Bạn đang theo dõi bài viết chủ đề về Dùng cỏ cứt lợn chữa viêm xoang có an toàn? cung cấp tại Đông Y Trường Xuân mong rằng sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong cuộc sống và chăm sóc sức khỏe.
Cỏ cứt lợn chữa viêm xoang là một trong những bài thuốc chữa viêm xoang được sử dụng khá phổ biến. Cùng tìm hiểu rõ hơn về cỏ cứt lợn, các tác dụng cỏ cứt lợn trong chữa bệnh ngay sau đây.
1. Tìm hiểu về cỏ cứt lợn
Tên gọi khoa học: Ageratum conzoides L.
Họ: Cúc – Asteraceae
Tên khác: Cỏ hôi, hoa cứt lợn, hoa ngũ sắc, …
Đặc điểm thực vật của cỏ cứt lợn đó là thân mềm, mọc thẳng. Chiều cao trung bình của cỏ cứt lợn từ 25-30cm, thân màu xanh, tím bên ngoài có 1 lớp lông ngắn màu trắng.
Lá cỏ cứt lợn có hình trứng, mọc đối xứng, có cuống ngắn, đầu nhọn. Hai bên mép lá có hình răng cưa tròn, mặt trên và dưới của lá đều được bao phủ bởi lớp lông mao ngắn màu trắng. Vò lá ngửi có mùi nồng, rất hắc.
Hoa của cỏ cứt lợn mọc thành chùm ở đầu, màu trắng, tím, xanh, bông có nhiều cánh nhỏ. Dựa vào màu sắc của hoa cỏ cứt lợn mà dân gian chia thành 2 loại là cỏ cứt lợn hoa trắng và cỏ cứt lợn hoa tím.
Quả của cỏ cứt lợn có màu đen, có 3-5 sóng dọc.
2. Phân bổ và thu hái cỏ cứt lợn
Cỏ cứt lợn là cây thân thảo mọc hoang khắp nơi. Cây cỏ cứt lợn rất dễ sống, chúng có thể sống được cả ở những khu vực cằn cỗi, ven đường, trong vườn, ven nương rẫy trong rừng…
Cây cỏ cứt lợn mọc quanh năm, có thể thu hái bất cứ khi nào. Dược liệu cỏ cứt lợn có thể dùng khô hoặc tươi, tất cả các bộ phận của cây này đều có thể dùng để chữa bệnh trừ phần rễ.
3. Thành phần hóa học cỏ cứt lợn
Trong cỏ cứt lợn có các thành phần hoá học gồm:
- Tinh dầu;
- Saponin;
- Caryophllen;
- Ancoloid;
- Demetoxygeratocromen;
- Cadinne;
- Acid fumaric;
- Phenol;
- Quercetin;
- Cumarins;
- Resins;
- Tanins;
- Kaempferol;
- Charomones;
- Acid cafeic…
Các thành phần hoá học của cỏ cứt lợn có ý nghĩa quan trọng trong việc bào chế dược liệu.
4. Tác dụng cỏ cứt lợn
Cỏ cứt lợn có công dụng chữa bệnh cả trong y học cổ truyền và y học hiện đại.
4.1. Cỏ cứt lợn có tác dụng gì trong y học cổ truyền
Theo y học cổ truyền, cỏ cứt lợn vào Kinh Thủ thái âm Phế, Kinh thủ quyết âm Tâm bào, có tính mát, vị cay, đắng nhẹ. Tác dụng cỏ cứt lợn là giải nhiệt, giải độc, chống chảy máu, sưng. Cỏ cứt lợn thường được dùng trong điều trị các chứng bệnh như:
- Mụn nhọt;
- Viêm họng;
- Rong kinh;
- Băng huyết sau sinh;
- Sỏi tiết niệu;
- Viêm mũi xoang;
- Đau nhức xương khớp;
- Phong thấp…;
Cỏ cứt lợn được phơi khô dùng làm dược liệu trong y học cổ truyền, được nhiều người tin dùng.
4.2. Tác dụng cỏ cứt lợn trong y học hiện đại
Theo y học hiện đại, cỏ cứt lợn có các thành phần hoá học, với các đặc tính kháng viêm, giảm sưng tấy. Nghiên cứu đăng trên tạp chí African Health Sciences năm 2012 cho thấy chiết xuất từ cỏ cứt lợn có thể hiệu quả giảm đường huyết trong bệnh tiểu đường ở chuột.
