Những lưu ý khi sắc thuốc cổ truyền và cách uống
1. Lưu ý khi sắc thuốc cổ truyền
Thuốc cổ truyền là thuốc có thành phần dược liệu được chế biến, bào chế hoặc phối ngũ theo lý luận và phương pháp của y học cổ truyền hoặc theo kinh nghiệm dân gian thành chế phẩm có dạng bào chế truyền thống hoặc hiện đại.
Thuốc cổ truyền có thể dụng nhiều cách uống khác nhau
Một số lưu ý khi sắc thuốc cổ truyền như:
- Dụng cụ sắc thuốc: Tốt nhất là dùng siêu đất vì nó trơ về mặt hoá học nên sẽ ít ảnh hưởng đến sự biến đổi tính chất của vị thuốc. Hiện nay trên thị trường có các loại ấm sắc thuốc bán tự động của Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc hay Việt Nam có chất liệu là gốm, thuỷ tinh, sử dụng rất thuận lợi và đảm bảo đúng quy chuẩn sắc thuốc.
- Lượng nước dùng để sắc thuốc: Thường một thang thuốc được sắc 2 lần, lượng nước lần đầu thường nhiều hơn lần sau, lần đầu đổ ngập 3cm so với thuốc, lần sau đổ xâm xấp nước là được. Lượng nước để sắc thuốc thường phụ thuộc vào thể chất của các vị thuốc và khối lượng của thang thuốc. Nếu thang thuốc có nhiều vị có thể trọng nhẹ, cồng kềnh (hoa và lá) như kinh giới, lá tre, bồ công anh… thì cần dùng lượng nước nhiều hơn so với thang thuốc có các vị thuốc có thể trọng nặng như thạch cao, kê huyết đằng, liên nhục… Lượng nước dùng còn phụ thuộc vào khả năng hút nước của các vị thuốc.
Thuốc cổ truyền trong y học cổ truyền có nhiều loại với công dụng khác nhau mà khi sử dụng bạn cần sử dụng theo đơn kê và dưới sự giám sát, theo dõi của bác sĩ.
Tổng đài tư vấn và đặt lịch khám y học cổ truyền tại các bệnh viện tuyến trung ương, phòng khám uy tín và xét nghiệm tại nhà hoặc Tải ứng dụng Bác sĩ ơi – Đông Y Trường Xuân để xem thông tin các CSYT và đặt lịch chủ động hơn!
- Trước khi sắc thuốc nên ngâm thuốc trong nước sạch khoảng 10-20 phút cho thuốc được trương nở, thuận lợi cho các hoạt chất được giải phóng. Thanh Thuốc cứng, chắc ngâm lâu hơn thuốc mềm, mỏng.
- Lửa dùng để sắc thuốc: Tuỳ mục đích chữa bệnh mà có thể dùng “văn hoả” lửa nhỏ hay “vũ hoả” lửa to để sắc thuốc. Nếu thuốc để phát hãn giải biểu (ra mồ hôi) cần lấy “khí” nên sắc lửa to, sắc nhanh, chỉ cần đun sôi khoảng 10-15 phút là được. Nếu thuốc để chữa các bệnh bên trong, thuốc bổ cần lấy “vị” thì đun sôi sau đó giảm lửa, sắc lâu.
- Sau khi sắc, gộp 2 nước sắc, đun nhỏ lửa để cô cho bớt thể tích, để lắng lọc lấy phần trong để uống. Với thuốc giải biểu (làm ra mồ hôi) không cần sắc 2 lần.
Thuốc cổ truyền có nhiều loại, được điều chế nhiều dạng khác nhau
- Một số vị thuốc có tính vị cay, thơm, dễ phát tán nên cho vào sau hoặc sau khi sắc cho vào đun với nước sắc (như mộc hương, sa nhân), hoặc tán bột để uống với nước sắc (như xuyên bối mẫu), hoặc hoà vào nước sắc để uống như dị đường, a giao do vị thuốc có tính chất nhày, dính.
- Một số vị thuốc quý như nhân sâm, ngưu hoàng nên sắc riêng hoặc mài với nước sắc để uống. Những vị thuốc có thể tích lớn như ty qua, sài đất, kim tiền thảo… nên sắc riêng, bỏ bã rồi cho các vị còn lại vào sắc.
- Các vị thuốc là khoáng vật (mẫu lệ, ô tặc cốt) hay là hạt chắc (đào nhân, hạnh nhân) nên đập nát, sắc kỹ.
- Các loại hạt nhỏ (xa tiền tử, tô tử), những vị có lông (tỳ bà diệp) những dạng bột nhỏ (thạch cao, hoạt thạch) nên bỏ vào túi vải, buộc chặt để sắc.
Tìm hiểu thêm về chuyên khoa y học cổ truyền
2. Cách uống thuốc cổ truyền
Cách uống thuốc cổ truyền như thế nào?
- Thông thường thuốc sắc uống mỗi ngày một tháng, chia làm 2 lần. Với bệnh cấp tính, bệnh nặng có thể uống 2 tháng một ngày. Bệnh mãn tính thường mỗi ngày uống 1 tháng hoặc có thể uống 1 thang trong 2 ngày.
Cách uống thuốc cổ truyền
- Thời gian uống thuốc: Thường thuốc bổ uống trước bữa ăn; thuốc kích ứng dạ dày, ruột nên uống sau bữa ăn; thuốc trừ giun sán nên uống lúc đói; thuốc trị sốt rét nên uống 2 giờ trước khi bệnh nhân lên cơn sốt rét; thuốc ngủ, an thần nên uống trước khi đi ngủ. Bệnh cấp tính uống bất kỳ lúc nào, bệnh mạn tính uống đúng giờ và có thể thay thế thuốc sắc bằng các dạng khác như thuốc hoàn, thuốc cao …
- Nên uống thuốc khi còn ấm, thuốc phát hãn nên uống nóng, uống xong ăn cháo nóng, đắp chăn cho ra mồ hôi. Nếu chứng bệnh thực nhiệt, sốt cao nên uống nguội. Bệnh nhân dễ nôn mửa, trẻ em nên chia thuốc uống thành nhiều lần. Thuốc có vị tanh, nôn lợm nên cho thêm vài lát gừng.
Hy vọng, bài viết trên Đông Y Trường Xuân đã cung cấp đủ những lưu ý cần thiết khi sắc thuốc cổ truyền và cách uống. Bạn đọc lưu ý thuốc cổ truyền có nhiều loại với công dụng khác nhau mà khi sử dụng bạn cần sử dụng theo đơn kê và dưới sự giám sát, theo dõi của bác sĩ hoặc nhận tư vấn từ bác sĩ Y học cổ truyền online. Cần tư vấn hoặc đặt khám Y học cổ truyền, bạn có thể gọi tới tổng đài để được hỗ trợ.