Cây địa du có tác dụng gì?

Cây địa du có tác dụng gì?

Bạn đang theo dõi bài viết chủ đề về Cây địa du có tác dụng gì? cung cấp tại Đông Y Trường Xuân mong rằng sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong cuộc sống và chăm sóc sức khỏe.

Cây địa du là một loại thảo dược quý, có vị đắng chua, tính hơi hàn, không độc, đi vào kinh can, đại tràng và vị. Tác dụng lương huyết, cầm máu, giải độc liễm sang,… Vì vậy, thường dùng trong các bài thuốc dành cho phụ nữ sau sinh bịtắc tia sữa hoặc chứng huyết sau sinh; phụ nữ có nhiều khí hư, đau bụng kinh, chảy máu cam và rối loạn kinh nguyệt,…

1. Đặc điểm chung của cây địa du

Cây địa du có tên khoa học là Sanguisorba officinalis L. Rosaceae. Thuộc loại cây thân thảo, lâu năm, mọc hoang ở rừng núi, chiều cao trung bình khoảng 0,5-1m. Rễ cây dạng thân bò ngầm dưới đất, màu nâu. Lá địa du có dạng cuống dài và búp lông chim. Mỗi lá có từ 3-14 đôi lá chét hình trứng tròn hoặc hình bầu dục dài với đầu lá tù. Mép lá có dạng răng cưa thưa. Cụm hoa hình bông, mọc ở ngọn. Hoa lưỡng tính, nhỏ có màu đỏ sẫm hay hồng tím. Quả có lông hình cầu. Cây địa du thường sống ở trong những bụi cây nơi sườn núi chỗ ẩm thấp.

Bộ phận dùng làm thuốc là rễ, thu hái rửa sạch phơi khô. Dược liệu có dạng hình trụ, hình thức bên ngoài màu nâu thẫm hoặc nâu tím, cứng, bên trong có ít xơ, ít rễ con. Cách thử chất lượng dược liệu đối với địa du là thử xẻ nhỏ rễ cây nếu thấy màu vàng nâu hoặc vàng đỏ nhạt là dược liệu tốt, còn ngược lại nếu thấy vụn nhiều xơ là dược liệu xấu.

Thông thường, dược liệu được thu hoạch vào 2 mùa chính là mùa xuân hoặc mùa thu. Thời điểm mùa xuân là khi cây địa du sắp nảy chồi, hoặc mùa thu là thời điểm sau khi cây khô, đào lấy rễ, loại bỏ rễ con, rửa sạch, phơi hoặc sấy khô, hoặc thái thành từng phiến nhỏ rồi phơi khô.

  • Địa du phiến: Đem rửa sạch rễ cây địa du, loại bỏ tạp chất và bụi bẩn xung quanh. Thân cây còn sót lại, ủ mềm, thái lát thớ dày, phơi hoặc sấy khô, bảo quản kỹ.
  • Địa du thán: Sử dụng địa du phiến ở trên sau đó sao lửa to đến khi mặt ngoài dược liệu có màu đen xém cạnh và bên trong có màu vàng thẫm hay màu nâu tức là đạt tiêu chuẩn. Sau đó, lấy dược liệu ra để nguội rồi bảo quản kỹ càng.

Rễ cây địa du có chất cứng, thường có dạng hình thoi hoặc hình trụ không đều, hơi cong queo, dài từ 5 đến 25 cm, đường kính 0,5 – 2cm. Mặt ngoài tương đối phẳng, có màu nâu hoặc đỏ tím thẫm, có nếp nhăn dọc, có vân nứt ngang và vết rễ con. Vỏ có nhiều sợi dạng bông, có màu từ màu trắng vàng đến màu nâu vàng, phần gỗ màu vàng hoặc nâu vàng, tia gỗ xếp thành hàng xuyên tâm. Dược liệu thường được chế biến thành lát hình tròn hay hình bầu dục không đều với độ dày trung bình khoảng 0,2 – 0,5 cm, mặt cắt có màu nâu hoặc đỏ tía. Dược liệu địa du không có mùi, vị hơi đắng.

Vị thuốc đắng chua và tính hơi hàn. Quy kinh: Vào kinh Can, Vị và Đại tràng.

Thành phần chủ yếu trong dược liệu địa du là tannin. Ngoài ra còn có các thành phần khác như saponozit, flavon. Theo truyền miệng từ dân gian thì dựa vào màu đỏ của hoa có tác dụng cầm máu, chảy máu tiêu hoá, đường tiểu, thận, còn dùng trong ỉa chảy, khí hư.

Cây địa du
Hình ảnh mô tả cây địa du

2. Địa du có tác dụng gì?

Địa du được dùng trong cả Y Học Cổ Truyền và Y Học Hiện Đại.

Theo Y Học Hiện Đại, địa du có tác dụng:

  • Dùng với tính chất cầm máu, chảy máu tiêu hóa, rửa vết loét, khí hư.

