Điều trị sưng vú và tác dụng nhuận tràng
Cần chuẩn bị dầu của hạt đài hái, được chế biến đảm bảo vệ sinh. Sử dụng loại dầu này để thay thế dầu ăn hoặc mỡ động vật để chế biến thực phẩm hàng ngày. Đối với trường hợp sưng vú, nên dùng dầu ép từ hạt đài hái kết hợp với dầu dừa cùng với than đốt lá địa liền để bôi ngoài da.
- Hỗ trợ điều trị chứngrôm sảy,kiết lỵ,mẩn ngứa
Cần chuẩn bị dầu và nhân hạt đài hái. Để điều trị hiệu quả các bệnh này người bệnh nên sử dụng dầu hạt thay thế cho mỡ lợn, với nhân hạt có thể chế biến như muối lạc hay muối vừng để ăn với cơm. Ngoài ra, đối với chứng kiết lỵ có thể uống dầu hạt đài hái, mỗi lần sử dụng một thìa khoảng 4g uống 3 đên s4 lần. Nếu sử dụng phương pháp này thường xuyên có thể giúp nhuận tràng và thông đại tiện.
- Điều trị các vết thương do vắt cắn hoặc tắc chui vào tai
Chuẩn bị hạt đài hái đã được làm sạch, phơi khô. Sau đó tán thành bột thật nhỏ để rắc lên vết thương.
Cây đài hái là một vị thuốc có có vị đắng, tính mát và được áp dụng trong nhiều bài thuốc. Tuy nhiên các bài thuốc này đều từ ông bà xưa truyền lại vẫn chưa có nghiên cứu xác minh. Chính vì vậy, mọi người không nên sử dụng chúng một cách quá lạm dụng để tránh các tác dụng phụ có thể xảy ra. Hiện nay, cây đài hái đã được trồng ở nhiều nơi để phục vụ nhu cầu của người dân.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số
HOTLINE
hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.
Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.