Long đởm thảo trị bệnh gì?

Long đởm thảo trị bệnh gì?

Bạn đang theo dõi bài viết chủ đề về Long đởm thảo trị bệnh gì? cung cấp tại Đông Y Trường Xuân mong rằng sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong cuộc sống và chăm sóc sức khỏe.

Long đởm thảo trong Y Học Cổ Truyền được xem như một trong những dược liệu quý để điều trị các bệnh như sốt, hay đau mắt, đồng thời giúp an thần, giải độc hoặc hỗ trợ cả hệ tiêu hoá. Sử dụng phần thân rễ của cây long đởm thảo khi được phơi khô hoặc sấy khô để điều trị các triệu chứng này. Bài viết này sẽ cung cấp thêm thông tin chi tiết về dược liệu long đởm thảo.

1. Dược liệu long đởm thảo

Long đởm thảo hay lăng du, hoặc thảo long đởm, trì long đởm, sơn lương đởm… và có tên khoa học Gentiana scabra Bunge thuộc họ long đởm. Cây long đởm thảo có thân cỏ, sống lâu năm và khi trưởng thành thân cây cao khoảng từ 35 đến 60 cm. Thân cây long đởm thảo mọc dựng đứng và có thể chẽ ra khoảng 2 hoặc 3 nhánh nhỏ hoặc có thể không có nhánh. Lá cây long đởm thảo mọc đối nhau và có hình dạng nhỏ dần từ phía dưới thân lá đến đỉnh lá. Phần trên lá phình ra to và rộng khoang khoảng 3 đến 8cm, tuy nhiên lá long đởm thảo không có cuống. Hoa long đờm thảo có hình chuông và có màu lam nhạt hoặc đậm tạo thành từng chùm với số lượng hoa khoảng từ 2 đến 5 bông, hoặc có thể nhiều hơn. Hoa long đởm thảo cũng không có cuống và được mọc ở đầu cành hoặc trong kẽ lá. Long đởm thảo thường ra hoa vào khoảng tháng 9 hoặc tháng 10 hàng năm. Long đờm thảo được đào lấy phần rễ chùm và thu hoạch vào tháng 8 hoặc tháng 12 hàng năm. Tuy nhiên, cuối tháng 8 thu hoạch long đởm thảo được xem như tốt nhất.

Long đởm thảo được biết đến và trồng nhiều ở các tỉnh thuộc Trung Quốc chẳng hạn như Phúc Kiến, Quảng Đông… Ở Việt Nam, long đởm thảo được tìm thấy nhiều ở các tỉnh phía bắc giáp Trung Quốc như Lạng Sơn, Cao Bằng…

Long đờm thảo được sử dụng làm dược liệu ở các bộ phận như rễ chùm… Những bộ phận này thường có màu vàng đậm hoặc vàng nâu đồng thời có vị đắng. Rễ cây long đởm thảo thu hoạch về được loại bỏ sạch đất, cát cũng như tạp chất bám vào đồng thời cắt bỏ lớp lông. Long đởm thảo sau khi đã được làm sạch sẽ mang đi cắt thành từng đoạn nhỏ từ 3 đến 5cm rồi được ngâm cùng với nước cam thảo. Hỗn hợp long đởm thảo ngâm trong cam thảo để qua đêm, sau đó đem long đởm thảo mang ra ngoài bóng râm phơi khô và đóng gói kín. Long đởm thảo nên được bảo quản ở những nơi thoáng mát, không chịu trực tiếp bởi ánh nắng mặt trời đồng thời tránh tình trạng ẩm ướt có thể làm cho long đởm thảo bị mốc.

Cây Long đởm thảo thường dễ bị nhầm với cây Bạch vi. Bạch vi thường có rễ cứng, màu đen và không có vị đắng như Long đởm thảo. Hoặc cây Long đởm thảo còn dễ bị nhầm với cây Thanh Ngâm họ của hoa mõm chó. Cây Thanh ngâm có rễ màu trắng ngà, không có tua những có vị đắng.

Long đởm thảo
Long đờm thảo với đặc điểm hoa hình chuông và có màu lam nhạt

2. Thành phần dược lý của long đởm thảo

Long đởm thảo có thành phần bao gồm các hợp chất trung dược học như Gentianine, Gentiopicrin… ở trong glycosid đắng. Khi thuỷ phân các hợp chất này sẽ được các phần tử bao gồm glucose, fructose, gentiaginin…

Tác dụng dược lý của long đởm thảo bao gồm:

  • Đối với Vị trường, sử dụng long đởm thảo với liều lượng thấp và uống long đởm thảo 1⁄2 giờ trước bữa ăn để làm tăng quá trình tiết dịch vị. Tuy nhiên, nếu sử dụng long đởm thảo sau bữa ăn thì tác dụng sẽ ngược lại với việc làm giảm quá trình tiết dịch vị. Và đôi khi còn gây ra các triệu chứng như tiêu hoá kém, nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt. Các nghiên cứu tác dụng của chất đắng trong Long đởm thảo trên dạ dày của chó cho thấy lượng acid tự do trong cơ thể tăng lên cao hơn khi sử dụng hợp chất này.

