Chứng vị hàn trong đông y

Chứng vị hàn trong đông y

Bạn đang theo dõi bài viết chủ đề về Chứng vị hàn trong đông y cung cấp tại Đông Y Trường Xuân mong rằng sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong cuộc sống và chăm sóc sức khỏe.

Chứng vị hàn là chi vị dương bất túc, khi hàn tà quá thịnh sẽ xuất hiện những biến hóa bệnh lý như trong vị có hàn ngưng khí trệ, vị mất hòa giáng. Chứng vị hàn phần nhiều do hàn tà xâm nhập vị, ăn uống không điều độ chính là những yếu tố gây nên bệnh.

1. Chứng vị hàn là gì?

Chứng vị hàn là một triệu chứng chi vị dương bất túc, hàn tà quá thịnh mà xuất hiện những biến hóa trong bệnh lý ví dụ như trong vị có hàn ngưng khí trệ, vị mất hòa giáng. Chứng vị hàn phần nhiều do hàn tà xâm nhập vị, ăn uống không điều độ hoặc thức ăn có tính lạnh.

Trên lâm sàng, người bệnh xuất hiện những triệu chứng như vị quản đau, gặp lạnh thì đau hơn, thích xoa, thích ấm, nôn mửa ra nước trong miệng, không khát, miệng nhạt, ruột sôi ùng ục, đi đại tiện phân lỏng, chân tay lạnh, người lạnh, lưỡi nhợt, rêu lưỡi trắng trơn, mạch huyền hoặc trầm trì.

2. Cơ chế bệnh sinh

Hàn thuộc âm, tín ngưng trệ, chủ co vào, hàn đọng ở vị quản, khí trệ không thông, không thông thì gây đau cho nên vị quản đau. Hàn chủ thu dẫn, kinh khí gặp trở ngại, kinh mạch bị bế tắc cho nên có khi cảm thấy đau dữ dội, nặng thì chân tay ra mồ hôi. Hàn khí gặp nhiệt thì tản ra, khí huyết gặp nhiệt thì lưu hành, vì vậy nhiệt sẽ làm giảm bớt đau. Vị khí bị tổn thương không vận hóa được bởi cơm nước cho nên tinh vị của thực phẩm hóa thành thủy ẩm. Vị khí kéo theo ẩm nghịch lên cho nên gây nôn mửa ra nước trong, thủy ẩm chạy vào đường tiêu hóa gây ra tiếng sôi ruột. Hàn tà hại dương, dương khí không đầy đủ cho cơ thể nên người bị lạnh tay chân. Hàn thịnh ở trong thì miệng nhạt, không khát, đại tiện phân lỏng,…

Chứng vị hàn gặp nhiều ở người trung dương bất túc như cơ thể vốn dương hư, ốm lâu chính khí bị tổn hại hoặc mệt nhọc thường Tỳ, lại do ăn uống mất điều hòa, ăn nhiều thức mát lạnh hoặc cảm nhiễm hàn tà từ bên ngoài, là những nhân tố dẫn tới trung dương bị tổn hại, hàn tà thịnh ở bên trong. Vị mất công năng thụ nạp và hòa giáng.

Hàn là chủ khí của mùa đông, nhưng hàn tà gây bệnh thì có thể gặp ở cả bốn mùa, đặc điểm là ngưng trệ, co rút, dễ làm tổn thương dương khí người ta. Hàn tà làm tổn hại vị cũng đủ những đặc trưng trên, vì trong mỗi bệnh lý khác nhau nên triệu chứng lâm sàng cũng không giống nhau. Chứng vị hàn thường gặp trong bệnh vị quản thống, đặc điểm biểu hiện triệu chứng trên lâm sàng đó là vị quản đột ngột đau dữ dội, cự án, cảm thấy giá lạnh cục bộ, gặp lạnh thì đau, gặp ấm giảm đau. Bệnh phần nhiều do thời tiết giá lạnh hoặc mùa nóng ham ăn thức uống lạnh, sống làm cho hàn tà xâm nhập vị. Vị dương bị suy yếu, uất lại không phân bố, hàn tích ở trong và ngưng trệ khí, khí huyết không tàng. Vị mất đi sự cân bằng, chứng vị hàn trong đông y quá thịnh cho nên gây đau dữ dội.

Chứng vị hàn
Chứng vị hàn khiến người bệnh cảm thấy giá lạnh cục bộ, gặp lạnh thì đau

3. Triệu chứng chứng vị hàn

Trong các bệnh ẩu thổ và tiết tả xuất hiện chứng vị hàn có biểu hiện triệu chứng trên lâm sàng như nôn mửa, ỉa chảy, đau vị quản, sôi bụng và chướng đau quanh rốn. Phần nhiều do mùa hạ nóng nực, tham ăn đồ mát lạnh hoặc đêm nằm ngủ chỗ nhiều sương, hàn tà trúng thẳng vào vị phủ mà gây nên bệnh. Tính của hàn là ngừng rít, ngăn trở khí cơ, trung dương bị tổn hại và vị mất sự hỏa giáng. Ngoài ra trên lâm sàng còn xuất hiện đa số trường hợp có kiêm cả ngoại cảm như chứng sợ lạnh, đau đầu, đau mình.

Tóm lại, chứng vị hàn trong đông y là chi vị dương bất túc, khi hàn tà quá thịnh sẽ xuất hiện những biến hóa bệnh lý như trong vị có hàn ngưng khí trệ, vị mất hòa giáng. Chứng vị hàn phần nhiều do hàn tà xâm nhập vị, ăn uống không điều độ chính là những yếu tố gây nên bệnh.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số
HOTLINE
hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.
Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.