Bạn đang theo dõi bài viết chủ đề về Nấm hầu thủ có tác dụng gì? cung cấp tại Đông Y Trường Xuân mong rằng sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong cuộc sống và chăm sóc sức khỏe.
Theo Y Học Cổ Truyền, nấm hầu thủ được coi là dược liệu có tác dụng chữa bệnh. Các hợp chất trong nấm có đặc tính chống oxy hóa, điều chỉnh lipid và giảm lượng đường trong máu.
1. Tìm hiểu về nấm hầu thủ
Nấm hầu thủ tươi thường mọc trên các thân cây gỗ tán rộng bị mục nát. Hiện nay, loại nấm này đã được nuôi trồng nhân tạo thành công ở nước ta và các quốc gia khác như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc.
Nấm hầu thủ non có màu trắng hay trắng ngà, thịt nấm màu trắng, khi già có màu vàng hoặc vàng sậm, các tua nấm chính là lớp bào tầng, có chiều dài từ 0,5–3cm.
Đây là một loại nấm ôn đới, chỉ trồng được ở những vùng khí hậu mát mẻ, nhiệt độ thích hợp sinh trưởng là từ 16-20 độ C.
Nấm hầu thủ là một loại dược liệu quý, nó có chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể. Theo kết quả nghiên cứu của giáo sư Mizuno (Nhật Bản) cho thấy, nấm hầu thủ là một loại thực phẩm bổ dưỡng, cân đối về thành phần, giàu khoáng và vitamin, có mức cung cấp nhiệt lượng vừa phải.
Nấm có hàm lượng cao các acid béo không bão hòa, là thành phần có giá trị dinh dưỡng, phòng chống bệnh tim mạch và ung thư. Nấm hầu thủ cũng là một nguồn khoáng chất phong phú, đặc biệt có Ge – một kim loại cực hiếm có hoạt tính chống ung thư.
Nấm hầu thủ chứa nhiều loại vitamin, B1 và B2 có hàm lượng cao, Niacin và A1 ít, Pro Vitamin D có khả năng chuyển hóa thành vitamin D2 nếu được làm khô, chuyển hóa Calci có khả năng phòng chống bệnh loãng xương.
Nấm hầu thủ có hàm lượng chất béo và giá trị năng lượng thấp, nhưng hàm lượng sắt, canxi và kali lại khá cao, nó thích hợp cho những người ăn kiêng mà vẫn đảm bảo cung cấp đủ đạm và các khoáng chất cần thiết cho cơ thể.
2. Nấm hầu thủ có tác dụng gì?
Theo Y Học Cổ Truyền, nấm hầu thủ được coi là một dược liệu có tác dụng chữa bệnh. Các hợp chất trong nấm có tác dụng chống oxy hóa, điều chỉnh lượng lipid máu và giảm lượng đường trong máu.
Nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học đã chứng minh rằng nấm hầu thủ có tác dụng:
- Hiệu quả tốt trong điều trị bệnh nhân Alzheimer;
- Làm chậm quá trình lão hóa và phục hồi các neuron thần kinh;
- Tăng cường hệ miễn dịch;
- Các chất chiết xuất được từ nấm hầu thủ có tác dụng ngăn chặn sự hình thành các khối u, ức chế tế bào ung thư dạ dày, thực quản, ung thư gan và ung thư da…
Ngày nay, Y Học Hiện Đại đã sử dụng nấm hầu thủ một cách rộng rãi để điều trị các bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa như rối loạn đường ruột, chán ăn, viêm loét và đau dạ dày, hỗ trợ điều trị hiệu quả ung thư dạ dày.
Trong Y Học Cổ Truyền, nấm hầu thủ thường được sử dụng ở dạng khô, có thể dùng riêng hoặc phối hợp với một số vị thuốc khác trong những trường hợp sau:
- Điều trị đau dạ dày, loét dạ dày, hỗ trợ tiêu hóa, dự phòng khối u: Sử dụng nấm hầu thủ 10g, sơn tra 5g, sơn dược 10g, nấm mèo trắng 5g, men rượu 1g, sắc uống.
- Điều trị mất ngủ, ngủ không sâu giấc, tâm thần bất an: Sử dụng nấm hầu thủ 30g, toan táo nhân 15g, bá tử nhân 15g, dạ giao đằng 15g, sắc uống.
- Điều trị đau dạ dày mạn tính, hẹp môn vị, hỗ trợ trong điều trị ung thư dạ dày, ung thư ruột, ung thư thực quản: Sử dụng nấm hầu thủ 20g thái lát, nấu cùng với 2- 3 lít nước sôi, sau đó ăn cả cái và nước.
- Điều trị đau dạ dày, tá tràng: Dùng nấm hầu thủ 30g, bạch truật 20g, sơn dược 20g, hạt sen 15g, trần bì 15g, bạch biển đậu 15g, ý dĩ 25g. Sắc uống.
- Trị viêm loét dạ dày, ruột, tiêu hóa kém: Sử dụng nấm hầu thủ 10g và nấm linh chi 5g, sắc uống trong ngày.
- Bồi bổ cơ thể, điều trị suy nhược thần kinh, và phục hồi sức khỏe phụ nữ sau sinh: Sử dụng nấm hầu thủ tươi 200g (khô 20g), thịt nạc, tôm 100g đen nấu mềm nhừ, thêm gia vị vừa đủ, ăn nóng.
Nấm hầu thủ có thể tương tác với những thuốc bạn đang dùng hay tình trạng sức khỏe hiện tại. Vì vậy, bạn nên tham khảo ý kiến thầy thuốc hoặc bác sĩ trước khi sử dụng loại thảo dược này.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số
HOTLINE
hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.
Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.