Bạn đang xem bài viết Phương pháp châm cứu là gì, có lợi ích gì đối với sức khỏe? tại Đông Y Trường Xuân bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Ngoài thuốc hay các cách chữa bệnh hiện đại khác, châm cứu là một phương pháp truyền thống được nhiều người biết đến bởi có rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Vậy những lợi ích đó là gì? Hãy cùng Đông Y Trường Xuân tìm hiểu nhé!
Phương pháp châm cứu là gì?
Bắt nguồn từ nền y học cổ truyền Trung Quốc, châm cứu là phương pháp mà người chữa bệnh sẽ sử dụng những chiếc kim rắn, làm bằng kim loại mỏng và đâm xuyên qua da, sau đó sẽ thực hiện các chuyển động nhẹ nhàng bằng tay hoặc dòng điện yếu nhằm để cải thiện dòng chảy của khí huyết trong cơ thể.
Đồng thời, với hơn 2000 huyệt đạo trên người và được liên kết với nhau bằng kinh mạch, phương pháp châm cứu sẽ ngăn ngừa việc gián đoạn sự lưu thông dòng năng lượng – nguyên nhân gây ra một số bệnh tật cho chúng ta, từ đó giúp bệnh nhân được thư giãn, tràn đầy sinh lực cũng như hỗ trợ để điều trị một số tình trạng sức khỏe khác.
Lợi ích của phương pháp châm cứu
Hiện nay, tuy chưa có một bằng chứng xác thực nào về việc dòng năng lượng giữa các huyệt đạo có thể ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe, thế nhưng theo quan điểm của nền y học cổ truyền Trung Hoa, châm cứu sẽ giúp kích thích hệ thần kinh tại khu vực trung ương, từ đó thay đổi về mặt sinh hóa và hỗ trợ cải thiện tinh thần lẫn thể chất.
Ngoài ra, theo các nghiên cứu được thực hiện bởi NIH – Viện Y tế Quốc gia tại Hoa Kỳ, châm cứu khi được kết hợp với các liệu pháp điều trị thông thường khác có thể sẽ điều trị được một số bệnh như: đau đầu, đau bụng kinh, đau lưng dưới, đau thần kinh, hội chứng ống cổ tay, viêm xương khớp, bệnh hen suyễn,…
Bên cạnh đó, theo một số minh chứng được tiến hành bởi WHO – Tổ chức Y tế Thế giới vào năm 2003, cách thức châm cứu còn có hiệu quả trong việc điều trị một số tình trạng như viêm mũi dị ứng, ốm nghén, bong gân, bệnh kiết lỵ, đau răng, đau thần kinh tọa, chấn thương khuỷu tay, viêm khớp dạng thấp,...
Các loại hình châm cứu
Hiện nay, phương pháp châm cứu có rất nhiều trường phái khác nhau, trong đó phổ biến là một số loại như:
- Thể châm: Châm các huyệt trên cả cơ thể.
- Nhĩ châm: Châm các huyệt ở trên loa tai.
- Diện châm: Châm các huyệt ở trên gương mặt.
- Túc châm: Châm các huyệt ở trên bàn chân.
- Thủ châm: Châm các huyệt trên mặt trong và mặt ngoài bàn tay.
- Tỵ châm: Châm các huyệt ở trên vùng mũi.
- Châm tê: Thường được sử dụng và phát triển ở các tỉnh thành miền Bắc, bao gồm chôn chỉ, mãng châm, trường châm,…
Những lưu ý khi lựa chọn phương pháp châm cứu
Trước khi châm cứu, bạn nên lưu ý giữ cho mình một tâm lý bình tĩnh, cân bằng nhất, đồng thời phải tin tưởng vào người điều trị mà thực hiện các tư thế châm cứu phù hợp, thoải mái như ngồi cúi sấp, ngồi cúi nghiêng, ngồi ngửa dựa ghế,…
Ngoài ra, bạn cũng nên mặc các loại quần áo rộng rãi, không để bản thân quá đói hay quá no, bên cạnh đó cũng không được dùng các loại chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá, cà phê,… trước khi tiến hành điều trị.
