Đông y điều trị rối loạn nhịp tim

Đông y điều trị rối loạn nhịp tim

Bạn đang theo dõi bài viết chủ đề về Đông y điều trị rối loạn nhịp tim cung cấp tại Đông Y Trường Xuân mong rằng sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong cuộc sống và chăm sóc sức khỏe.

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Trần Thị Ái Vân – Bác sĩ Y Học Cổ Truyền – Trung tâm Y Học Cổ Truyền Vinmec – Sao Phương Đông

Cho đến nay, nguyên nhân gây rối loạn nhịp tim vẫn khó xác định, khiến việc chẩn đoán hoặc điều trị gặp nhiều khó khăn. Trong bối cảnh đó, nhiều loại dược thảo đông y điều trị rối loạn nhịp tim đã được sử dụng vì chúng giúp ổn định nhịp tim nếu kiên trì dùng lâu dài.

1. Sơ lược về rối loạn nhịp tim

Bệnh nhân rối loạn nhịp tim có những triệu chứng điển hình như:

  • Tim đập quá nhanh (trên 100 nhịp/phút) hoặc đập không đều;
  • Đổ nhiều mồ hôi, choáng váng, chóng mặt, khó thở hoặc ngất;
  • Dễ hồi hộp khi đi đến những nơi đông người;
  • Có cảm giác nuốt nghẹn, vướng ở cổ;
  • Có cảm giác đau tức, đau nhói xuyên từ vùng lưng tới ngực trái, bị nặng ngực, thở khó, mệt mỏi, có thể bị bóng đè khi ngủ.

Bệnh nhân còn có nguy cơ đối mặt với cơn nhồi máu cơ tim hoặc ngừng tim đột ngột, thậm chí tử vong do đột quỵ.

2. Các phương thuốc đông y điều trị rối loạn nhịp tim

2.1 Một số loại thảo dược hỗ trợ ổn định nhịp tim

Bệnh nhân có thể sử dụng các loại thảo dược giúp hỗ trợ ổn định nhịp tim, giảm tần suất và mức độ của các cơn nhịp nhanh, bảo vệ cơ tim khỏi biến chứng rối loạn nhịp tim. Các cây thuốc nam đó là:

Khổ sâm

Khổ sâm (sâm đắng) là loại thảo dược mọc tự nhiên ở nhiều tỉnh thành phía Bắc nước ta. Loại dược thảo này được sử dụng để ngăn ngừa ung thư, rối loạn nhịp tim, viêm cơ tim do virus, mất ngủ, sốt cao, tiêu chảy, viêm ruột, viêm gan virus,… Nghiên cứu dược lý cũng cho thấy khổ sâm rất tốt cho bệnh nhân rối loạn nhịp tim nhờ các tác dụng sau:

  • Ức chế trực tiếp trên cơ tim, làm tăng thời gian dẫn truyền xung động điện, giúp làm giảm co bóp cơ tim để tim đập chậm lại và giảm cung lượng tim;
  • 2 hoạt chất matrine và kurarinone trong rễ khổ sâm có tác dụng chống loạn nhịp tim, hạ huyết áp, rất tốt cho người bị nhịp nhanh thất nhờ khả năng ức chế ion K trong tế bào cơ tim ở vùng tâm thất. Matrine có thể rút ngắn thời gian cơn rung nhĩ xuất hiện và thúc đẩy cảm giác thư giãn mạch máu. Còn oxymatrine có thể chống loạn nhịp tim;
  • Điều chỉnh, cân bằng nồng độ chất điện giải;
  • Khổ sâm khi sắc lấy nước uống cũng giúp lợi tiểu, giảm viên, trấn an tinh thần.

