Bạn đang theo dõi bài viết chủ đề về Công dụng chữa bệnh của cây tầm sét cung cấp tại Đông Y Trường Xuân mong rằng sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong cuộc sống và chăm sóc sức khỏe.
Cây tầm sét hay bìm bìm xẻ ngón là một loài dây leo bằng thân quấn, có rễ như khoai lang và có độc nên cần cẩn trọng khi sử dụng và thường chỉ dùng ngoài da. Vậy những công dụng cụ thể của cây tầm sét là gì?
1. Cây tầm sét là gì?
Cây tầm sét hay còn gọi là khoai xiêm, bìm tay thuộc họ khoai lang là loài cây leo thân quấn, cành trụ, lá xòe như hình bàn tay, cuống dài. Hoa thường nằm theo cụm ở nách lá, màu hồng, quả hình cầu chứa 4 hạt có lông màu vàng hung.
Tầm sét là loài liên nhiệt đới, mọc ở bờ bụi nhiều nơi khắp Việt Nam, nhất là ở độ cao 700-1000m. Vào mùa đông, cây tầm sét thường chỉ được đào lấy rễ củ, lá rửa sạch, thái mỏng hay sấy hoặc phơi khô để sử dụng làm dược liệu.
2. Công dụng chữa bệnh của cây tầm sét
Cây tầm sét có vị đắng, tính hàn, có độc có tác dụng tán kết, giải độc, trục thủy tiêu thũng. Theo lịch sử, cây tầm sét đã được dùng để điều trị mụn nhọt từ thế kỷ 14, đến khoảng thế kỷ 18 dân gian dùng củ tầm sét làm thuốc điều trị đau xương khớp tê thấp bằng cách giã nát rồi đem chưng với đồng tiện, sau để nguội rồi xoa bóp ngoài da. Hiện nay, ở nước ta củ tầm sét thường chỉ được dùng bằng cách giã nát rồi đắp lên da để trị mụn mủ. Một số công dụng khác của cây tầm sét gồm có:
- Thuốc lợi sữa, tẩy nhẹ, giảm đau, nhuận gan và chữa nhọt mủ: dùng liều 8-18g dạng thuốc sắc
- Chữa thủy thũng, trướng bụng, đái dắt, dùng ngoại trị viêm tuyến sữa, ung sang, sưng hạch: rễ củ tầm sét cạo sạch vỏ, thải mỏng giã nát rồi trộn với mật ong ăn trực tiếp giúp bồi bổ, tăng lực
- Củ tầm sét nấu với đường ăn thường xuyên có thể điều kinh và tránh béo bệu
- Ở Ấn Độ còn dùng cây tầm sét làm thuốc nhuận tẩy nhẹ, thuốc chữa suy yếu, rong kinh, ngoài ra còn lợi sữa và thông mật
Tuy có tác dụng điều trị hiệu quả nhưng cần lưu ý không sử dụng vị thuốc cây tầm sét cho phụ nữ có thai cơ thể yếu vì có tính độc có thể gây ảnh hưởng tới thai nhi. Tốt nhất, bạn chỉ nên sử dụng khi có sự tư vấn của bác sĩ, lương y có chuyên môn y học cổ truyền để tránh những ảnh hưởng tới sức khỏe.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số
HOTLINE
hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.
Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.