Bạn đang theo dõi bài viết chủ đề về Dây đau xương có tác dụng gì? cung cấp tại Đông Y Trường Xuân mong rằng sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong cuộc sống và chăm sóc sức khỏe.
Cây dây đau xương là 1 loại thuốc nam có dạng dây leo. Thành hoạt chất chính của loại cây này có tác dụng ức chế tính gây co thắt cơ trơn của histamin và acetylcholin. Đặc biệt, dây đau xương còn ảnh hưởng huyết áp của động vật trong thí nghiệm và có tác dụng ức chế hệ thần kinh trung ương biểu hiện trên các hiện tượng quan sát ở động vật.
1. Cây dây đau xương
Cây dây đau xương có tên gọi là cây khoan cân đằng, có nghĩa là thích hợp với xương cốt giúp cho xương cốt được thư giãn khỏe mạnh.
Cây dây đau xương thuộc dạng dây leo, có chiều dài từ 7 đến 8cm có cành dài rũ xuống. Lúc đầu mới leo thì cành của cây có lông và sau đó thì hình thành lớp vỏ nhẵn, không sần sùi. Lá cây dây đau xương có lông nhất ở mặt dưới và khiến cho mặt dưới của lá có màu trắng nhạt, hình dạng của lá gần giống hình tim, Phía cuối tròn và lõm lại, phía đỉnh thì hẹp và nhọ. Lá cây dây đau xương có chiều dài khoảng từ 10 đến 20 cm và chiều rộng từ 8 đến 10cm, tỏa thân hình chân vịt. Hoa của dây đau xương thường mọc thành chùm ở kẽ của lá hoặc mọc riêng lẻ, hoặc mấy lá chùm tụ lại, chùm dài khoảng 10cm có lông màu trắng nhạt và quả khi chín thì cho màu đỏ, có dịch nhầy.
Cây dây đau xương mọc hoang ở khắp nơi vùng núi cũng như đồng bằng của Việt Nam. Dây đau xương được biết đến như một vị thuốc lưu truyền nhiều trong nhân dân các tỉnh khu vực miền núi phía bắc. Đặc biệt, ở vùng Tây Bắc cây dây đau xương được trồng một cách rộng rãi ở nhà người dân để giúp chữa các triệu chứng của bệnh tê thấp, đau xương, nhức mỏi toàn thân hoặc có thể sử dụng làm thuốc bổ.
2. Cây dây đau xuong có tác dụng gì?
Thành phần hợp chất của cây dây đau xương bao gồm các hợp chất chứa nhiều ancolit. Ngoài ra, cây dây đau xương cũng đã được tách và xác định cấu trúc một glycosid phenolic là tinosinen. Trong cánh của cây còn tìm thấy 2 hợp chất là dinorditerpen glucosid, tinosinesid A và B. Tác dụng dược lý của các thành phần hợp chất trong cây dây đau xương giúp ức chế hoạt tính gây co thắt cơ trơn của histamin và acetylcholin trong thí nghiệm ruột cô lập. Hơn nữa, dây đau xương còn có thể gây ra ảnh hưởng huyết áp động vật thí nghiệm, đồng thời ức chế hệ thần kinh trung ương biểu hiện trên các hiện tượng quan sát bên ngoài và các tác dụng hiệp đồng với thuốc ngủ, thuốc an thần, thuốc lợi tiểu.
Cây dây đau xương có tính vị đắng, mát, quy vào kinh can. Thường sử dụng trong trường hợp khu phong trừ thấp, thư cân hoạt lạc, hoặc sử dụng trong điều trị các triệu chứng của bệnh tê thấp, đau xương, đau người, hoặc sử dụng làm thuốc bổ.
Sử dụng cây dây đau xương ở dạng sắc với nước thường có hàm lượng từ 10 đến 12 gam kết hợp với các vị thuốc khác. Ngoài ra, có thể sử dụng để xoa bóp ngoài. Hoạt chất ở thân cây thường có tác dụng mạnh hơn so với các bộ phận khác.
3. Một số bài thuốc sử dụng cây dây đau xương
- Bài thuốc điều trị chứng đau lưng mỏi gối do thận hư yếu. Chuẩn bị khoảng 12 gam củ mài, 12 gam thỏ ty tử, 12 gam dây đau xương, 12 gam rễ cỏ xước, 16 gam đỗ trọng, 16 gam cốt toái bổ và 16 gam tỳ giải. Tiếp đến mang hỗn hợp này đi ngâm rượu hoặc sắc nước để uống. Sử dụng một thời gian sẽ giúp giảm chứng đau lưng mỏi gối do thận yếu, thận hư.
- Bài thuốc chữa trị rắn cắn: Chuẩn bị khoảng 20 gam lá tía tô, 20 gam dây đau xương, 50 gam rau sam và 30 gam lá thài lai. Sau đó sử dụng tất cả nguyên liệu tươi này đem đi giã và chắt lấy nước uống. Còn bã có thể sử dụng để đắp lên vết rắn cắn để làm giảm độc tính của vết thương do rắn cắn.