Đan sâm

Đan sâm (Salvia miltiorrhiza) có nhiều tác dụng như giãn mạch, hoạt huyết, tăng cường lượng máu tới tim,… Bên cạnh đó, loại thảo dược này còn có nhiều lợi ích cho người rối loạn nhịp tim, giúp ngăn ngừa phì đại thất trái, giảm kích thước của vùng nhồi máu cơ tim. Từ đó, nó làm giảm tổn thương cơ tim, ngăn ngừa sự hình thành các cục máu đông, giảm nguy cơ đột quỵ ở người bị nhịp tim nhanh, giảm tỷ lệ đột tử do rối loạn nhịp tim.

Hoàng đằng

Hoàng đằng (Fibraurea tinctoria) có thành phần chính là Berberin – có lợi cho bệnh nhân rối loạn nhịp thất do thiếu oxy, giúp chống lại tình trạng rối loạn nhịp, ngăn chặn nhịp nhanh thất khởi phát và tái phát do thiếu máu cơ tim cục bộ. Trong đó, tác dụng nổi bật nhất của hoàng đằng là chống loạn nhịp tim nhờ khả năng ức chế kênh K và điều chỉnh điện giải. Ngoài ra, loại thảo dược này còn giảm cholesterol máu, ngăn ngừa nguy cơ hình thành các mảng xơ vữa, rất tốt cho người mắc bệnh mạch vành, xơ vữa mạch hoặc rối loạn nhịp tim sau nhồi máu cơ tim.

Hạt sen

Thành phần Liensinin trong hạt sen có tác dụng chống oxy hóa, giúp ngủ ngon, chống loạn nhịp tim, hạ huyết áp và thư giãn mạch máu. Vì vậy, nó giúp giảm căng thẳng, stress. Bạn có thể nấu canh hạt sen, chè hạt sen hoặc cháo hạt sen ăn hằng ngày vì đây là loại dược thảo tốt cho sức khỏe.

Lạc tiên

Lạc tiên (Passiflora foetida) có chứa các chất alkaloids, quercetin, phytochemical và kaempferol giúp cải thiện tâm trạng, giảm sản xuất hormone căng thẳng, làm dịu thần kinh. Từ đó, nó giúp làm ổn định nhịp tim, là vị thuốc đông y rối loạn nhịp tim được tin dùng. Việc thường xuyên dùng lạc tiên sẽ giúp bạn tràn đầy năng lượng, giảm lo âu và cân bằng nhịp tim.

Cách sử dụng: Đun sôi lá hoặc hoa lạc tiên trong 15 phút rồi lấy nước uống.

đông y điều trị rối loạn nhịp tim
Hạt sen là thảo dược đông y điều trị rối loạn nhịp tim

2.2 Thuốc đông y chữa rối loạn nhịp tim theo từng thể bệnh

Theo Y Học Cổ Truyền, tùy theo triệu chứng lâm sàng mà rối loạn nhịp tim có thể phân thành các thể bệnh khác nhau. Mỗi thể bệnh lại có các phương pháp điều trị riêng. Phương pháp đông y điều trị rối loạn nhịp tim thường dùng là bổ ích khí huyết, hóa đờm địch ẩm, điều lý âm dương, hoạt huyết hóa ứ và dưỡng tâm an thần. Ngoài ra, cần kết hợp dùng thuốc với ăn uống điều độ, khoa học. Sau đây là một số bài thuốc trị cho từng thể bệnh:

Thể khí âm lưỡng hư

Bệnh nhân có triệu chứng người mệt mỏi, ra mồ hôi nhiều, hồi hộp, đánh trống ngực, bụng đầy, ăn uống ít, người bứt rứt khó ngủ hoặc ngủ hay mơ, không ngon giấc.

Phép trị là “bổ khí, dưỡng tâm”, dùng bài thuốc: 12g mạch môn, 12g nhân sâm, 12g sinh địa, 16g chích hoàng kỳ, 16g tiểu mạch, 8g chích cam thảo, 4 trái táo đỏ. Nếu bệnh nhân bị mất ngủ thì thêm 16 – 20g toan táo nhân, 12g bá tử nhân. Sắc 1 thang uống 3 lần/ngày, dùng liền trong 7 ngày.

