Chanh non chữa ho tuyệt đỉnh, bạn đã biết chưa?

Chanh non chữa ho tuyệt đỉnh, bạn đã biết chưa?

Bạn đang theo dõi bài viết chủ đề về Chanh non chữa ho tuyệt đỉnh, bạn đã biết chưa? cung cấp tại Đông Y Trường Xuân mong rằng sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong cuộc sống và chăm sóc sức khỏe.

Bài thuốc từ chanh non

Nội dung video được tư vấn chuyên môn bởi BS Vũ Văn Tài, Trung tâm Y học cổ truyền Vinmec – Sao Phương Đông

Chanh đào thường được các bà nội trợ ngâm với mật ong để thành một loại thuốc ho dùng sẵn khi ho. Tuy nhiên, theo BS Vũ Văn Tài, Trung tâm Y học cổ truyền Vinmec – Sao Phương Đông, ngoài chanh đào để ngâm làm thuốc trị ho thì chúng ta cũng có thể dùng quả chanh ta, lúc còn non, vỏ dày cũng có công năng giảm ho không kém.

1. Công dụng của chanh non với sức khỏe

Sở dĩ nên sử dụng quả chanh ta còn non là vì tác dụng làm giảm ho của quả chanh ở thành phần có trong tinh dầu vỏ quả là chính. Tinh dầu này có tác dụng ôn thông phế khí, giải uất hoá trừ đờm, nói nôm na là giúp phế khí thông, giúp dễ long đờm giảm ho. Chanh đào có một số sắc tố betacaroten ở phần ruột màu hồng mà chanh thường không có, nhưng tác dụng trị ho không phải ở phần tép chanh này bạn nhé.

Tỷ lệ tinh dầu trong quả chanh non nhiều hơn chanh chín. Theo Đông y, khí vị của quả chanh non nhẹ, thăng phát lên trên nên khi dùng nó sẽ tác động tới phế, chính là phổi, có hiệu quả mạnh hơn. Tuy nhiên, thông thường vỏ quả chanh non sẽ có vị khá đắng, nên bạn có 2 lựa chọn như sau: Phơi quả chanh non ra vài nắng để quả chanh hơi quắt lại, như vậy khi ngâm sẽ giảm bớt vị đắng đi. Trường hợp không được chanh non, bạn vẫn có thể dùng quả chanh chín bán phổ biến ở chợ, nhưng chú ý chọn quả dày để có được hàm lượng tinh dầu cao, chứ không nên chọn quả vỏ mỏng để vắt lấy nước như thông thường. Với cách thứ 2 này siro cũng sẽ có vị thơm và dễ sử dụng hơn sau này, nhưng hàm lượng tinh dầu sẽ giảm đôi chút.

Kết hợp thêm với 2 vị nữa. Mật ong có tác dụng kháng khuẩn, tạo lớp dịch nhầy tự nhiên bảo vệ niêm mạc nghĩa là sẽ làm giảm tình trạng viêm họng – nguyên nhân gây ra cơn ho. Lá húng chanh có tác dụng khá tốt trong điều trị ho do phong, tức là ho do gió lạnh.

2. Cách ngâm chanh non với mật ong để trị ho

Có các nguyên liệu rồi, tiếp tục sở hữu công thức kết hợp sau đây, bạn sẽ có một lọ siro trị ho tuyệt đỉnh mà chưa có nhiều người biết đâu.

Tỉ lệ ngâm là: 100g chanh, 20g húng chanh, 300g mật ong. Trong đó, quả chanh nên bổ đôi. Lá húng chanh rửa sạch, để ráo nước. Lọ ngâm nếu có thể thì nên tráng qua nước sôi rồi phơi ngoài nắng để hạn chế váng trong quá trình ngâm và sử dụng sau này. Mật ong nên chọn loại tốt, bởi bản thân mật ong cũng là một loại chất bảo quản tự nhiên, giúp cho siro đảm bảo chất lượng. Không cần cho đường phèn vì đây cũng chỉ là một vị ngọt để về sau dễ sử dụng hơn, còn trường hợp bạn muốn có vị ngọt cho em bé dễ uống thì có thể cho thêm chút đường phèn thôi nhé.

Lọ chanh ngâm sau khoảng 2-3 tuần là có thể lấy nước ngâm pha với chút nước ấm, không cần xay ra làm siro. Uống như vậy sẽ có tác dụng trừ ho khan vào mùa đông. Trường hợp ho có đờm cũng có tác dụng long đờm để sớm hết bệnh.

Nếu dùng mật ong loại tốt, sau khi mở luôn xoáy/bịt kín lọ, thìa lấy siro luôn khô ráo thì bạn sẽ dùng được lâu, có thể để đến mùa đông năm sau nữa. Như vậy, siro còn giữ được tinh dầu thì vẫn còn tác dụng chữa ho. Trường hợp siro bị lên váng, hoặc bạn quan sát thấy đã bị loãng, tức là tỉ lệ nước trong thành phần cao thì không nên sử dụng nữa.

Siro chanh, mật ong và lá húng chanh rất phù hợp trị ho khan mùa đông. Còn khi mùa xuân, sẽ có một loại thuốc ho thảo dược khác có tác dụng đặc hiệu phù hợp hơn nữa. Là gì, mời các bạn đón xem tiếp video sau để biết nhé. Còn bây giờ, chúc bạn thành công với công thức thuốc ho tuyệt đỉnh mới học được, đừng quên chia sẻ trải nghiệm sống organic của mình với Vinmec nhé.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số
HOTLINE
hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.
Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.