Nghiên cứu đăng trên tạp chí Pathog Glod Health vào năm 2014 cũng cho thấy chiết xuất từ cỏ cứt lợn có thể diệt ký sinh trùng Trypomastigote, gây độc tính trên các nhóm ký sinh trùng khác như Leishmania
Dùng cỏ cứt lợn bạn có thể sắc nước uống hoặc giã nát bôi ngoài da, xông. Tuỳ thuộc vào mục đích điều trị mà có thể dùng cỏ cứt lợn bằng những cách khác nhau
5. Các bài thuốc dân gian từ cỏ cứt lợn
Cỏ cứt lợn có tác dụng gì? Theo đó, cỏ cứt lợn có nhiều công dụng chữa bệnh khác nhau. Dưới đây là một số bài thuốc hay chữa bệnh từ cỏ cứt lợn:
- Cỏ cứt lợn chữa viêm xoang
Như đã nói ở trên, cỏ cứt lợn có công dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, sưng, thường dùng để chống viêm, chống phù nề, chống dị ứng. Đặc biệt cỏ cứt lợn có hiệu quả trong các đối tượng bị sổ mũi, viêm xoang mũi cấp/ mạn tính.
Bạn có thể dùng 15-30g cỏ cứt lợn tươi rửa sạch rồi giã lấy nước cốt rồi dùng tăm bông chấm vào bên trong mũi. Hoặc dùng cỏ cứt lợn để đun nước và xông để giảm các triệu chứng viêm xoang hiệu quả.
Nhiều cơ sở y tế cũng sử dụng các chế phẩm từ cỏ cứt lợn để điều trị viêm xoang mũi, hiệu quả và ít gây tác dụng phụ.
- Cỏ cứt lợn chữa viêm tai giữa
Để chữa viêm tai giữa từ cỏ cứt lợn bạn dùng dược liệu này giã nát. Lấy nước cốt này nhỏ vào tai 1-2 giọt x 4 lần/ ngày.
- Cỏ cứt lợn chữa chảy máu, loét, chàm
Dùng cỏ cứt lợn giã nát, bọc qua một miếng gạc rồi đắp lên vùng da đang bị tổn thương. Thay băng gạc 3-4 lần/ ngày cho đến khi đạt được hiệu quả điều trị.
Hoặc bạn cũng có thể dùng cỏ cứt lợn, thêm gạo nguyên cám và muối rồi tán mịn sau đó bọc vải và đắp tương tự lên vùng da đang bị loét.
- Cỏ cứt lợn chữa thấp khớp, bong gân
Lấy cỏ cứt lợn tươi và muối rửa sạch, cho gạo, muối rang lên rồi nghiền nát mịn. Lấy bột này để thoa vào vùng khớp đang bị sưng tấy, dùng vải băng bó tại giữ nguyên từ 1-2h rồi tháo băng. Bạn nên dùng ngày 2-3 lần để đạt hiệu quả.
- Cỏ cứt lợn chữa u tử cung
Điều trị khối u tử cung bằng cỏ cứt lợn bạn cần chuẩn bị cỏ cứt lợn tươi và khô. Đem trộn chung với nhau rồi đem sắc với nước. Đun sôi rồi chắt lấy nước uống ngày 1 cốc.
- Cỏ cứt lợn chữa đau họng
Dùng lá của cỏ cứt lợn rửa sạch và nghiền nát. Lấy nước cốt thêm chút đường cho dễ uống. Ngày dùng 3 lần để đạt hiệu quả chữa đau họng.
Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng cỏ cứt lợn khô rồi tán thành bột mịn, lấy bột này hít quan đường cổ họng để giảm triệu chứng đau họng.
- Cỏ cứt lợn chăm sóc tóc
Bạn có thể lấy cành lá cỏ cứt lợn tươi nghiền nát rồi lấy phần hỗn hợp này để gội đầu, dùng một miếng vải ủ khoảng 2-3h rồi gội lại bằng nước sạch. Dùng cách làm này thường xuyên có thể có được mái tóc thơm, mượt, sạch gàu.
Hoặc có thể dùng cỏ cứt lợn kết hợp với bồ kết đun để gội đầu cũng đạt hiệu quả sạch gàu, mượt tóc rất tốt.
- Cỏ cứt lợn chữa sốt
Dùng rễ cỏ cứt lợn sắc lấy nước uống ngày 2-3 lần để hạ sốt.
Cỏ cứt lợn là một loại thảo dược quen thuộc, dễ kiếm. Tác dụng cỏ cứt lợn không chỉ dùng để điều trị viêm xoang, các dạng nhiễm khuẩn, đau nhức xương khớp mà còn cả làm đẹp. Biết được các thông tin về dùng cỏ cứt lợn chữa viêm xoang có an toàn không, cỏ cứt lợn có tác dụng gì?… giúp bạn có nhiều thông tin hữu ích về loại cây này. Nếu còn băn khoăn nào khác về cỏ cứt lợn, hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc để được tư vấn thêm nhé.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số
HOTLINE
hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.
Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.