Các chất trong long đởm bảo với hợp chất glycoside như gentiopicrin có tác dụng là tăng quá trình kích thích dịch vị khi được đưa trực tiếp vào dạ dày nhưng khi sử dụng bằng được uống hoặc tiêm thì không thấy được tác dụng trực tiếp của long đởm thảo. Hoặc long đởm thảo có thể làm giảm thời gian quá trình chuyển động đường ruột của thỏ hoặc khi sử dụng long đởm thảo ở chuột không thấy sự thay đổi về khẩu vị của chuột. Những thí nghiệm này hiện vẫn đang thực hiện trên động vật và vẫn cần có thêm nhiều nghiên cứu để chứng minh được tác dụng trực tiếp của long đởm thảo với cơ thể con người.

  • Tác dụng của long đởm thảo với kháng khuẩn. Trong thí nghiệm được thực hiện sẽ tiêm Long đởm thảo vào cơ thể giúp mang lại hiệu quả ức chế nhiều loại vi khuẩn gây bệnh thông thường. Trong đó, Gentiopicrin có tác dụng khá mạnh với các loại ký sinh trùng sốt rét.
  • Đối với những trường hợp viêm não B. Sử dụng nước sắc Long đởm thảo kết hợp với sử dụng thuốc tây thông thường để điều trị cho 23 bệnh nhân viêm não B với 11 ca bệnh nặng, 6 ca bệnh trung bình, 6 ca bệnh nhẹ và kết quả thu được có 15 ca trở về trạng thái nhiệt độ bình thường sau 3 ngày điều trị và chỉ có 1 ca bị di chứng.

Một số công dụng khác của long đởm thảo. Thành phần của long đởm thảo có vị đắng tính hàn, trầm giáng…. thuộc nhóm thuốc của kinh túc quyết âm – Can và thiếu dương. Sử dụng long đởm thảo sẽ giúp bài trừ phong thấp ở hạ bộ, trừ thấp nhiệt, trị hàn nhiệt cước khí,… Tuy nhiên, Long đởm thảo rất đắng và hàn nên uống Long đởm thảo quá nhiều có thể làm tổn thương đến vị và làm cho khí thoát. Có thể gây tổn hại đến dạ dày cùng với việc sử dụng Long đởm thảo lúc đói.

Long đởm thảo có thể được sử dụng kết hợp với hoàng bá. Hoàng bá có vị đắng, tính hàn và thường được sử dụng để thanh nhiệt, táo thấp hoặc thân thấp nhiệt ở hạ tiêu… Hoàng bá còn giúp chắc cho chân âm cùng với việc trừ hư nhiệt và sử dụng thường xuyên cho các vấn đề hạ tiêu hoặc bệnh ở thân.

Liều sử dụng thông thường của long đởm thảo có thể thực hiện theo cách: sử dụng 4 đến 12 gam long đởm thảo mỗi ngày để có tác dụng điều trị bệnh. Có thể sử dụng Long đởm thảo ở dạng bột hoặc dạng sắc nước uống. Đối với dạng Long đởm thảo khi sắc nước thì sẽ lấy 5 phần nước để sắc đến khi còn 2 phần nước để sử dụng. Nên dùng nước sắc khi còn nóng hoặc có thể hâm nóng nước sắc nếu bị nguội trước khi sử dụng. Còn với dạng long đởm thảo được tán thành bột có thì cần phải sơ chế sao cho bột mịn và có thể hoàn viên bằng hạt đỗ để sử dụng thuận tiện.

Long đởm thảo
Long đởm thảo có một số tác dụng trong điều trị bệnh lý

3. Một số bài thuốc sử dụng long đởm thảo trong điều trị bệnh

Bộ phận rễ cây của Long đởm thảo được bào chế làm thuốc, những rễ này thường có dạng chùm, màu vàng đậm hoặc nâu.

