Bạn đang quan tâm đến lợi ích sức khỏe và cách làm tinh dầu gừng tại nhà? Hãy cùng Đông Y Trường Xuân khám phá những điều thú vị dưới đây!
Đôi nét về tinh dầu gừng
Tinh dầu gừng, hay còn được gọi là ginger essential oil, là một loại chiết xuất từ thân rễ củ gừng thông qua việc chưng cất hơi nước hoặc chiết xuất dung môi. Màu sắc của tinh dầu gừng nhạt và trong suốt. Hương thơm của nó ấm áp, cay nồng đặc trưng, xen lẫn chút mùi gỗ trầm ấm. Tinh dầu gừng có khả năng tỏa hương mạnh vừa phải.
Đôi nét về tinh dầu gừng
Lợi ích của tinh dầu gừng
1. Kháng khuẩn và kháng nấm
Tinh dầu gừng chứa các thành phần như citral, zingiberene, β-bisabolene, geranyl acetate, β-sesquiphellandrene, geraniol… có khả năng chống lại các vi sinh vật, giúp kháng khuẩn và kháng nấm. Đây được xem là chất chống vi khuẩn phổ rộng trong ngành dược phẩm và chất bảo quản tự nhiên trong ngành thực phẩm hoặc mỹ phẩm.
Tinh dầu gừng giúp kháng khuẩn và kháng nấm
2. Chống oxy hóa
Theo tạp chí Science Direct, tinh dầu gừng được đánh giá là có hoạt tính chống oxy hóa, giúp ức chế sự sản sinh gốc tự do gây hại và hạn chế sự hình thành bệnh lý khác nhau của con người. Thậm chí, tinh dầu gừng còn được phát hiện là chất chống oxy hóa tốt hơn so với butylated hydroxyanisole (BHA).
Tinh dầu gừng giúp chống oxy hóa
3. Chống viêm
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tinh dầu gừng có khả năng chống viêm nhờ vào việc ức chế hoạt động của ADA và điều chỉnh các cytokine gây viêm. Ngoài ra, tinh dầu gừng còn giúp bảo vệ thận và ngăn chặn sự thay đổi của chức năng thận.
Tinh dầu gừng giúp chống viêm
4. Tốt cho hệ hô hấp
Tinh dầu gừng có khả năng làm giãn phế quản và hỗ trợ sát khuẩn đường hô hấp, loãng đờm và hạn chế cơn ho. Nó còn được ứng dụng để hỗ trợ điều trị bệnh hen suyễn.
Tinh dầu gừng giúp lợi hô hấp
5. Thư giãn
Ngoài những lợi ích trên, tinh dầu gừng còn thường được sử dụng bằng cách xông hơi hoặc khuếch tán tinh dầu, thoa lên da để giúp giải tỏa căng thẳng, thư giãn đầu óc, cân bằng tâm trạng và giúp ngủ ngon.
Tinh dầu gừng giúp thư giãn
Cách làm tinh dầu gừng
Nguyên liệu
- 4 – 5 củ gừng
- Dầu ăn
- Rây lọc
Nguyên liệu
Cách làm
Bước 1: Gừng sau khi mua về, ngâm nước và chà sạch. Sau đó, gọt vỏ và cắt thành những lát nhỏ.
Thái gừng thành những lát nhỏ
Bước 2: Tiếp theo, đập nát gừng và cho vào rây để lấy nước gừng.
Lấy nước gừng
Bước 3: Đặt một nồi lên bếp và thêm vào chén nước gừng cùng một lượng dầu ăn bằng lượng nước gừng. Khuấy đều để không bị khét và nấu đến khi hỗn hợp chuyển sang màu nâu.
Lưu ý: Khi nấu, nên dùng nồi có thành cao để tinh dầu không bị bay ra ngoài quá nhiều.
Nấu tinh dầu gừng
Bước 4: Sau một thời gian nấu, bả gừng sẽ kết tủa và bám vào đáy nồi. Bạn chỉnh lửa nhỏ xuống và để sôi thêm khoảng 5 phút rồi tắt bếp. Cuối cùng, bạn đổ hỗn hợp qua rây hoặc một miếng vải mỏng để lọc lấy tinh dầu.
Lọc tinh dầu gừng
Cách bảo quản tinh dầu gừng
Để bảo quản tinh dầu gừng, bạn cần lưu ý những điều sau:
- Bảo quản nơi thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời.
- Đóng chặt nắp sau khi sử dụng, không để nước hay sản phẩm khác rơi vào để tránh làm hỏng tinh dầu.
- Tránh xa tầm tay trẻ em và thú cưng.
Cách bảo quản tinh dầu gừng
Một số cách sử dụng tinh dầu gừng đơn giản
Dưới đây là một số cách sử dụng tinh dầu gừng:
- Sử dụng thông qua đường hô hấp: Sử dụng máy khuếch tán hoặc máy xông tinh dầu bằng cách thêm vài giọt tinh dầu gừng theo hướng dẫn sử dụng của máy.
- Sử dụng ngoài da: Nhỏ 1-2 giọt tinh dầu vào kem dưỡng, sau đó thoa lên những vùng da thô ráp để dưỡng ẩm và làm mềm da.
Bạn cũng có thể pha loãng tinh dầu gừng với dầu nền như dầu dừa, dầu bơ, dầu jojoba, dầu hạnh nhân… để sử dụng làm dầu massage. Điều này giúp giảm đau và lưu thông tuần hoàn.
Một số cách sử dụng tinh dầu gừng đơn giản
Những lưu ý khi sử dụng tinh dầu gừng
Khi sử dụng tinh dầu gừng, bạn cần lưu ý những điều sau:
- Không bôi lên vết thương hở.
- Không dùng cho phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ dưới 1 tuổi, người có tiền sử mắc bệnh thần kinh và huyết áp cao, người có tiền sử dị ứng với gừng.
- Không uống trực tiếp tinh dầu.
- Trước khi thoa lên da, nên thử nghiệm tại một vùng da nhỏ trước để theo dõi dấu hiệu kích ứng.
- Tránh để tinh dầu tiếp xúc với những vùng nhạy cảm như mắt vì có thể gây bỏng giác mạc và tổn thương mắt.
- Tránh lạm dụng tinh dầu để tránh tác dụng phụ.
Những lưu ý khi sử dụng tinh dầu gừng
Hy vọng những thông tin trên về lợi ích sức khỏe và cách làm tinh dầu gừng tại nhà sẽ giúp bạn thêm hiểu biết. Hãy truy cập Đông Y Trường Xuân để tìm hiểu thêm và mua gừng chất lượng để làm tinh dầu gừng.