Nhục quế có tác dụng gì?

Nhục quế có tác dụng gì?

Bạn đang theo dõi bài viết chủ đề về Nhục quế có tác dụng gì? cung cấp tại Đông Y Trường Xuân mong rằng sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong cuộc sống và chăm sóc sức khỏe.

Nhục Quế là một bộ phận của cây quế được sử dụng nhiều trong chế biến thực phẩm và dược phẩm. Hãy cùng bài viết sau đây tìm hiểu thêm về ứng dụng của Nhục quế trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe.

1.Đặc điểm của Quế và Nhục quế

Quế có tên khoa học là Cinnamomum loureirii Nees, là loại cây thân gỗ, thuộc họ Long não (Laureacea). Nó thường được gọi bằng những tên khác như Quế Thanh, Quế Quỳ, Quế quan, Quế trồng từ Srilanca hay Quế bì… Ở Việt Nam, Quế được trồng phổ biến ở rất nhiều tỉnh như Cao Bằng, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Quãng Nam, Quãng Ngãi,…

Quế là cây có thể phát triển rất tốt ở rừng nhiệt đới có độ cao dưới 800m, ưa ánh sáng. Nếu ánh sáng càng nhiều thì quế càng phát triển và cho chất lượng lượng tinh dầu tốt. Quế có độ cao từ 15 đến 20m, thân có màu xanh lúc còn non và chuyển thành. Cây Quế ra hoa vào từ tháng 4 đến tháng 8 và cho quả từ tháng 10 đến tháng 12. Bộ phận thường được thu hoạch và chế biến là vỏ thân và lá cây quế

Nhục quế là bộ phận vỏ thân của cây quế khi được tách ra. Vỏ quế một khi được cạo bỏ phần biểu bì thì gọi là nhục quế tâm. Thông thường, vào khoảng tháng 4, tháng 5 hay tháng 9 và tháng 10, những cây quê có độ tuổi từ 5 năm sẽ được tách vỏ bằng một dụng cụ tách là dao nhọn và sắc. Mỗi cây quế khi tách vỏ thì chỉ tách một bên vỏ và để lại một bên cho cây tái sinh.

Thành phẩm vỏ quế được phân thành 4 loại. Phần vỏ thân có khoảng cách từ mặt đất đến tầm 1,2m được xem là loại quế có chất lượng nhất hay còn gọi là quế thượng châu. Phần vỏ quế được bóc tách từ những cành cây quế to thì được gọi là thượng biểu, còn phần vỏ được tách ra hoặc các mẩu quế được chặt ra từ những cành nhỏ, non thì gọi là quế chi.

Quế sau khi thu hoạch thì được ngâm trong vòng 1 ngày sau đó vớt ra để khô nước rồi mới đến công đoạn ủ quế. Tùy vào thời tiết nên thời gian ủ sẽ khác nhau, thông thường thời gian ủ quế sẽ kéo dài trong 3 ngày đối với mùa nóng và mùa lạnh thì thời gian ủ lên tới 7 ngày. Sau khi kết thúc quá trình ủ, quế được để ở chỗ mát mẻ cho đến khi khô.

Sau quá trình bào chế biến, Nhục quế phải được để ở nơi thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp và nơi có độ ẩm cao. Thông thường, để lưu giữ được hương thơm, Nhục quế có thể được bôi sáp ong vào 2 đầu và cho vào hộp kín.

2.Thành phần hóa học và dược liệu của Nhục quế

Thành phần hóa học chủ yếu trong Nhục quế bao gồm

  • Cinnamaldehyde,
  • Phenyl Propyl Acetate Tannin
  • Cynnamyl Acetate.
  • Chất nhựa
  • Calci Oxalat
  • Chất nhầy
  • Coumarin
  • Tanin
  • Đường

Theo đông y thì Nhục quế có khí thơm, vị cay ngọt, tính nóng, có hơi độc, hoàn toàn là dương dược.

3.Công dụng của nhục quế

Nhục quế có thể cứu được khí nguyên dương đã lạnh lâu ngày, giúp ấm cho chứng tỳ vị hư hàn, ức chế can tà, thông lợi phế khí, bổ chứng ngũ lao, trị chứng thất thương, cứng gân xương, mạnh sinh dục, dưỡng tâm thần, thống huyết mạch, trị đau bụng, nuôi tinh tủy, ấm lưng gối, chữa tê thấp, ho đờm, nhọt trong mũi, sáng mắt, điều hòa nhan sắc, tuyên thông khắp các kinh mạch.

Nhục quế còn có tác dụng kích thích hô hấp, tuần hoàn, tăng bài tiết, gây co mạch, tăng nhu động ruộtco bóp tử cung.

Nhục quế cũng có tác dụng làm bổ mệnh môn hỏa, tán hàn, ôn tỳ, chỉ thống, làm ấm khí huyết, nên thường được dùng để hồi dương trong các trường hợp thận dương hư nhược, chân tay lạnh giá, co quắt hoặc khử hàn giảm đau, thông kinh hoạt lạc. Dùng cho người đau bụng dữ dội do hàn nhập lý, tiết tả, nôn mửa.

Nhục quế có thể được sử dụng để làm ấm thận hành thủy. Dùng cho trường hợp dương khí hư nhược, phù thũng tiểu tiện khó khăn, nhất là phù nặng bàn chân.

Theo y học hiện đại thì nhục quế có các tác làm ức chế trung khu thần kinh, giảm đau, giải nhiệt, an thần, chống co giật.Chống kích thích nhẹ dạ dày và ruột, tăng tiết nước bọt, dịch vị, tăng cường hệ thống tiêu hóa, làm giảm co thắt cơ trơn nội tạng, làm giảm các cơn đau bụng do co thắt ruột. Tăng lưu lượng máu lên động mạch tim và cải thiện tình trạng thiếu máu cơ tim. Nhục quế cũng có tác dụng kháng khuẩn với nhiều loại vi khuẩn gram, ức chế sự chế sự hoạt động của các loại nấm mốc.

4. Một số bài thuốc có sử dụng nhục quế

  • Trị chứng nôn ỉa nhiều, quyết nghịch hư thoát
  • Trị viêm thận mạn, phù thũng do dương khí hư chân tay lạnh, tiểu ít chân phù
  • Trị chứng đau bụng, phụ nữ thống kinh do hư hàn
  • Chữa nhiễm độc Phụ tử
  • Chữa ẩm lạnh, hành thủy, mụn nhọt sưng lâu, mụn độc hãm vào trong
  • Trị đau thắt lưng
  • Trị vảy nến, mề đay

5. Lưu ý khi sử dụng nhục quế

  • Nhục quế nên được sử dụng với liều lượng chỉ từ 2 – 6g/ngày và bột Nhục quế chỉ nên dùng 0.05 – 5g/ ngày.
  • Không dùng nhục quế cho phụ nữ có thai, người âm hư dương thịnh.
  • Nếu dùng nhục quế trong thời gian dài và liều cao có thể gây nhức đầu, táo bón.
  • Không dùng chung với Xích thạch chỉ.

Mặc dù nhục quế là một vị thuốc có nhiều tác dụng trong chăm sóc sức khỏe, tuy nhiên khi sử dụng chúng ta cần lưu ý đến liều lượng và nên tham khảo ý kiến từ các bác sĩ trước khi sử dụng.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số
HOTLINE
hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.
Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.