Bạn đang theo dõi bài viết chủ đề về Cây hương thảo có tác dụng gì? cung cấp tại Đông Y Trường Xuân mong rằng sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong cuộc sống và chăm sóc sức khỏe.
Lá cây hương thảo có mùi thơm nhẹ, không chỉ có tác dụng làm gia vị, cây còn có nhiều tác dụng trong hỗ trợ và điều trị bệnh lý. Sử dụng cây hương thảo đúng cách sẽ đem lại nhiều lợi ích không ngờ đến. Vậy cây hương thảo có tác dụng gì trong đời sống?
1. Cây hương thảo là cây gì?
Cây hương thảo được biết đến chủ yếu là một loại cây gia vị. Chúng có nhiều tên gọi khác nhau tùy từng địa phương như cây dương chổi, cây mê điệt… Cây hương thảo thuộc họ hoa nhà môi và có tên khoa học là rosemary. Tên của cây hương thảo có nghĩa là sương của biển bởi đây là loài cây có nguồn gốc từ bờ biển Địa Trung Hải.
Cây hương thảo có thân nhỏ, cây cao khoảng 1-2m, mọc thành bụi. Lá cây hương thảo nhiều, hẹp có màu xanh thẫm và mùi hương rất thơm. Mặc dù cây hương thảo có nguồn gốc từ Địa Trung Hải nhưng hiện nay loại cây này được trồng ở nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là những nơi có khí hậu khô ráo, mát mẻ. Ở Việt Nam, cây hương thảo được trồng nhiều ở miền Trung và miền Nam. Khí hậu miền Bắc vẫn có thể trồng được cây hương thảo tuy nhiên cây sẽ không phát triển mạnh bởi mùa Đông miền Bắc khá lạnh.
Cây có thể trồng bằng hạt hoặc ươm mầm từ lá cây hương thảo. Cây hương thảo có thể thu hoạch theo hai cách là cắt ngọn sấy khô lấy lá đối với quy mô lớn hoặc cắt tỉa ngọn, lá ở quy mô nhỏ.
2. Cây hương thảo có tác dụng gì?
Trong cây hương thảo chứa nhiều tinh dầu và tanin. Ngoài ra cây hương thảo còn là nguồn cung cấp vitamin B6, canxi và sắt. Cây hương thảo có tác dụng gì bạn biết chưa?
2.1 Gia vị, hương liệu
Mùi hương nhẹ nhàng của lá cây hương thảo có tác dụng giúp giảm căng thẳng, stress. Vì vậy chúng được coi là một loại hương liệu giúp cân bằng tâm trạng, giảm cơn buồn ngủ, thanh lọc tâm trí. Rất nhiều liệu pháp điều trị về tâm lý sử dụng tinh dầu hoa anh thảo để kích thích và giải tỏa cho người bệnh.
Cây hương thảo có tác dụng gì? Cây hương thảo còn là một loại gia vị “ thần kỳ” khi kết hợp với thức ăn. Đây là một trong những loại gia vị không thể thiếu khi chế biến các món ăn Âu. Lá cây hương thảo có tác dụng khử mùi hôi tanh cho các loại thịt, được sử dụng nhiều trong các món nướng, món hầm.
Đặc biệt khi nấu ăn, nếu trên tay có mùi hương khó chịu từ nhiều loại thực phẩm lưu lại, bạn có thể lấy tay vò lá cây hương thảo. Tinh dầu từ lá sẽ giúp bạn khử mùi trên đôi tay của mình.
2.2 Hương thảo có tác dụng gì: Phòng bệnh ung thư
Ung thư là căn bệnh khiến nhiều người lo lắng bởi tỷ lệ tử vong của căn bệnh này khá cao. Chính vì vậy, bên cạnh việc điều trị thì phòng bệnh ung thư cũng là vấn đề được các tổ chức y tế khuyến cáo đến toàn dân. Có rất nhiều loại thực phẩm, thảo dược hỗ trợ phòng bệnh ung thư hiệu quả, trong đó cây hương thảo. Các nghiên cứu chỉ ra cây hương thảo có tác dụng trong phòng và điều trị ung thư da, ức chế tế bào ung thư phổi…
Cây hương thảo có tác dụng tương tự như một chất oxy hóa bảo vệ tế bào khỏe mạnh của cơ thể.
2.3 Ngăn rụng tóc
Rụng tóc là vấn đề gây ra nhiều sự khó chịu cho cả nam và nữ giới, đặc biệt là chị em phụ nữ. Tinh dầu từ cây hương thảo có tác dụng hỗ trợ phục hồi và ngăn rụng tóc qua các thử nghiệm khoa học thực tế. Hơn nữa sử dụng tinh dầu cây hương thảo an toàn, đơn giản và tiết kiệm hơn một số phương pháp điều trị rụng tóc hiện nay.
2.4 Phòng bệnh và điều trị Alzheimer
Lá cây hương thảo có tác dụng điều trị và phòng ngừa căn bệnh sa sút trí tuệ hay còn có tên gọi phổ biến là Alzheimer. Ngoài ra cây hương thảo còn giúp cải thiện tốt hơn chức năng nhận thức ở người cao tuổi.