- Bài thuốc điều trị chứng bong gân và sai khớp: Chuẩn bị các loại lá như lá tầm gửi cây khế, hạt máu chó, lá dây đau xương, hồi hương, lá bưởi bung, hạt trấp, quế chi, đinh hương, củ nghệ, vỏ núc nác, huyết giáp, lá mua, vỏ sòi, lá kim cang, lá náng, gừng sống, lá thầu dầu tía, lá canh châu, mủ xương rồng bà. Hàm lượng lấy của các vị này bằng nhau. Sau đó đem hỗn hợp giã nhỏ, và mang đi sao nóng rồi sử dụng hỗn hợp này chườm vào vùng khớp cần điều trị.
- Bài thuốc điều trị chứng thấp khớp: Sử dụng các dược liệu hoàng nàn chế, dây đau xương, thổ phục linh, hoàng lực, ngưu tắc, kê huyết đằng, rễ bưởi bung, độc lực, tầm xuân, lá lốt và huyết giác. Hàm lượng các loại vị tương đương nhau. Mang hỗn hợp đi chế thành cao để sử dụng điều trị thấp khớp. Hoặc có thể sử dụng củ kim cang, dây đau xương với hàm lượng bằng nhau. Sau đó đem hỗn hợp sắc thành cao và mỗi ngày sử dụng khoảng 6 gam để điều trị các chứng thấp khớp
- Bài thuốc trị đau nhức xương khớp: Sử dụng dây đau xương sau đó đem thái nhỏ và sao vàng. Tiếp đến mang hỗn hợp này đi ngâm với rượu theo tỷ lệ 1:5. Mỗi lần sử dụng một ly nhỏ và ngày sử dụng 3 lần. Với những đối tượng không thể uống được rượu thì có thể dùng hỗn hợp này sắc nước uống trong khoảng từ 15 đến 20 ngày. Hoặc có thể sử dụng cây dây đau xương mang đi rửa sạch, giã nát và trộn với một ít nước mang đi đắp lên vùng bị đau nhức.
- Bài thuốc điều trị sưng đỏ mu bàn chân và đau sưng ở đầu gối: Chuẩn bị 20 gam cam thảo dây, 20 gam dây đau xương, 20 gam cốt khí củ, 20 gam đơn gối hạc, 20 gam rễ cây tầm xoọng. Dùng hỗn hợp này đem đi sắc lấy nước uống liên tục trong 7 đến 21 ngày để hỗ trợ tình trạng sưng đỏ mu bàn chân và đầu gối.
- Bài thuốc trị đau nhức cơ thể và xương khớp do bệnh phong thấp: Sử dụng 20 gam rễ tầm xoọng, 20 gam cam thảo, 20 gam cốt khí củ, 20 gam đơn gối hạc, 20 gam lá lốt, 20 gam dây đau xương và 20 gam rễ cỏ xước. Sau đó đem tất cả các vị thuốc đi sắc lấy nước uống đều đặn trong 1 tháng đến khi triệu chứng đau nhức được thuyên giảm
- Bài thuốc trị chứng đau tay, tê mỏi tay, đau nhức tay ở người cao tuổi: Sử dụng cây xấu hổ, cây kim ngân hoa, hy thiêm, cỏ xước, ké đầu ngựa, dây đau xương, cà gai leo, thổ phục linh và thiên niên kiện với hàm lượng như nhau. Đêm toàn bộ hỗn hợp này đi sắc với nước theo tỷ lệ 1.1 sau đó đun nhỏ lửa và chế thành rượu thuốc để sử dụng. Uống hàng ngày để cải thiện chứng đau nhựa và tăng cường khả năng vận động.
- Bài thuốc điều trị đau mỏi gân xương do phong tê thấp: Chuẩn bị 6 gam quế chi, 6 gam cỏ xước, 6 gam thiên niên kiện, 6 gam độc hoạt, 6 gam chân chim, 6 gam cây dây đau xương, 6 gam rễ bưởi bung, 6 gam phòng kỷ, 6 gam kê huyết đằng, 6 gam gai tầm xoọng, 6 gam núc nác và 6 gam cây xấu hổ. Mạng hỗn hợp này đi sắc lấy nước và uống. Mỗi ngày sử dụng một thang. Hoặc sử dụng 10 gam vỏ thân cây ngũ gia bì, 10 gam cây dây đau xương và 10 gam rễ phòng kỷ ,12 gam rễ gối hạc, 12 gam cây mua núi và 12 gam kê huyết đằng. Mang hỗn hợp này đi thái nhỏ, sau đó phơi khô hoàn toàn và đem đi ngâm rượu trong vòng từ 7 đến 10 ngày. Mỗi ngày sử dụng 2 lần và mỗi lần khoảng 25ml.
Khi sử dụng loại cây này trong điều trị bệnh cần thận trọng sử dụng với những người có tạng hàn. Mặc dù các bài thuốc từ dây đau xương có độ an toàn khá cao và có thể sử dụng trong điều trị dài hạn. Tuy nhiên, song song với những bài thuốc này cần phối hợp chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng và luyện tập để hiệu quả của bài thuốc được phát huy tác dụng.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số
HOTLINE
hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.
Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.