Cây tầm ma có tác dụng gì?

Cây tầm ma có tác dụng gì?

Bạn đang theo dõi bài viết chủ đề về Cây tầm ma có tác dụng gì? cung cấp tại Đông Y Trường Xuân mong rằng sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong cuộc sống và chăm sóc sức khỏe.

Cây tầm ma thường được người dân sử dụng làm bánh gai, bánh ít, lấy sợi dệt lưới đánh cá. Tuy nhiên, ít người biết rằng, cây tầm ma còn là một thảo dược có thể trị được nhiều loại bệnh.

1. Cây tầm ma là cây gì?

Cây tầm ma ở Việt Nam còn gọi là cây lá gai, trữ ma, gai tuyết. Cây tầm ma thường có chiều cao trên 1m, gốc cây hóa gỗ. Phần lá cây gai mọc so le nhau, lá hình tim, có lông, mặt trên màu xanh, mặt dưới màu trắng bạc. Hoa mọc thành bông kép nằm ở kẽ lá.

Bộ phận dùng làm thuốc gồm có rễ và lá cây tầm ma, có thể được thu hoạch vào bất kỳ thời điểm nào trong năm. Tuy nhiên, thời điểm thích hợp nhất để thu hoạch rễ cây tầm ma là mùa thu và đông.

Đào rễ cây tầm ma về rửa sạch đất cát, cắt bỏ phần non, để nguyên hoặc thái mỏng, sau đó đem phơi khô. Rễ cây tầm ma có thể dùng khô hoặc tươi đều được. Dược liệu khô cần được bảo quản nơi thoáng mát, tránh ẩm mốc.

Trong 100 gam cây lá gai có chứa những thành phần hóa học chính sau:

  • Nước;
  • Protein 85,3g;
  • Chất xơ 3,1g;
  • Chất béo 0,5g;
  • Tro 2g;
  • Vitamin A 1,15mg;
  • 0,39 mg vitamin B5;
  • B1 (thiamine) 0,2mg;
  • 0,3 mg pyridoxine;
  • 30 mcg vitamin C;
  • 0,1 mg folic acid;
  • 333 mg vitamin E;
  • 498,6 mcg biotin;
  • 17,4 mg kali;
  • 0,5 mcg choline;
  • 334 mg canxi;
  • 57 mg sodium;
  • 481 mg magie;
  • 80 mg photpho;
  • 150mg sắt;
  • 71 mg chlorine;
  • 779 mg đồng;
  • 1,64 mg mangan;
  • 76 mcg selenium;
  • 0,3mg kẽm…

Ngoài ra, các nhà nghiên cứu còn tìm thấy trong rễ của cây lá gai có chứa hàm lượng lớn chất flavonoid rutin giúp chống oxy hóa tế bào, ngăn chặn tác nhân gây hại cho cơ thể. Toàn cây lá gai chứa acid cyanhydric, phần hạt giàu chất béo và các axit tự do.

cây tầm ma có tác dụng gì
Giải đáp cây tầm ma có tác dụng gì?

2. Cây tầm ma có tác dụng gì?

Các bộ phận của cây lá gai đều có vị ngọt, tính hàn và không độc. Phần rễ cây tầm ma đi vào kinh tâm và can, phần lá vào kinh bàng quang.

Cây tầm ma có những tác dụng dược lý sau:

  • Rễ cây lá gai: Có công dụng chỉ huyết (cầm máu), lương huyết, thanh nhiệt, giải độc, an thai. Nhờ vào những tác dụng trên, rễ cây tầm ma (trữ ma căn) được dùng để chữa chứng xuất huyết do huyết nhiệt, thai lậu hạ huyết, động thai, nhiệt độc ung thủng.
  • Lá tầm ma: Có tác dụng chỉ huyết, lương huyết, tán ứ, thường được dùng để trị chứng nôn khạc, sưng đau hậu môn, tiểu tiện ra máu, áp xe vú mới phát.
  • Hoa cây lá gai trị bệnh sởi.
  • Vỏ, thân, cành cây tầm ma: Có công dụng lợi tiểu tiện, thanh nhiệt, chỉ huyết, tán ứ nên được dùng điều trị các chứng ứ nhiệt, tiểu tiện không thông, sang thương xuất huyết, giang môn thũng thống.