Theo Y Học Cổ Truyền đánh giá:

  • Vị đắng, tính hơi hàn (lạnh), không có độc tính, tính chất mát huyết, cầm máu. Dùng trong những trường hợp phụ nữ tắc sữa, mọi chứng huyết của phụ nữ sau sinh.
  • Dùng trong điều trị rối loạn kinh nguyệt, khí hư bất thường, kinh nguyệt ra nhiều, đau bụng trong thời kỳ kinh nguyệt.

Ngày uống liều lượng 5-10g địa du dưới dạng thuốc sắc, dùng ngoài không kể liều lượng

3. Một số bài thuốc từ cây địa du

  • Đi tiểu nước tiểu đỏ đỏ (do nóng),táo bón:

Chuẩn bị: Địa du 15g và cam thảo 4g.

Thực hiện: Đem tất cả dược liệu đã chuẩn bị cho vào ấm thuốc, đổ thêm khoảng 550ml nước, sắc chia 3 lần uống trong ngày. Một liệu trình kéo dài trong 10 ngày.

  • Điều trị kinh nguyệt ra nhiều,chu kỳ kinh nguyệt dài ngày:

Chuẩn bị: Địa du (sao vàng xém cạnh) 15g và hạn liên thảo 8g.

Thực hiện: Đem các vị thuốc đã chuẩn bị rửa sạch cho vào ấm thuốc, đổ thêm khoảng 3 bát con nước, sắc nhỏ lửa cho đến khi còn 1 bát. Tiếp theo, cho thêm 2 bát con vào ấm sắc còn 1 bát. Sau đó, đem 2 nước thuốc vừa làm trộn lẫn, chia thành 3 lần uống trong ngày, uống khi thuốc còn ấm. Một liệu trình điều trị bệnh thông thường kéo dài khoảng 10 ngày.

  • Điều trịkhí hư dài ngày, kiết lỵ ra máu:

Bài thuốc hoàn địa du: Chuẩn bị địa du 16g; đương quy 12g, ô mai 12g, a giao 12g, kha tử nhục 12g, mộc hương 6g và hoàng liên 6g.

Thực hiện: Nghiền tất cả dược liệu kể trên thành bột mịn, luyện với mật làm từng viên hoàn. Mỗi lần uống khoảng 8g, ngày uống 2 lần hoặc sắc uống.

Cây địa du
Cây địa du có một số công dụng trong hỗ trợ điều trị bệnh lý
  • Hỗ trợ điều trị ho dolao phổi:

Chuẩn bị: Bạch mao căn 80g, địa du sao vàng xém cạnh 12g và bách thảo sương, sanh cam thảo (cam thảo sống), mỗi vị 8g.

Thực hiện: Đem tất cả các vị thuốc đã chuẩn bị cho vào ấm thuốc đổ thêm nước cho đến khi ngập hết phần thuốc. Sau đó, sắc nhỏ lửa uống thay trà hàng ngày, dùng liền trong thời gian 10 ngày.

  • Điều trịchảy máu cam do nhiệt:

Chuẩn bị: Địa du 7g, đại táo 50g, cam thảo 2g và a giao 3g.

Thực hiện: Đem tất cả các vị thuốc đã chuẩn bị cho vào ấm thuốc và đổ thêm khoảng 600ml nước, sắc nhỏ lửa đến khi còn 200ml. Chia thành 3 lần uống trong ngày. Dùng điều trị liên tục trong thời gian 5 ngày.

  • Điều trị nước ăn chân:

Chuẩn bị: Địa du 1 nắm to.

Thực hiện: Đổ ngập nước sắc nhỏ lửa lấy nước thuốc đặc ngâm chân, rồi lau khô.

  • Điều trịchín mé (giai đoạn sớm có kèm sưng tấy):

Đem địa du khô sắc lấy nước đặc ngâm vị trí bị chín mé trong thời gian khoảng 30 phút, ngày làm 2 lần.

  • Điều trị nhọt mọc ở háng, bẹn, không thu miệng được:

Chuẩn bị địa du 400g, kim ngân hoa 150g, vẩy lăng lý 3 cái sao đất vàng.

Thực hiện: Tán các dược liệu trên thành bột và thêm nước, rượu sắc đặc uống nóng lúc đói, dù nặng nhưng chỉ uống 4 lần là tiêu. Nếu đã thành mủ, thỉ thì bỏ vẩy Lăng lý đi mà thêm vào các vị thuốc khác như ngưu tất, Mộc qua, Cương tàm, Hoàng bá trị bệnh hột xoài hoặc ngứa ngáy bộ phận sinh dục nữ rất hiệu quả (theo tài liệu Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

Tuy nhiên, người bị huyết hư hàn, có ứ huyết không nên dùng dược liệu địa du. Đồng thời, trước khi sử dụng địa y trong điều trị bệnh, bạn nên tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ Đông y hoặc thăm khám tại các bệnh viện có khoa Y Học Cổ Truyền để có cách sử dụng thuốc tốt và đạt hiệu quả cao trong điều trị bệnh.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số
HOTLINE
hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.
Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.