Ngay sau khi châm cứu xong, bạn cần lưu ý không được ngồi hoặc đứng dậy đột ngột để tránh làm bản thân bị choáng váng, mà ngược lại nên dành thời gian nghỉ ngơi 15 – 30 phút tại chỗ để theo dõi tình trạng phản ứng của cơ thể.
Đồng thời, bạn cũng cần hạn chế làm các công việc nặng sau châm cứu 1 – 2 ngày. Thay vào đó, bạn nên chăm chỉ thực hiện các bài thể dục nhẹ nhàng như giãn khớp, kéo dãn cơ,… để giúp tăng cường lưu thông khí huyết và làm tâm trạng trở nên dễ chịu.
Một số câu hỏi thường gặp
Tại sao châm cứu không chảy máu?
Khi châm cứu ở những huyệt nông, lớp cơ ít, mỏng và có nhiều mạch máu xung quanh như đầu ngón tay, ngón chân, gương mặt,… đôi khi kim châm sẽ chạm trúng các tĩnh mạch, mao mạch, gây ra tình trạng chảy máu với lượng rất ít và có thể làm xuất hiện vết bầm.
Ngược lại, đối với các huyệt ở vị trí sâu và lớp cơ xung quanh dày hơn, khi châm cứu thường sẽ ít gặp phải tình trạng chảy máu vì huyệt đã có lớp cơ này bảo vệ, đồng thời có cơ chế tự siết lại nhằm giúp cầm máu cho vùng huyệt đó.
Châm cứu vào thời gian nào trong ngày tốt nhất?
Thực chất, không có một quy định nào cụ thể về thời gian có thể thực hiện châm cứu trong ngày. Tuy nhiên để phương pháp được phát huy hiệu quả nhất, bạn nên tiến hành châm cứu vào ban ngày, những lúc thời tiết ấm áp và có nhiều ánh nắng mặt trời, như thế cơ thể sẽ dễ đạt trạng thái cân bàn tinh thần trở nên thư giãn, thoải mái hơn.
Châm cứu trong bao lâu là tốt nhất?
Thời gian tiến hành châm cứu thường sẽ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, chẳng hạn như tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, tay nghề của bác sĩ thực hiện hay các vị trí huyệt đạo được châm cứu,… trong đó cụ thể là:
- Đối với các huyệt như tứ phùng, thập tuyên,… thời gian châm cứu cần phải ngắn, khi châm vào là rút ra ngay.
- Đối với các huyệt ở đầu ngón tay, ngón chân, thời gian châm thường sẽ dài trong khoảng 10 – 30 giây.
- Đối với điện châm – phương pháp châm cứu cho trẻ em, thời gian thực hiện có thể kéo dài tầm vài phút.
- Đối với các bệnh nhân là người bị bại liệt hoặc được thực hiện liệu pháp gài kim, thời gian châm thường khoảng 5 – 10 phút, thậm chí một số trường hợp có thể kéo dài đến 30 phút.
- Ngoài ra, các bệnh nhân mang thể trạng yếu thường sẽ được châm cứu lâu hơn những người sức khỏe tốt.
Ngoài ra, một liệu trình châm cứu như vậy thường được kéo dài từ 13 – 15 ngày, tuy nhiên cũng có thể chỉ tầm 7 – 10 ngày nếu bệnh nhân cảm thấy tốt hơn và có thể điều trị bằng thuốc. Hoặc trong trường hợp sức khỏe chưa được cải thiện như ý muốn, bệnh nhân cũng có thể nghỉ ngơi vài ngày và tiếp tục bước vào liệu trình thứ 2.
Trên đây là chi tiết thông tin về các lợi ích của phương pháp châm cứu đối với sức khỏe. Hy vọng với bài viết này từ Đông Y Trường Xuân, bạn đã có thêm nhiều thông tin bổ ích về một cách chữa bệnh truyền thống nhưng lại mang hiệu quả vô cùng thần kỳ nhé!
Nguồn: Báo Tuổi trẻ, Tin Y tế Youmed, Bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec, Trung tâm Đông phương y pháp
Chọn mua trái cây chất lượng tại Đông Y Trường Xuân để bồi bổ sức khỏe nhé:
Đông Y Trường Xuân
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Phương pháp châm cứu là gì, có lợi ích gì đối với sức khỏe? tại Đông Y Trường Xuân bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.