Bạn đang theo dõi bài viết chủ đề về Công dụng của cây quán chúng cung cấp tại Đông Y Trường Xuân mong rằng sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong cuộc sống và chăm sóc sức khỏe.
Trong các vị thuốc thảo dược, chắc hẳn cây quán chúng đã trở nên khá quen thuộc và phổ biến vì những công dụng vượt trội của nó. Cây quán chúng dễ tìm thấy, có thể kết hợp cùng các vị thuốc khác để chữa một số bệnh như lỵ, ra máu âm đạo bất thường, trị giun đũa và các bệnh dễ chảy máu, xuất huyết.
1. Thông tin chung về cây quán chúng
Cây quán chúng là một dược liệu khá phổ biến trong Đông y. Tên khoa học của Quán chúng là Cyrtomium fotunei J.Smi, thuộc họ Dương xỉ (Polypodiaceae). Một tên gọi khác của loại dược liệu này chính là Hoạt thủy quán chung, Lưỡi hái. Nguồn gốc của loại cây này rất phức tạp và chưa có tài liệu nào thống nhất. Tuy nhiên một số tài liệu cho rằng vị thuốc này bắc nguồn từ Trung Quốc với tên tiếng Trung là 貫 眾.
Nguồn gốc của loại cây này rất phức tạp, hiện nay vẫn còn nhiều tranh cãi xoay quanh nơi bắt nguồn của loại dược liệu quý này. Trong các tài liệu của Trung Quốc cho rằng cây quán chúng bắt nguồn từ nước của họ, chúng là thân rễ của cây Cyrtomium ortunei J. Sm – một loại cây thuộc họ Dương Xỉ. Tuy nhiên, theo A. Pételot viết trong sách “Les plantes médicinales du Cambodge, du Laos et du Việt Nam” thì quán chúng lại là một loại cây đã có từ trước tại Việt Nam, nhân dân ta đã sử dụng thân và rễ của các loại cây họ hàng gần với dược liệu này nhưng chỉ là những bài thuốc truyền miệng, không có tài liệu về tên khoa học của chúng.
Về ý nghĩa tên gọi của cây quán chúng. Với “quán” là một xâu chuỗi ý chỉ hình dạng của vị thuốc này. “Chúng” có nghĩa là nhiều, nói đến tên quán chúng người ta sẽ liên tưởng đến hình ảnh rất nhiều cành lá đan xen vào gốc cây. Nhìn bề ngoài của loại cây này nhiều người lầm tưởng là đuôi chim chả, với da đen và thịt đỏ.
2. Đặc điểm nhận diện cây quán chúng
Cây quán chúng thường mọc ở khe núi, có hình dạng dễ nhầm với đuôi chim chả. Tại Việt Nam, dược liệu quý này phân bố chủ yếu ở SaPa. Loại cây này có thân và rễ bám vào cuống lá hoặc thân cây khô của những loại cây khác thuộc quyết thực vật. Quyết (Pteridophyta) là tên gọi chung của một nhóm thực vật với thân, rễ, lá là thật và có thêm mạch dẫn để dinh dưỡng cho cây. Với hình thức sinh sản của họ quyết thực vật là sinh sản bằng bào tử. Bào tử sẽ phát triển thành nguyên tản và sau đó trên bề mặt nguyên tản này, cây con sẽ mọc ra. Tiêu biểu và chiếm một số lượng lớn trong nhóm quyết chính là ngành Dương xỉ.
Về đặc điểm bên ngoài của cây quán chúng: cây có rễ và thân thẳng đứng, những lá non mọc thành túp, mỗi lá có cuống dài 5 đến 20 cm, có khía sâu và có vảy. Một đặc điểm nổi bật và dễ nhận diện của cây chính là lá phiến lá sẽ có hình như một lông vũ của chim với độ dài 15 – 35 cm.
Theo Dược học tạp chí, thành phần hóa học của cây quán chúng gồm có nixin, filmaron, albaspidin. Filixin khi thủy phân sẽ cho sản phẩm là axit filixic và aspidinola. Ngoài ra còn có axit tĩlmaric, chất béo.
3. Cách sử dụng của cây quán chúng
Cây quán chúng được dùng như một dược liệu quý chữa các bệnh liên quan đến xuất huyết và chảy máu. Người ta thường thu hoạch thân và rễ của loại cây này vào mùa hè, mùa thu trong năm. Sau đó rửa sạch sẽ, cắt bỏ rễ con rồi đem phơi khô hoặc sấy là có thể sử dụng được.
Cách sử dụng cây quán chúng rất đơn giản. Nếu bạn đang có sản phẩm là cây quán chúng phơi khô, có thể ngâm nước để cây mềm ra sau đó thái mỏng hoặc tán nhuyễn thành bột và dùng ngay. Nếu sản phẩm của bạn ở sẵn dạng lát và bột mịn thì có thể dùng ngay mà không cần qua bước sơ chế. Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả điều trị tốt nhất, cần lời khuyên của bác sĩ trước khi bắt đầu sử dụng, và lưu ý liều lượng tránh quá liều và gây nên các tác dụng phụ không mong muốn.
