Những điều bạn cần biết về phương pháp dưỡng sinh
1. Đại cương phương pháp dưỡng sinh
Phương pháp dưỡng sinh là phương pháp đưa ra quy luật sống của con người, khắc phục những hậu quả xấu có tác hại đến sức khỏe của con người.
Phương pháp dưỡng sinh tìm ra lối sống lành mạnh phù hợp với thiên nhiên, mà cha ông ta đã đúc kết laị, ghi lại trong tác phẩm để lại cho chúng ta rèn luyện sức khoẻ, tránh được những bệnh mãn tính.
– Định nghĩa: Dưỡng sinh, nhiếp sinh hay tạo sinh có ý nghĩa là bảo trì sự sống.
Phương pháp dưỡng sinh là phương pháp đưa ra quy luật sống của con người
– Luyện tập dưỡng sinh có 4 mục đích:
- Rèn luyện thân thể.
- Tập luyện dưỡng sinh giúp phòng ngừa, làm thuyên giảm một số chứng bệnh mạn tính và phục hồi chức năng của cơ thể sau khi bị bệnh.
- Điều tiết ăn uống, sinh hoạt.
- Giúp cơ thể thích nghi với hoàn cảnh khí hậu.
Ở Trung Quốc, nói đến phép dưỡng sinh là nói đến “khí công”, ở Ấn Độ là yoga, ở châu Âu có phương pháp thể dục, thể thao, điền kinh.
Ở Việt Nam: phương pháp dưỡng sinh là sự kết hợp giữa kinh nghiệm phòng, trị bệnh của nhân dân với những nghiên cứu về y học cổ truyền và y học hiện đại đề tìm ra phương pháp để bồi dưỡng sức khỏe, phòng bệnh, chữa bệnh mạn tính.
Bên cạnh đó, bạn có thể tìm hiểu những phương pháp điều trị bệnh chuyên khoa Y học cổ truyền để có những lựa chọn phù hợp với bản thân.
2. Cơ sở tác dụng phương pháp dưỡng sinh
Tác dụng của phương pháp dưỡng sinh được phân theo 2 loại.
a. Theo YHCT
Sách Nội kinh có viết: “Thánh nhân chữa khi chưa có bệnh không để bệnh phát ra rồi mới chữa, trị khi nước chưa có loạn không đợi loạn rồi mới trị. Phàm sau khi bệnh rồi mới dùng thuốc, loạn đã thành rồi mới lo dẹp, cũng ví như khi khát mới đào giếng, khi chiến đấu mới đúc binh khí, thì chẳng phải muộn rồi”.
Người đời thượng cổ biết phép dưỡng sinh, thuận theo quy luật âm dương thích ứng với thời tiết 4 mùa, biết phép tu thân dưỡng tính, ăn uống có tiết độ, sinh hoạt có chừng mực, không làm lụng bừa bãi mệt nhọc, cho nên hình thể và tinh thần đều khỏe mạnh, mà ưởng hết tuổi đời khoảng 100 tuổi.
Phương pháp dưỡng sinh dựa trên thuyết “Tinh khí thần” của Y học phương đông. Tuệ Tĩnh, một danh y Việt Nam ở thế kỷ 14 có câu:
“Bế tinh, dưỡng khí, tồn thần
Thanh tâm, quả dục, thủ chân, luyện hình”
Người xưa cho rằng tinh, khí, thần là 3 của báu của con người.
– Tinh có 3 nghĩa: chất dinh dưỡng – tinh hoa của đồ ăn thức uống tạo ra sau khi được tiêu hóa, là máu huyết, là tinh sinh dục do tinh âm và tinh dương tạo ra.
– Khí: là khí hơi và khí lực. Khí hơi là không khí để thở. Khí hơi kết hợp với chất dinh dưỡng tạo nên khí lực nên khí có nghĩa là năng lượng tạo ra trong cơ thể để cho cơ thể sống và hoạt động.
– Thần là hình thức năng lượng cao cấp, giúp con người biết tư duy, có ý chí, có tình cảm, có khoa học, nghệ thuật…
Tinh khí thần là biểu hiện quá trình chuyển hóa vật chất (thức ăn, huyết, tinh sinh dục) thành năng lượng (khí) mà hình thức cao nhất là thần, thần trở lại điều khiển tinh, khí và toàn bộ cơ thể.
