Công dụng của cây yên bạch

Công dụng của cây yên bạch

Bạn đang theo dõi bài viết chủ đề về Công dụng của cây yên bạch cung cấp tại Đông Y Trường Xuân mong rằng sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong cuộc sống và chăm sóc sức khỏe.

Yên bạch là loài cây mọc dại thường gặp ở khu vực Tây Bắc nước ta. Theo ghi chép còn sót lại của người dân tộc H-Mông, mỗi khi đi rừng rẫy nếu bị thương chỉ cần vò nát lá cây yên bạch đắp vào, máu sẽ cầm ngay và vài vết thương sẽ liền lại nhanh chóng. Vậy thực hư công dụng của cây yên bạch là gì?

1. Cây yên bạch là cây gì?

Cây yên bạch còn được người dân gọi với nhiều tên gọi khác nhau như cỏ lào hoặc bớp bớp. Cây yên bạch có tên khoa học là Chromolaena odorata, thuộc họ nhà cúc – Asteraceae.

Cây yên bạch là loài cây có kích thước khá nhỏ, cây chỉ cao khoảng 1 – 2 m, với các cành phân ngang. Thân cây yên bạch tròn, vỏ thân có màu rất nhạt với các rãnh nhỏ và một lớp lông mịn màng. Lá cây yên bạch cũng có lông mịn ở hai mặt, lá có mùi hơi hăng hắc. Hoa yên bạch mọc thành từng chùm dài khoảng 1cm màu vàng lục.

Cây yên bạch phân bố ở nhiều khu vực tại Việt Nam, bao gồm cả đồng bằng, trung du và các vùng núi thấp. Loại cây này có khả năng chịu ánh sáng, chịu hạn nên thích nghi được với mọi loại đất. Đặc biệt chúng còn có thể trú ngụ ở những nơi như nương rẫy bị bỏ hoang.

Tác dụng của cây yên bạch tập trung ở phần lá và rễ, có thể thu hoạch quanh năm (cần sử dụng khi còn tươi)

công dụng của cây yên bạch
Công dụng của cây yên bạch được nhiều người quan tâm

2. Tác dụng của cây yên bạch

Công dụng của cây yên bạch chủ yếu là nhờ các thành phần hóa học chính của cây, bao gồm tinh dầu, tannin, flavonoid, coumarin, alkaloid… Đặc biệt, hàm lượng tinh dầu trong cây chiếm khoảng 0.16%

Về tính vị, cây yên bạch có vị hơi đắng, tính ấm và đặc biệt có nhiều mùi thơm.

Tác dụng của cây yên bạch, bao gồm:

  • Cầm máu và làm liền sẹo: Một nghiên cứu trên 86 bệnh nhân sử dụng cây yên bạch để điều trị vết thương tại chỗ nhiễm trùng và chậm hồi phục. Qua thử nghiệm cho thấy, công dụng của cây yên bạch giúp cầm máu, mau lành vết thương và giảm hoại tử da. Ngoài ra, cây yên bạch còn giúp tăng gân, tái tạo mô hạt và liền sẹo. Đặc biệt, những vết sẹo tạo nên cũng mềm, mịn, không bị lồi, có màu hồng hoặc màu nâu nhạt;
  • Cây yên bạch kháng khuẩn: Loại cây này có khả năng ức chế các chủng vi khuẩn như tụ cầu vàng,trực khuẩn mủ xanh, các chủng kháng kháng sinh như Escherichia, Proteus;
  • Chữa chứng đau nhức xương khớp ở người lớn tuổi;
  • Phòng và trị đỉa cắn;
  • Chữa chứng táo bón, các bệnh về răng miệng.

3. Các bài thuốc từ cây yên bạch chữa bệnh gì?

3.1. Cây yên bạch chữa táo bón, tiêu chảy

Bài thuốc từ cây yên bạch này lấy từ kinh nghiệm bà con ở khu vực vùng núi khi bị tiêu chảy. Cách làm đơn giản, chỉ cần sử dụng vài ngọn cây yên bạch rửa thật sạch, giã nhuyễn rồi cho thêm ít muối trắng. Sau đó cho người bệnh nuốt toàn bộ cả bã là mang lại hiệu quả.