4. Công dụng của cây quán chúng
Cây quán chúng là một dược liệu quý, từ xa xưa người ta đã truyền tay nhau nhiều bài thuốc dân gian với sự có mặt của loại cây này nhằm điều trị một số bệnh lý liên quan đến xuất huyết và chảy máu. Cây quán chúng có vị đắng rất đặc trưng, mang tính hàn nên có tác dụng nổi bật giúp thanh nhiệt, điều hòa lượng máu lưu thông, cầm máu tốt trong các trường hợp xuất huyết. Ngoài ra, vị thuốc này còn có tác dụng tăng cường sức đề kháng, giải độc và sát khuẩn. Một số bệnh lý có thể áp dụng cây quán chúng để điều trị bao gồm:
4.1. Chữa lỵ
Bệnh lỵ nói chung thường do lỵ trực trùng gây nên. Từ trước đến nay có nhiều vụ dịch lỵ với quy mô lớn và nhiều người tử vong đã được ghi nhận. Lỵ là một bệnh lý nhiễm khuẩn đường tiêu hóa, với triệu chứng nổi bật là đi cầu nhiều lần, cảm giác mót rặn và kèm máu tươi chảy ra trong phân. Bên cạnh triệu chứng đường tiêu hóa, người bệnh còn cảm thấy mệt mỏi, đau đầu, sốt cao. Các biến chứng nặng nề của bệnh gây tử vong chủ yếu là do suy kiệt, rối loạn nước điện giải dẫn đến suy thận, suy tuần hoàn và dễ gây tử vong.
Phương thuốc chữa lỵ từ cây quán chúng là: Quán chúng 20 gram, kim ngân hoa 20 gram trộn với nhau và tán nhuyễn. Sau đó trộn với 10 gram bột cam thảo. Dùng uống tù 3 đến 4 lần một ngày, mỗi lần 1-2 gram. Điều trị thường xuyên cho đến lúc bệnh thuyên giảm. Lưu ý, chỉ nên dùng trong các thể lỵ nhẹ và chưa có biến chứng. Các trường hợp nặng hơn nên tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị.
4.2. Chảy máu bất thường đường âm đạo
Ra máu bất thường âm đạo được định nghĩa là máu chảy ra bất thường không theo chu kỳ, không trùng với ngày hành kinh và không dự đoán trước được. Nguyên nhân gây ra máu bất thường âm đạo có rất nhiều, gồm những nguyên nhân liên quan đến thai kỳ, các nguyên nhân không liên quan đến thai kỳ bao gồm: hội chứng buồng trứng đa nang, polyp tử cung, ung thư buồng trứng, ung thư tử cung…
Nếu như chảy máu thường xuyên thì bạn nên đi khám để phát hiện và điều trị sớm các bệnh lý thực thể để triệu chứng này không tái phát. Phương thuốc chứa quán chúng chỉ giúp cầm máu với 20 gram quán chúng thái lát, sắc với nước rồi hòa với rượu uống. Mỗi lần uống 1 -2 ly nhỏ, uống trong ngày.
4.3. Điều trị giun đũa
Bệnh giun đũa trước đây là một bệnh lý khá phổ biến. Nhiễm giun đũa thường gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng hay gặp nhất ở nhóm 5 – 9 tuổi. Nhiễm giun đũa trước đây khá phổ biến ở nước ta, nhất là ở nông thôn, có những vùng tỷ lệ nhiễm giun đũa lên đến 80%.
Phương thức trị giun đũa: 25 gram quán chúng sắc nước để uống. Uống thường xuyên trong ngày cho đến khi triệu chứng đau bụng và rối loạn tiêu hóa thuyên giảm.
4.4. Phòng bệnh số xuất huyết
Ở Việt Nam, sốt xuất huyết Dengue là một trong những bệnh truyền nhiễm phổ biến nhất. Bệnh có biểu hiện lâm sàng với sốt, xuất huyết tự nhiên. Bệnh nặng có thể đưa đến sốc, xuất huyết nặng và tổn thương các cơ quan quan trọng như gan, tim, thần kinh, từ đó dẫn đến tử vong.
Bài thuốc chứa quán chúng được dùng để phòng bệnh bệnh sốt xuất huyết. Bao gồm quán chúng, hạt Muồng (hay hoa Hòe) mỗi vị 12 gram sắc nước uống. Uống trong ngày, đặc biệt nên uống vào những mùa cao điểm xảy ra dịch sốt xuất huyết. Bên cạnh đó, phải thực hiện thêm các biện pháp phòng tránh khác để hạn chế muỗi đốt như: không để nước đọng, ngủ màn, diệt muỗi…
4.5. Chữa chảy máu mũi (chảy máu cam)
Chảy máu mũi hay còn gọi là chảy máu cam hoặc tỵ nục. Đây là hiện tượng thường gặp khi các mao mạch bên trong mũi bị tổn thương.
Thông thường, máu chỉ chảy từ một bên mũi. Hầu hết mọi người đều có ít nhất một lần bị chảy máu cam trong đời. Đa số các trường hợp, máu sẽ ngưng chảy khi bạn đè lên mũi, nhưng một số người có thể phải cần đến sự chăm sóc y tế.
Hiện tượng chảy máu mũi tương đối phổ biến. Theo thống kê, chảy máu cam ở trẻ em nhiều gấp hai lần so với người lớn. Trong đó, tình trạng bà bầu bị chảy máu mũi cũng thường xảy ra. Trẻ có thể chảy máu cam trong khi ngủ. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.
Phương thuốc điều trị triệu chứng chảy máu mũi, giúp cầm máu nhanh chóng và hiệu quả: Lấy quán chúng tán thành bột. Mỗi lần uống 4g bột quán chúng.
Cây quán chúng là một dược liệu quý có rất nhiều công dụng điều trị bệnh khác nhau. Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả và tránh được các tác dụng phụ không mong muốn thì trước khi sử dụng bạn nên nhờ sự tư vấn của bác sĩ, lương y có chuyên môn.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số
HOTLINE
hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.
Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.