Bạn đang theo dõi bài viết chủ đề về Cây và lá đài bi có tác dụng gì? cung cấp tại Đông Y Trường Xuân mong rằng sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong cuộc sống và chăm sóc sức khỏe.
Đại bi là loại cây thuốc khá phổ biến ở nước ta. Lá đại bi thường được dùng để chữa ho, cảm sốt, đầy bụng, khó tiêu, đau bụng kinh. Đại bi còn là nguyên liệu để chưng cất tinh dầu. Đặc biệt, tinh dầu đại bi có một chất tinh thể óng ánh và trắng như hoa mai được gọi là Mai hoa băng phiến – một vị thuốc có nhiều công dụng trong y học.
1. Tổng quan về cây đại bi
Cây đại bi có tên khoa học là Blumea balsamifera, thuộc họ Cúc (Asteraceae). Đại bi còn có các tên gọi khác như mai phiến, mai hoa băng phiến, từ bi, long não hương,… Cây đại bi là loại cây cây nhỡ, cao khoảng từ 1,5m-2,5m. Thân đại bi có nhiều rãnh dọc và có nhiều lông. Lá có hình trứng, hai đầu nhọn nhưng hơi tù và có nhiều lông ở mặt trên. Mép lá gần như nguyên hay xẻ thành hình răng cưa. Vỏ lá có mùi thơm dễ chịu. Hoa đại bi màu vàng, mọc ở kẽ lá hay trên đầu cành lá. Trên hoa có nhiều lông tơ. Quả bế có 2 cạnh dài khoảng 1mm và mang chùm lông ở đỉnh.
Đại bi phân bố ở khắp các tỉnh thành trong nước, từ rừng núi cho đến đồng bằng. Cây thường mọc ở những đồi núi đã phát quang có nhiều ánh sáng. Thành phần hóa học trong đại bi chủ yếu là tinh dầu và chất băng phiến. Các loại tinh dầu trong đại bi gồm d.borneol, camphor, limonen, acid palmitic, acid myristic,…Bộ phận dùng của đại bi là lá. Lá có mùi thơm và được thu hái quanh năm nhưng tốt nhất là mùa hè, sau đó rửa sạch và phơi để dùng dần. Khi chưng cất lá đại bi rồi cho thăng hoa có thể thu được mai hoa băng phiến. Búp và lá non chứa nhiều mai hoa băng phiến hơn các bộ phận khác. Mai hoa băng phiến có dạng tinh thể trong suốt hoặc gần trong suốt, hình dạng giống như phiến cánh hoa mai. Nó có vị cay mát và mùi thơm nhẹ dễ chịu. Tên của hoạt chất này theo Y Học Hiện Đại là borneol.
2. Công dụng của cây đại bi là gì?
Nhiều người vẫn luôn thắc mắc lá đại bi chữa bệnh gì. Theo Y Học Cổ Truyền, cây đại bi có vị cay và đắng, tính ấm và mùi thơm. Đại bi có tác dụng tiêu thũng, khu phong, hoạt huyết, tán ứ. Lá đại bi chữa ho, cảm sốt, đầy bụng, khó tiêu, thấp khớp, đau bụng kinh…Đại bi còn có thể dùng ngoài để chữa chấn thương, mụn nhọt, ghẻ ngứa bằng cách đắp hoặc nấu nước tắm. Bạn cũng có thể làm đại bi ngâm rượu để xoa bóp chỗ đau nhức. Cao chiết từ lá đại bi còn có đặc tính kháng histamin, kháng nấm. Tại Ấn Độ, lá đại bi dùng để chữa mất ngủ, tâm thần bị kích thích. Ở Thái Lan lá đại bi được thái nhỏ phơi khô rồi cuộn thành điếu hút để chữa viêm xoang.
Mai hoa băng phiến thì có vị cay đắng, tính hơi hàn, tác dụng vào các kinh tâm, phế và tỳ. Nó có công dụng khai khiếu, chỉ thống, làm tan màng mộng ở mắt, trị trúng phong và đau bụng,…
3. Các bài thuốc từ cây đại bi
Chữa cảm sốt: Dùng lá đại bi, lá sả, lá chanh, lá bưởi, mỗi thứ khoảng một năm. Sau đó rửa sạch và cho tất cả vào nồi đun sôi. Tiếp đến dùng nồi nước xông từ 2 – 3 lần trong 1 tuần hoặc cho đến khi hết cảm sốt.
Bạn cũng có thể lấy một nắm lá đại bi tươi, một nắm lá ngải cứu tươi và một nắm cám gạo trộn đều rồi rang trên chảo cho tới khi nóng già, lấy ra gói vào 1 miếng vải và chườm nóng khắp người để giải cảm.
Chữa ho: Lá đại bi 200g, rễ cà gai leo 100g, lá chanh 50g, củ sả 100g, rễ thuỷ xương bồ 100g, trần bì 50g. Tất cả phơi khô, cắt nhỏ nấu với nước 2 lần để được 700ml dung dịch, sau đó lọc và cho thêm 300ml sirô để được 1 lít cao. Uống 2 lần/ngày, mỗi lần 20ml.
Chữa viêm khớp dạng thấp: sử dụng rễ đại bi và kê huyết đằng, mỗi vị 30g. Sắc uống hoặc ngâm rượu uống.
Chữa đau bụng kinh: 30g rễ đại bi 30g và 15g ích mẫu. Sắc uống.
Chữa trúng phong sau sinh đẻ: Lá cây đại bi, sả, lá quất hồng bì, ngũ trảo, với tỷ lệ bằng nhau. Nấu nước tắm.
Trị các chứng bệnh trúng phong, kinh giản, hôn mê, co giật: Chí bảo đơn: Xạ hương 7,5g, băng phiến 7,5g, chu sa 30g, sừng tê giác 30g, hùng hoàng 30g, ngưu hoàng 15g, đồi mồi 30g, hổ phách 30g, vàng lá 50 lá, an tức hương 45g. Tất cả nghiền thành bột mịn hay làm viên hoàn. Thuốc bột uống mỗi lần 0,8g hoặc 1 viên hoàn. Ngày uống 1 – 2 lần, nên uống với nước đun sôi còn hơi ấm.
Hạ sốt, chống viêm, giảm đau: Sử dụng các thành phần Băng phiến, huyền minh phấn, bằng sa và chu sa. Tất cả nghiền thành bột mịn. Sau đó thổi bột thuốc vào họng hoặc bôi vào chỗ đau. Khi bôi thuốc, nước bọt sẽ tăng nhiều, ngậm vài phút sau đó nhổ nước bọt đi. Chữa chân răng sưng đau, loét niêm mạc vòm miệng, trẻ em đang bú bị mụn thành vệt trắng ở miệng.
Tan màng mộng, sáng mắt: Băng phiến nghiền thật mịn và điểm vào khoé mắt để trị đau mắt đỏ có màng mộng.
Trị viêm tai giữa có mủ: Băng phiến 2,5g, long cốt 15g, xạ hương 0,5g, mẫu lệ 10g, chương đơn 10g, hoàng liên 10g. Tất cả tán thành bột mịn. Mỗi lần dùng lấy một ít thuốc thổi vào tai bị viêm đau.
Tóm lại, đại bi không chỉ là một loại dược liệu có nhiều công dụng mà còn là nguyên liệu để chưng cất tinh dầu. Tuy nhiên, trước khi sử dụng các bài thuốc từ đại bi hay bất kỳ loại dược liệu nào, bạn nên tham khảo ý kiến các bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo an toàn, hiệu quả.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số
HOTLINE
hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.
Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.