Liều dùng cây lá gai từ 12 – 20 gam dạng thuốc sắc, bột, viên.

cây tầm ma có tác dụng gì
Cây tầm ma có tác dụng trị tiểu rắt, tiểu buốt

3. Một số bài thuốc từ cây tầm ma

Với nhiều công dụng như trên, cây tầm ma có thể được sử dụng trong các bài thuốc sau:

  • An thai: Dùng rễ cây mới hái hoặc 30 gam rễ khô sắc với 600ml nước, còn 200ml chia uống 3 lần trong ngày. Thông thường, chỉ sử dụng 1 -2 ngày, bài thuốc sẽ phát huy công dụng rõ rệt.
  • Dưỡng huyết an thai: Sử dụng 20 gam trữ ma căn tươi, 100 gam gạo nếp, cùng với 10 quả hồng táo đem nấu thành cháo, thêm gia vị cho vừa, ăn 2 – 3 lần trong ngày.
  • Trị đau bụng khi mang thai, động thai: Dùng 2 phần lá tía tô, 2 phần rễ gai (mỗi phần 4 gam) phơi khô đem sắc với 400 ml nước, còn 100ml, uống 1 lần trong ngày. Nếu đau bụng kèm theo có chảy máu thì thêm 10 gam lá huyết dụ.
  • Trị sa tử cung: Sắc 30 gam rễ cây tầm ma khô với 600ml nước, chia uống nhiều lần trong ngày, dùng liên tục từ 3 – 4 ngày.
  • Trị đau bụng, xuất huyết khi mang thai: Dùng 4 phần rễ cây gai tươi, 1 phần lá ngải cứu và 1 phần tía tô (trong đó mỗi phần là 12 gam) sắc với nước uống trong ngày.
  • Cầm máu vết thương: Lá tầm ma đem rửa sạch, đập nát, giã nhuyễn, đắp vào vết thương rồi băng mỏng lại.
  • Lợi tiểu: Sắc 10 -30 gam rễ và lá tầm ma với nước uống.
  • Trị tiểu rắt, tiểu buốt, sỏi thận: Kết hợp rễ cây tầm ma với hành và hoa mã đề có thể trị được chứng bệnh trên.
  • Trị tiểu tiện, đại tiện ra máu: Sắc 15 – 20 gam lá tầm ma với nước uống trong ngày.
  • Trị phong thấp, đau nhức các khớp: Dùng 50 gam rễ cây tầm ma ngâm với 1 lít rượu uống 2 lần mỗi ngày, mỗi lần 10ml, dùng đều đặn trong 1 tuần.
  • Trị tê mỏi chân tay: Sắc 15 – 20 gam rễ cây tầm ma uống trong ngày.

Cây tầm ma có chứa hàm lượng vi chất tương đối cao (vitamin A,B, C, B2, B9, B5, K…, chất khoáng như sắt, kẽm, đồng, mangan) nên có thể được xem như rau ăn bổ dưỡng hằng ngày. Khi luộc chín, lá tầm ma mềm, không chứa axit nên không gây ngứa, mùi vị hơi giống rau dền.

Cây tầm ma là nguyên liệu chính để làm bánh gai. sở dĩ bánh gai giữ được lâu là nhờ vào thành phần chlorogenic nằm trong lá cây gai (có khả năng chống vi khuẩn và chống nấm). Nếu làm bánh gai mà không có lá gai thì chỉ sau vài ngày bánh sẽ bị mốc.

Ngoài được sử dụng để làm bánh, cây tầm ma còn có thể dùng an thai, điều trị tiểu rắt, phong thấp và một số bệnh lý khác. Tuy nhiên, cây tầm ma có tính hàn nên tránh sử dụng bài thuốc này cho người có thể trạng hư hàn hoặc sử dụng trong thời gian dài.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số
HOTLINE
hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.
Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.