Dây thìa canh có tác dụng gì?

Dây thìa canh có tác dụng gì?

Bạn đang theo dõi bài viết chủ đề về Dây thìa canh có tác dụng gì? cung cấp tại Đông Y Trường Xuân mong rằng sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong cuộc sống và chăm sóc sức khỏe.

Dây thìa canh là một loại thảo mộc được phát hiện ở nước ta vào khoảng năm 2006. Trong một số kết quả nghiên cứu đã cho thấy dây thìa canh trị bệnh tiểu đường. Vậy, dây thìa canh có tác dụng gì?

1. Phản ứng của dây thìa canh với cơ thể

Dây thìa canh là loại cây thân leo xuất hiện chủ yếu ở miền bắc nước ta và có rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Theo như những số liệu phân tích y khoa, khi sử dụng dây thìa canh cơ thể bạn sẽ bị hạn chế khả năng tiếp nhận đường từ ruột. Đồng thời tế bào tụy cũng được gia tăng khả năng phát triển nhờ việc làm tăng insulin của dây thìa canh.

Những kết luận này chỉ dừng lại là những nghiên cứu bước đầu, chưa phải là tất cả những công dụng loại thảo dược này mang lại cho y khoa. Đồng thời cũng không thể khẳng định chắc chắn loại cây này có độc tính nguy hại đến sức khỏe hay không. Chính vì thế bạn không nên tự ý sử dụng khi chưa có chỉ định hay lời khuyên của bác sĩ.

2. Nên dùng dây thìa canh trị bệnh với liều lượng ra sao

Thông thường các loại thảo dược đều lành tính và tốt cho cơ thể. Tuy nhiên nếu sử dụng quá liều lượng cho phép có thể gây nên tình trạng rối loạn hoặc mất cân bằng trao đổi chất của cơ thể. Chính vì thế, không riêng dây thìa canh mà tất cả thảo mộc đều nên được cân nhắc sử dụng cho phù hợp để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Liều dùng thực tế của loại cây này cũng không được quy định chặt chẽ. Một số tài liệu có để cập đến lượng sử dụng dây thìa canh trên các trang thông tin. Tuy nhiên, tình trạng sức khỏe mỗi người khác nhau nên nếu tự ý dùng có thể dẫn đến tác dụng phụ hay tương tác không tốt đến sức khỏe của người bệnh.

tác dụng của dây thìa canh
Người bệnh nên tìm hiểu kĩ về tác dụng của dây thìa canh

3. Tác dụng của dây thìa canh

Dây thìa canh được tìm thấy đầu tiên là ở Nam Trung nước Ấn. Tại đây một số ghi chép y học đã cho thấy công dụng chữa bệnh tiểu đường của loại thảo dược này được phát hiện từ lâu. Và dây thìa canh cũng được lưu lại trong sách y học cách đây 2000 năm với công dụng điều trị bệnh tiểu đường. Ngoài ra tác dụng của dây thìa canh là gì?

3.1 Dây thìa canh chữa tiểu đường

Đầu tiên phải kể đến tác dụng của dây thìa canh là mất cảm giác vị ngọt và vị đắng của dây thìa canh. Đây là một phản ứng xảy ra khiến bạn không cảm nhận được 2 mùi vị đắng, ngọt. Đối với tiểu đường, giảm sử dụng thực phẩm có vị ngọt sẽ mang lại hiệu quả tích cực hơn cho sức khỏe của bệnh nhân.

Cụ thể ở phân tích trong thí nghiệm cho thấy dây thìa canh sẽ tương tác với cơ thể và ngăn chặn quá trình cơ thể nhận đường từ ruột tiết ra. Đồng thời việc thúc đẩy tuyến tụy tiết ra insulin hạn chế gia tăng cholesterol. Với 2 công dụng này đã cho thấy tính khả quan khi áp dụng dây thìa canh vào chữa trị cho bệnh nhân tiểu đường.

Mặc dù những phát hiện cũng y ghi chép y học cổ đại công nhận công dụng trị bệnh tiểu đường của dây thìa canh nhưng loại thảo mộc này vẫn chưa được cho phép hay sử dụng rộng rãi. Các số liệu phân tích mới chỉ có độ chính xác trong phòng thí nghiệm và làm trên động vật. Chính vì thế, công dụng thực tế khi áp dụng lên cơ thể người có thể sẽ khó đạt được những phân tích ban đầu khi làm thí nghiệm cho động vật.

