Bạn đang theo dõi bài viết chủ đề về Huyệt thần đình nằm ở đâu? cung cấp tại Đông Y Trường Xuân mong rằng sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong cuộc sống và chăm sóc sức khỏe.
Nghệ thuật chữa bệnh bằng châm cứu chuyên sâu có khả năng tạo ra sự biến đổi trên cấp độ của thần kinh. Theo đó, tác động triển vọng từ thủ thuật này giúp điều trị trên tinh thần thông qua huyệt thần đình và giúp bệnh nhân chuyển hóa bệnh lý thành năng lượng. Như vậy, bằng cách xác định huyệt thần đình và kích thích phù hợp, quan điểm Y Học Cổ Truyền cho phép hé mở bí ẩn sâu sắc về mối quan hệ giữa bản thể với tâm trí con người.
1. Huyệt thần đình nằm ở đâu?
Huyệt thần đình là một trong những điểm huyệt chính để làm dịu tinh thần, đem lại nhiều lợi ích cho não bộ. Hơn nữa, xoa bóp bấm huyệt hay châm cứu tại vị trí huyệt thần đình có tác dụng khử gió và có lợi cho đầu óc, cũng như bảo vệ và phòng tránh những bệnh lý cho mũi, mắt.
Vị trí huyệt thần đình thuộc đường giữa của cơ thể, tính nửa khoát ngón tay cách trên đường chân tóc hoặc 4,5 khoát ở phía trước của huyệt Bá Hội. Theo đó, cách xác định huyệt thần đình là bắt đầu bằng cách xác định vị trí chân tóc phía trước và từ đó di chuyển ngón tay 0,5 khoát lên trên. Như vậy, điểm tham chiếu của huyệt thần đình sẽ là từ khoảng cách giữa đường chân tóc trước và huyệt Bá Hội tại giao điểm của đường giữa và đường nối đỉnh tai là 5 khoát.
Ngoài ra, ở cùng mức độ này, tức 0,5 khoát trên đường chân tóc trước, tập hợp của nhiều huyệt khác xung quanh huyệt thần đình, bao gồm: huyệt Mi Xung (phía trên mi trong của mắt), huyệt Khúc Sai (1,5 khoát bên ngoài đường giữa, huyệt Đầu Duy (trên đường thẳng đứng đi qua qua con ngươi hoặc 2,25 khoát ngoài đường giữa) và huyệt Bản Thần (3 khoát ngoài đường giữa).
2. Tác dụng của tác động huyệt thần đình
- Làm dịu tinh thần, kích thích trí nhớ và khai thông các tình trạng trì trệ của tinh thần (như dương điên, hưng trầm cảm, trầm cảm, lo âu, trí nhớ kém, mất ngủ, rối loạn lưỡng cực, tâm thần phân liệt như thích leo lên những nơi cao và múa hát, cởi quần áo và chạy xung quanh không định hướng)
- Đuổi gió bên trong cơ thể, cải thiện bệnh lý do nhiễm phong hàn (gồng ưỡn người, động kinh, hoa mắt, chóng mặt)
- Thông mũi (chảy nước mũi trong khi mắc viêm mũi dị ứng, nghẹt mũi, chảy máu cam)
- Cải thiện chứng mờ mắt, phục hồi vẻ rạng rỡ, sinh khí trong ánh mắt (chảy nước mắt, mờ mắt, cận thị)
3. Những nhận định về hiệu nghiệm của huyệt thần đình
Khía cạnh quan trọng nhất của huyệt thần đình là tác động năng lượng vào tâm trí. Chính vì thế, đặc điểm quan trọng và đặc biệt hữu ích của điểm huyệt này là vừa có thể trấn an tinh thần vừa có thể kích thích tinh thần.
Đây là lý do tại sao tác động vào vị trí huyệt thần đình không chỉ được sử dụng để điều trị chứng lo âu và mất ngủ, mà còn để điều trị chứng trầm cảm và buồn bã. Ngoài ra, huyệt thần đình cũng được ứng dụng trong điều trị các rối loạn tâm thần học ở bệnh nhân của các trường hợp tâm thần phân liệt và rối loạn lưỡng cực.
4. Sự kết hợp của huyệt thần đình với các huyệt đạo khác
Huyệt Phế Du: cần kích thích đồng thời trong trường hợp bệnh nhân bị mắc chứng lo lắng và sợ hãi dữ dội.
Huyệt Hậu Đỉnh hoặc huyệt Bản Thần: giúp làm dịu thần kinh. Trong đó, bên cạnh huyệt thần đình, huyệt Bản Thần cũng là một điểm rất quan trọng đối với các rối loạn tâm thần và cảm xúc. Khi kết hợp với huyệt Thông Lý, các huyệt đạo này rất thường được sử dụng trong tâm thần học để điều trị bệnh tâm thần phân liệt và chia rẽ nhân cách. Hơn nữa, các chuyên gia Y Học Cổ Truyền cũng dùng để điều chỉnh ở người mắc chứng ghen tuông và nghi ngờ dai dẳng, phi lý. Ngoài những tác động đặc trưng này lên tâm trí, huyệt Bản Thần còn đặc biệt hiệu quả trong việc xoa dịu tâm trí và giảm bớt lo lắng do thường xuyên suy nghĩ, ám ảnh. Hiệu ứng của huyệt Bản Thần sau đó được tăng cường lên nhiều lần khi kết hợp với huyệt thần đình.
Huyệt Quan Nguyên: dưỡng thận, tăng cường nguyên khí và cũng trấn tĩnh thần kinh. Sự liên kết này làm dịu thần óc bằng cách bồi bổ thận âm và tăng cường nguyên khí. Điều trị này rất thích hợp cho những trường hợp lo lắng trầm trọng trên nền tảng của thận âm hư.
Huyệt Hợp Cốc, huyệt Thái Xung, huyệt Bản Thần: tạo những ảnh hưởng mạnh mẽ đến tinh thần và do đó có thể được sử dụng để trấn an tinh thần và xoa dịu sự lo lắng.
Huyệt Trung Quản: Rất hiệu quả trong việc xoa dịu tinh thần ở những bệnh nhân bị rối loạn tiêu hóa liên quan đến căng thẳng cảm xúc. Trong trường hợp này, còn có thể liên kết huyệt Cưu Vĩ.
Huyệt Thần Quế: đem lại tác dụng xua phong, giúp điều trị chóng mặt, nhức đầu, động kinh.
Huyệt Thần Môn, huyệt Nội Quan, huyệt Tam Âm Giao: cải thiện chứng mất ngủ.
Huyệt Hợp Cốc, huyệt Thái Xung, huyệt Phong Trì: phòng chống co giật ở trẻ sơ sinh.
Huyệt Lạc Khước: xoa nhẹ các cơn nhức đầu.
Tóm lại, vị trí huyệt thần đình nằm ở vùng đầu để điều trị các bệnh lý tại chỗ như chữa nhức đầu vùng trán, viêm xoang mãn tính, chảy máu cam, chảy nước mũi, chảy nước mắt nhiều. Hơn nữa, do có đường kinh mạch vào với tâm trí, cách xác định huyệt thần đình cần thận trọng để tác động đạt được hiệu quả cải thiện các vấn đề tâm lý với lo lắng, hoảng sợ, hưng trầm cảm và động kinh, chóng mặt. Như vậy, khi biết huyệt thần đình nằm ở đâu, mỗi người có thể tự bấm huyệt tại nhà, giải tỏa phần nào những cảm giác căng thẳng, muộn phiền trong cuộc sống hằng ngày.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số
HOTLINE
hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.
Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.