2.5 Điều trị rối loạn lipid máu
Cây hương thảo là một ứng cử viên sáng giá trong điều trị rối loạn lipid máu bởi dịch của cây có tác dụng giảm tích tụ chất béo, hạn chế tăng cân khi thử nghiệm ở động vật.
2.6 Cây cảnh, giúp xua đuổi muỗi
Hiện nay, rất nhiều gia đình trồng cây hương thảo trong nhà như một loại cây cảnh. Bên cạnh việc trang trí cho ngôi nhà, cây hương thảo còn có tác dụng đuổi muỗi, côn trùng ra khỏi nhà.
3. Một số bài thuốc từ lá cây hương thảo
Dưới đây là một số bài thuốc từ lá cây hương thảo dành cho bạn:
3.1 Ngâm rượu
Ngâm rượu từ lá cây hương thảo có tác dụng giảm căng thẳng thần kinh, hỗ trợ tiêu hóa và tăng cường sức khỏe.
Cách ngâm: Dùng 200g lá cây hương thảo khô ngâm cùng 1 lít rượu 40 độ trở lên trong chai thủy tinh. Khi sử dụng lấy 2ml rượu pha với nước ấm và uống 2 lần một ngày.
3.2 Hãm thuốc điều trị một số bệnh
Thuốc hãm từ lá cây hương thảo có thể điều trị một số bệnh như nhức đầu, tăng huyết áp, lợi tiểu, giảm rụng tóc, rửa mắt viêm giác mạc, rửa vết thương nhiễm trùng…
Cách hãm: Dùng 2-3g lá hương thảo tươi hãm trong 1 cốc nước sôi, sau khi nguội thì uống như trà. Một ngày nên uống từ 4-5 lần. Nếu sử dụng lá tươi thì khoảng 30g hãm với 500ml nước và cũng chia ra uống 4-5 lần trong ngày.
3.3 Nước súc miệng
Sắc nước lá hương thảo với nước làm nước súc miệng có tác dụng chữa viêm loét miệng. Sử dụng nước sắc từ lá cây hương thảo súc miệng từ 1-2 lần trong ngày giúp vết loét nhanh chóng lành lại.
3.4 Điều trị mụn nhọt
Giã nát 50g lá hương thảo tươi rồi đắp vào vùng mụn từ 10-15 phút. Một ngày nên đắp 2 lần sáng tối. Tác dụng của bài thuốc này là giúp giảm sưng viêm đau nhức do mụn nhọt gây ra.
3.5 Điều trị kinh nguyệt không đều, giảm đau bụng kinh
Sử dụng mỗi loại thảo dược sau 20g bao gồm hương thảo, ngải cứu, ích mẫu, củ gấu, cỏ nhọ nồi sấy khô tán nhỏ rồi trộn với mật ong và vo thành viên.
Mỗi ngày uống 1 viên trước khi đi ngủ, trong vòng từ 15-20 ngày trước chu kỳ kinh nguyệt. Cách làm đơn giản nhưng hiệu quả điều hòa kinh nguyệt và giảm đau bụng kinh lại rất tốt. Bạn có thể thử làm hoặc mua sẵn nguyên liệu từ các hiệu thuốc đông y uy tín.
4. Lưu ý khi sử dụng cây hương thảo
Mặc dù cây hương thảo có nhiều tác dụng hữu ích đối với sức khỏe con người nhưng chúng ta chỉ nên sử dụng lá cây hương thảo với liều lượng thấp. Mặc dù trường hợp này rất hiếm nhưng dùng lá cây hương thảo với số lượng lớn có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn như co thắt, hôm mê, nôn mửa hoặc phù phổi…
Bên cạnh đó, lá cây hương thảo có thể tương tác với một số loại thuốc như thuốc chống đông máu, thuốc ức chế men chuyển trong điều trị huyết áp cao, thuốc lợi tiểu… Vì vậy, khi sử dụng lá hương thảo để nấu ăn hay điều trị bệnh lý, bạn nên kiểm tra xem bản thân hay người thân có đang sử dụng những loại thuốc này hay không.
Thai phụ hoặc mẹ đang cho con bú nên hạn chế sử dụng lá hương thảo bởi hiện nay chưa có nghiên cứu chỉ ra độ an toàn của loại cây này đối với thai phụ hay công dụng của chúng khi cho con bú. Lá hương thảo có thể gây viêm da kích ứng nên hãy để cây tránh ra tầm với của trẻ em và thận trọng khi sử dụng.
Hy vọng qua bài viết trên bạn đã biết được cây hương thảo có tác dụng gì? Khi trồng cây hương thảo, bạn vừa có thể sử dụng làm gia vị cho các món ăn vừa có thể dùng như một loại thảo dược hỗ trợ điều trị một số loại bệnh lý. Tuy nhiên khi sử dụng hương thảo để điều trị, bạn cần hỏi qua ý kiến của bác sĩ nhé!
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số
HOTLINE
hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.
Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.