Ngoài ra, các nghiên cứu trên cơ thể người chỉ được làm ở quy mô nhỏ nhưng đã cho kết quả khả quan. Công dụng làm tăng insulin nhờ tái tạo các tế bào beta cũng đã đạt được ở một số nghiên cứu trên người. Tuy nhiên vì quy mô nghiên cứu là nhỏ nên hạn chế là khó tránh phải. Vì vậy, các công bố ở hiện tại vẫn còn e ngại khi đưa dây thìa canh vào làm thuốc điều trị cho bệnh nhân tiểu đường.

3.2 Một số bệnh khác có thể điều trị bằng cách sử dụng dây thìa canh

Một vài bằng chứng khoa học ít ỏi đã đưa ra ý kiến rằng dây thìa canh có tác động đến cholesterol và trọng lượng cơ thể. Cụ thể là dưỡng chất trong cây này được nhận định sẽ giúp giảm cân đồng thời giảm hàm lượng cholesterol. Tuy nhiên mức độ chính xác nhất mới chỉ dừng lại trên cơ thể động vật.

Các nghiên cứu thí nghiệm trên động vật đều cho thấy một điều là hàm lượng cholesterol và chất béo trung tính giảm sau khi sử dụng. Theo phân tích thì dây thìa canh chiết xuất dạng viên nén có liều dùng dao động từ 200 – 600 mg là có thể mang lại hiệu quả. Đồng thời đây cũng là liều dùng tạm thời được chấp nhận an toàn cho sức khỏe người dùng.

Bên cạnh đó, dây thìa canh còn có khả năng điều trị những vết thương đặc biệt là vết thương do rắn độc cắn. Hơn thế nữa các bệnh lý như viêm mạch máu, trĩ cũng có thể sử dụng loại thuốc này để kiểm soát tình trạng.

Dây thìa canh có tác dụng gì?
Tác dụng của dây thìa canh có thể điều trị một số bệnh lý

4. Lưu ý khi dùng dây thìa canh để hạn chế tối đa tác dụng phụ

Tuy rằng các nghiên cứu hiện tại vẫn cho kết quả tích cực nhưng cũng nên chú ý khi sử dụng dây thìa canh để phòng tránh tác dụng phụ ngoài ý muốn. Đối với phụ nữ mang thai hoặc cho con bú, việc sử dụng thảo dược luôn được ưu tiên vì chúng đa phần là lành tính. Nhưng hiện nay dây thìa canh không được khuyến khích sử dụng cho nhóm đối tượng này nên cần hỏi qua ý kiến bác sĩ để được tư vấn cụ thể.

Một số trường hợp ít gặp như dị ứng hay cơ thể phản ứng lại với thuốc cũng mang đến nguy hiểm cho sức khỏe của người dùng. Thêm vào đó là những loại thuốc đang sử dụng cũng có nguy cơ phản ứng lại công dụng của thuốc này nên cũng không thể tùy ý dùng chung.

Do dây thìa canh được phát hiện và công bố nhiều công dụng tốt với sức khỏe nên tình trạng làm giả cũng khó tránh. Tuy rằng nhiều quốc gia đã thừa nhận công dụng của chúng nhưng tại Việt Nam thì sản phẩm mới chiết xuất ra được hoạt chất làm hạ đường huyết.

Dây thìa canh giả trên thị trường khác khó có thể phân biệt dù là chuyên gia. Bằng con mắt nhìn khách quan có thể nói là thật giả cũng không có sự khác biệt quá lớn. Chưa kể đến quá trình xử lý an toàn hay bị tẩm ướp xử lý để chống mốc chống mọt.

Trên đây là những tác dụng của dây thìa canh đã được phát hiện khi chiết xuất hoạt chất của dây thìa canh điều trị trên cơ thể động vật. Tuy nhiên mức độ chính xác ở góc nhìn y học vẫn chưa đạt độ tin cậy cao nên không được khuyến khích sử dụng cũng như không được lạm dụng mà thổi phồng lên thành thần dược. Nếu bạn cần tìm hiểu cũng như biết thêm nhiều hơn về loại thảo mộc này thì hãy nhờ bác sĩ tư vấn.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số
HOTLINE
hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.
Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.