Bạn đang theo dõi bài viết chủ đề về Cây niệt gió có tác dụng gì? cung cấp tại Đông Y Trường Xuân mong rằng sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong cuộc sống và chăm sóc sức khỏe.
Cây niệt gió thuộc học Trầm hương, mọc ở khắp nơi trên nước ta. Cây được dùng trong dân gian như một loại dược liệu quý, dùng trong chữa mụn nhọt, sưng đau. Tuy nhiên cây niệt gió có độc nên cần thận trọng khi sử dụng.
1. Cây niệt gió là cây gì?
Cây niệt gió có tên khoa học là Wikstroemia indica C.A.Mey, cây thuộc họ Trầm (Thymeleaceae).
Niệt gió là một loại cây nhỏ, cao khoảng 0.3 – 0.6m. Cành màu đỏ, mang nhiều vết sẹo rõ. Lá gần như không cuống, mọc so le hoặc mọc đối. Phiến lá nhẵn, mặt trên sẫm màu, mặt dưới nhạt màu. Hoa có màu vàng lục. Quả có hình trứng, khi chín chuyển sang màu đỏ.
Cây mọc hoang khắp nơi núi rừng ở nước ta. Bộ phận dùng là lá hoặc rễ cây, người ta thu hoạch lá vào mùa hạ, rễ vào mùa thu, đông hay dầu mùa xuân, hái về phơi hay sấy khô để dành mà dùng. Sau khi thu hái về, thì rửa sạch, phơi khô hoặc nấu một đêm, mở nắp cho bay bớt chất độc rồi phơi khô, khi dùng nấu thêm 3 giờ, mở nắp để giảm độc tố
2. Cây niệt gió có tác dụng gì?
Cây niệt gió được dùng trong dân gian để chữa mụn nhọt, sưng đau: Lá giã nát thêm dầu đậu phộng hoặc dầu vừng, đắp lên vùng da bị đau (trộn dầu để tránh gây phồng da). Trong dân gian dùng niệt gió chữa bệnh giun sán, giải độc khi bị ngộ độc; tán kết và tháo nước trong bệnh cổ trướng (Vỏ cây). Rễ dùng trong chữa sưng amydal, viêm tuyến nước bọt, viêm hạch làm ba, viêm khí quản, viêm phổi, phong thấp, đau nhức xương, đòn ngã tổn thương, bế kinh, thủy thũng. Lá niệt gió còn được dùng trong dân gian để chữa sưng tuyến vú cấp; lá tươi giã thêm dầu vừng đắp chữa đinh nhọt, vết thương do rắn cắn. Ngoài ra, có thể dùng niệt gió làm thuốc diệt sâu bọ trong nông nghiệp.
3. Thận trọng khi dùng cây niệt gió
Niệt gió là một vị thuốc chỉ mới thấy dùng theo kinh nghiệm trong dân gian. Theo Đông y, niệt gió có tính lạnh và có độc, cần hết sức thận trọng khi dùng. Gia súc ăn cây này có thể bị chết. Nhân dân một số vùng dùng làm cây duốc cá (làm cho cá ngộ độc chết để bắt).
Trong các tài liệu cổ, phụ nữ có thai và những người suy nhược không được dùng dược liệu này.
Liều dùng trung bình : 8 – 12g rễ hay lá tươi/ ngày.
Vỏ rễ và vỏ thân có chất kích thích bay hơi, khi bảo quản cần lưu ý phòng nhiễm độc.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số
HOTLINE
hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.
Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.