Với tác dụng kháng khuẩn, cầm máu và liền sẹo, tác dụng của cây yên bạch được ứng dụng trong các bài thuốc trị táo bón, tiêu ra máu, táo bón kéo dài và bệnh trĩ xuất huyết.

3.2. Cầm máu khi bị đỉa cắn

Bài thuốc này là một cách để cầm máu khi bị đỉa cắn. Người bệnh dùng một vài lá cây yên bạch đập dập nhẹ sau đó xát vào vết thương sẽ giúp cầm máu ngay.

3.3. Cây yên bạch trị đau mắt

Nếu bị thương hoặc đau mắt, người bệnh chỉ cần dùng một ít ngọn cây yên bạch, đem đi rửa sạch rồi giã nát trong bát. Dùng vài miếng băng gạc trộn chung rồi cho vào nồi hấp cách thủy khoảng 30 phút.

Sau đó, người bệnh rửa sạch mắt với nước muối loãng rồi tiến hành đắp phần cây yên bạch vừa chế biến lên mắt. Khoảng 12 tiếng lại thay một lần. Những trường hợp đau mắt nhẹ hoàn toàn có thể khỏi sau 1-2 lần đắp.

3.4. Chữa vết thương phần mềm

Tác dụng của cây yên bạch trong bài thuốc này giúp giảm sưng đau hiệu quả các vết thương phần mềm, bầm tím do tai nạn. Người bệnh lấy một nắm lá cây yên bạch đã rửa sạch, đem đi đập dập nát rồi đắp vào vết thương. Nếu có thể hãy thực hiện khoảng 4 đến 5 lần trong ngày. Với tác dụng của cây yên bạch sẽ giúp vết thương giảm sưng đau nhanh chóng. Nếu có chảy máu kèm theo thì cũng cầm máu rất tốt, hỗ trợ liền vết thương nhanh và hạn chế viêm nhiễm.

công dụng của cây yên bạch
Chữa táo bón, tiêu chảy là công dụng của cây yên bạch

3.5. Trị hết bong gân

Những vận động viên luyện tập quá sức hoặc người chơi thể thao không may bị bong gân có thể áp dụng bài thuốc này từ cây yên bạch. Chỉ cần lấy lá yên bạch rửa sạch, đập nát rồi bó vào chỗ bong gân sẽ giúp tổn thương bớt nóng, giảm đau và hạn chế sưng to, đồng thời nhanh chóng phục hồi khả năng vận động.

3.6. Cây yên bạch chữa lỵ trực khuẩn

Người bệnh lựa vài ngọn cây yên bạch tươi đem đi rửa sạch, thái nhỏ rồi chần qua với nước sôi khoảng 75 độ C trong khoảng 2 giờ đồng hồ. Sau đó đem chúng ngâm với 500ml nước rồi cho vào bình và đảm bảo vẫn còn ấm. Cứ cách 10 phút đun sôi lại một lần, dần dần vắt sạch lọc với nước thuốc rồi đun nhỏ lại còn khoảng 150ml. Người lớn uống khoảng 3 lần một ngày mỗi lần một cốc 50ml nước cây lược vàng, uống đến khi khỏi thì thôi.

3.7. Cây yên bạch chữa loét giác mạc

Người bệnh lấy một ít lá cây yên bạch, đem rửa sạch rồi giã nhuyễn và cho vào nồi hấp khoảng 30 phút. Sau đó lấy ra rửa mắt cùng với nước muối. Cách tốt nhất là lấy bã cây yên bạch đắp lên mắt để tiêu diệt hết vi khuẩn sinh mủ, đắp vài lần là khỏi. Thời gian mỗi lần đắp là 10 đến 12 giờ.

3.8. Tác dụng của cây yên bạch trị bỏng

Dịch chiết từ trên cây yên bạch có tác dụng giúp ức chế vi khuẩn mạnh, kích thích biểu mô làm liền vết thương và giảm sưng viêm ở những người bị bỏng.

Yên bạch là loài cây mọc dại thường gặp ở khu vực Tây Bắc nước ta. Đây là một thảo dược có rất nhiều công dụng điều trị bệnh khác nhau. Tuy nhiên phương pháp điều trị nào cũng có những tác dụng phụ đi kèm nên người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị trước khi sử dụng trong điều trị bệnh.

Theo dõi website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để nắm thêm nhiều thông tin sức khỏe, dinh dưỡng, làm đẹp để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số
HOTLINE
hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.
Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.