Sau này, Hải Thượng Lãn Ông phát triển hai câu thơ của Tuệ Tĩnh trong mấy vấn đề sau:
“Giữ tinh, dưỡng khí, tồn thần
Tinh không hao tán thì thần được yên
Hằng ngày luyện khí chớ quên
Hít vào thanh khí độc liền thải ra
Làm cho khí huyết điều hòa
Tinh thần giữ vững bệnh tà khó xâm”
b. Theo YHHĐ
“ Ngủ tốt, thở sâu và vận động, ăn khỏe” là 3 điều kiện dưỡng sinh cốt yếu. Ba yếu tố đó liên hệ khăng khít và thúc đẩy lẫn nhau.
– Ngủ tốt: Muốn ngủ tốt phải có bộ thần kinh biết chủ động về quá trình hưng phấn và ức chế.
– Thở tốt và vận động tốt: tập các cơ thở để thở ngực và thở bụng có cố gắng đem oxy vào cơ thể đến mức tối đa và thải cho tốt thán khí ra ngoài. Ta tập các cơ khác của cơ thể để các cơ ấy hoạt động đều, thúc đẩy toàn bộ cơ thể sản xuất ra các hình thức năng lượng cần thiết, làm cho sức lực của cơ thể càng ngày càng vươn lên.
– Ăn khỏe: thì mới có đủ chất dinh dưỡng để nuôi cơ thể, nhưng ăn vào phải tiêu hóa tốt. Phải giữ một bộ bài tiết tốt để thải các chất nội độc ra và giữ không đem các chất ngoại độc vào cơ thể.
Cung cấp chế độ dinh dưỡng hợp lý
Tổng đài tư vấn và đặt lịch khám y học cổ truyền tại các bệnh viện tuyến trung ương, phòng khám uy tín và xét nghiệm tại nhà hoặc Tải ứng dụng Bác sĩ ơi – Đông Y Trường Xuân để xem thông tin các CSYT và đặt lịch chủ động hơn!
3. Trình tự một buổi tập dưỡng sinh
Quy trình tập dưỡng sinh bao gồm:
a. Phần chuẩn bị
– Phòng tập: phải thoáng, không có gió lùa, ánh sáng vừa phải, yên tĩnh, có phương tiện để chống nóng chống lạnh như quạt điện, điều hòa … tùy theo hoàn cảnh.
– Người luyện tập:
+ Mặc áo quần rộng, thoải mái, thích hợp theo mùa.
+ Trước khi tập nên súc miệng hoặc đánh răng, uống một cốc nước ấm để chống khát (vì luyện tập ra mồ hôi nhiều).
+ Đại tiểu tiện trước khi tập.
+ Không dùng điện thoại trong khi tập.
Tìm hiểu thêm: Những lưu ý khi sắc thuốc cổ truyền và cách uống
b. Phần luyện tập
Để phù hợp với sinh lý, nên luyện theo 3 bước:
– Bước 1: luyện động 5 – 10 phút. Có thể tự xoa bóp các vùng của cơ thể.
– Bước 2: luyện tĩnh 40 – 50 phút. Có thể luyện thở sâu 2 thì, 3 thì, 4 thì và luyện thư giãn.
– Bước 3: luyện động 40 – 50 phút. Sau luyện tĩnh, người tập tự xoa bóp, day bấm huyệt, thể dục chống xơ cứng từ dễ đến khó.
Kết thúc một lần tập nếu tinh thần sảng khoái, dễ chịu là tốt; nếu thấy mệt mỏi là tập quá sức; nếu không có gì thay đổi thì rút kinh nghiệm cho lần sau tập tốt hơn.
Luyện dưỡng sinh cần phải có quyết tâm, kiên trì, liên tục, tập phải đúng phương pháp mới có kết quả tốt.
Kết thúc một lần tập nếu tinh thần sảng khoái, dễ chịu là tốt.
Hy vọng, bài viết trên Đông Y Trường Xuân đã cung cấp đủ những thông tin về phương pháp dưỡng sinh. Cần thực hiện thăm khám với bác sĩ hoặc nhận tư vấn từ bác sĩ Y học cổ truyền online khi cơ thể có những triệu chứng khác thường. Cần tư vấn hoặc đặt khám Y học cổ truyền, bạn có thể gọi tới tổng đài để được hỗ trợ.