  • Bài thuốc điều trị sốt cao kèm theo co giật. Sử dụng 12 gam long đởm thảo với 12 gam thanh đại, 12 gam phòng phong cùng với 4 gam Băng phiến, 4 gam Xạ hương, 4 gam ngưu bàng, 8 gam Câu đằng và 20 gam Hoàng liên. Đem tất cả các vị thuốc này đi cắt nhỏ và tán thành bột mịn hoặc có thể sử dụng bột để hoàn viên dễ sử dụng. Mỗi lần sử dụng thường từ 5 đến 10 viên bằng hạt thóc và có thể uống kèm cùng nước kim ngân hoa.
  • Bài thuốc điều trị các vấn đề liên quan đến tiêu hoá và khó tiêu. Sử dụng 2 gam Long đởm thảo, 1 gam Hoàng bá và 1 gam đại tràng sau đó đem hỗn hợp này đi sắc lấy nước để uống. Nước sắc được chia thành 3 phần sử dụng trước các bữa ăn để tăng hiệu quả tác dụng của vị thuốc long đởm thảo.
  • Bài thuốc điều trị ăn uống khó tiêu hoặc đầy bụng hoặc đau dạ dày. Sử dụng 0.5 gam Long đởm thảo, 0.5 gam Hoàn bá, 0.5 gam Kim nội, 0.3 gam sinh khương, 0.3 gam Hồi hương, 0.3 gam quế chi và 1 gam sơn tra. Sau đó đem tất cả các vị thuốc này đi tán thành bột mịn và chia thành 3 phần nhỏ. Mỗi phần sử dụng với nước để điều trị các vấn đề liên quan đến tiêu hoá.
  • Bài thuốc điều trị sốt cao, nóng trong xương, lở loét miệng hoặc kính giãn nhập tâm ở trẻ em. Sử dụng long đởm thảo cùng với mộc môn, bạch thược, phục thần, mạch môn và cam thảo. Đem tất cả các vị thuốc này đi sắc và lấy nước sử dụng để điều trị các bệnh trên.
  • Bài thuốc điều trị can đờm, sưng mắt, ù tai hoặc miệng đắng, viêm thận cấp tính, co giật… Sử dụng 12 gam long đởm thảo, 12 gam Chi tử, 12 gam hoàng cầm, 12 gam Mộc hương, 12 gam Xa tiền tử, 12 gam trạch tả, 12 gam đường quy cùng với 16 gam sinh địa, 8 gam sài hồ và 4 gam cam thảo. Đem tất cả các vị thuốc này sắc lấy nước uống có thể cải thiện được các tình trạng bệnh nêu trên.
  • Bài thuốc điều trị thấp nhiệt hoặc đi tiêu ra máu, sử dụng long đởm thảo sắc nước uống thay nước hàng ngày có thể giảm thiểu được thấp nhiệt hoặc đi tiêu ra máu.
  • Bài thuốc chữa cốc đản. Sử dụng Long đởm thảo cùng với Ngưu đởm và khổ sâm với liều lượng bằng nhau và đem đi sắc lấy nước uống để giảm thiểu triệu chứng cốc đản.
  • Bài thuốc chữa viêm gan. Sử dụng 12 gam long đởm thảo, 12 gam hoàng cầm, 12 gam chi tử, 12 gam trạch tả, 12 gam mộc thông, 12 gam xa tiền tử, 12 gam đương quy, 8 gam sài hồ, 4 gam cam thảo, 16 gam sinh địa. Đem tất cả các vị thuốc này đi sắc để lấy nước uống. Nước sắc có tác dụng trong trị các chứng thực hoả ở gan mật, mắt đỏ sung, hoặc miệng đắng, hoặc ù tai, viêm vùng hố chậu hoặc viêm túi mật cấp và các chứng bệnh có thấp nhiệt liên quan đến gan mật.
  • Bài thuốc điều trị chứng ho kèm sốt cao co quắp. Sử dụng 12 gam long đởm thảo, 12 gam phòng phong, 12 gam thanh đại, 8 gam câu đằng, 16 gam hoàng liên, 4 gam ngưu hoàng, 4 gam băng phiến, 4 gam xạ hương. Đem tất cả các vị thuốc này nghiền thành bột mịn và có thể hoàn thành hạt gạo. Sử dụng từ 5 đến 10 viên hoàn cùng với nước sắc kim ngân hoa có thể điều trị sốt cao.
Long đởm thảo
Long đởm thảo cần được sử dụng đúng liều lượng và theo chỉ dẫn

Trong quá trình sử dụng Long đởm thảo người bệnh cần quan sát và lưu ý nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào xảy ra cần ngưng sử dụng thuốc và gặp bác sĩ ngay để tìm hiểu nguyên nhân và có phương pháp cải thiện kịp thời. Bên cạnh đó, không nên sử dụng long đởm thảo cho những đối tượng bị dị ứng hoặc có nguy cơ bị dị ứng hoặc mẫn cảm với một số thành phần của long đởm thảo. Hoặc những người bệnh có tỳ hư, hoặc dạ dày yếu hoặc bị tiêu chảy hoặc âm hư gây nên tình trạng sốt…

  • Vị thuốc long đởm thảo thường có vị rất đắng, vì thế không nên sử dụng thuốc trong thời gian dài có thể gây các tác dụng phụ liên quan đến ăn uống của người bệnh.
  • Liều sử dụng hợp lý long đởm thảo giúp kích thích tiêu hoá nhưng không nên sử dụng quá liều để có thể có tác dụng thuốc nhanh hơn. Thêm vào đó, sử dụng long đờm thảo nên thực hiện trước bữa ăn sẽ giúp kích thích tiết dịch tốt hơn. Nếu uống quá liều và sử dụng long đởm thao sao ăn có thể gây ra tác dụng ngược lại của long đởm thảo như tiêu hoá kém hơn, nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt
  • Long đởm thảo không nên sử dụng cho tất cả mọi người. Những người bị tả do tỳ vị hư nhược hoặc sốt do âm hư thì không nên sử dụng long đởm thảo. Hoặc những người không bị thấp nhiệt và không bị thực hoả cũng không nên sử dụng long đởm thảo.

Long đởm thảo trong Y Học Cổ Truyền có có nhiều loại khác nên cần phân biệt rõ trước khi sử dụng để tránh tác dụng không mong muốn.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số
HOTLINE
hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.
Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.