Hoặc người bệnh cũng có thể dùng bài thuốc sau: 10g hà thủ ô, 10 trái táo đỏ, 15g đảng sâm, 100g gạo, 20g đường. Hà thủ ô sấy khô, tán thành bột; táo đỏ rửa sạch và bỏ hạt; đảng sâm cắt miếng; gạo vo sạch. Sau đó, bạn bỏ gạo, hà thủ ô, táo đỏ vào nồi, đổ 1 lượng nước vừa đủ rồi bỏ đảng sâm vào, đun sôi bằng lửa lớn rồi vặn lửa nhỏ, nấu thêm 30 phút. Tiếp theo bỏ đường vào khuấy đều, nấu tới khi gạo nở hết là được. Mỗi ngày dùng 1 lần thay bữa sáng, mỗi lần ăn khoảng 50g cháo.

Thể tâm tỳ lưỡng hư

Người bệnh có triệu chứng: Người mệt mỏi, ăn uống ít, sắc mặt không tươi tắn, hồi hộp, mất ngủ, hoa mắt, hay quên,…

Bài thuốc thường dùng là “quy tỳ thang gia giảm”: 12g đương quy, 12g long nhãn, 12g bạch truật, 16g hoàng kỳ, 16g đảng sâm, 4g chích cam thảo, 10g phục thần, 8g viễn chí, 8g táo nhân (sao đen), 6g mộc hương, 20g thục địa, 5g sinh khương, 3 quả táo. Sắc 1 thang uống 3 lần/ngày, dùng liền trong 5 – 7 ngày.

đông y điều trị rối loạn nhịp tim
Nhiều loại dược thảo đông y điều trị rối loạn nhịp tim đã được sử dụng

Thể âm hư hỏa vượng

Người bệnh có biểu hiện: Khó ngủ, hồi hộp, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, nhức mỏi lưng,…

Phép trị là “tư âm, giáng hỏa” với bài thuốc: 16g sinh địa, 16g phục thần, 16g bá tử nhân, 16g táo nhân, 12g đảng sâm, 12g đan sâm, 12g huyền sâm, 12g thiên ma, 12g đương quy, 8g viễn chí, 8g kiến cánh, 20g mạch môn, 4g ngũ vị. Sắc 1 thang uống 3 lần/ngày, dùng liền trong 5 – 7 ngày.

Thể tỳ thận dương hư

Biểu hiện của bệnh nhân là da khô kém tươi nhuận, người mệt mỏi, phù toàn thân, sắc mặt tái, đau nhức các khớp, ăn uống kém, đau mỏi lưng gối,…

Bệnh nhân nên dùng bài thuốc “phụ tứ lý trung thang gia giảm”: 12g đảng sâm, 12g phục linh, 12g bạch truật, 12g bạch thược, 10g phụ thử, 8g chích thảo, 4g nhục quế. Sắc 1 thang uống 3 lần/ngày.

*Lưu ý cách sắc các bài thuốc trên: Nước đầu tiên cho các vị thuốc vào niêu cùng 4 bát con nước, nấu tới khi còn 1 bát nước thì chắt nước thuốc ra. Nước thứ 2 cho 3 bát nước vào, nấu tới khi còn 1/2 bát nước thì chắt lấy nước thuốc. Cuối cùng, hòa 2 nước lại với nhau, chia dùng 3 lần/ngày.

Các loại thảo dược, bài thuốc đông y điều trị rối loạn nhịp tim đều giúp cân bằng và điều hòa nhịp tim một cách tự nhiên, ít gây tác dụng phụ. Kiên trì sử dụng dược thảo lâu dài sẽ giúp bạn ổn định nhịp tim, giảm đau ngực, mệt mỏi, khó thở,…

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số
HOTLINE
hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.
Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.