Bạn đang theo dõi bài viết chủ đề về Tác dụng cây thường sơn cung cấp tại Đông Y Trường Xuân mong rằng sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong cuộc sống và chăm sóc sức khỏe.
Thường sơn được sử dụng trong hơn 2000 năm trước để chữa bệnh sốt rét và viêm nhiễm. Cây thường sơn là một trong 50 loại thảo mộc cơ bản nhất trong y học cổ truyền Trung Quốc. Nghiên cứu cho thấy tác dụng cây thường sơn có hiệu quả trong việc chống lại bệnh sốt rét cũng như ung thư, ký sinh trùng và bệnh đa xơ cứng… Thường sơn được thu hoạch vào mùa thu, trước khi sử dụng cần phải bỏ rễ cây xơ xác, rửa sạch, phơi khô, ngâm rượu hoặc ngâm giấm.
1. Đặc điểm cây thường sơn
Cây thường sơn hay còn gọi là cây bạch thường sơn, cây thường sơn tía, cây hoàng thường sơn, cây áp niệu thảo. Chún có nguồn gốc từ các khu rừng hỗn giao phong phú trong phạm vi rộng lớn của Nam Á, từ Trung Quốc đến Tây Tạng, Ấn Độ, Lào, Việt Nam, Campuchia và đến các đảo của Philippines. Cây thường sơn mọc hoang rất nhiều ở các tỉnh miền rừng núi như Bắc Kạn, Thái Nguyên, Hà Giang, Tuyên Quang…
Thường sơn ưa nắng một phần, nơi có bóng râm nhẹ và đất ẩm, thoát nước tốt. Nếu phủ lớp phủ để giữ độ ẩm cho đất, có thể giảm tưới nước xuống một hoặc hai lần mỗi tuần.
Cây thường sơn cao 1-2m, thân rỗng, vỏ ngoài màu tím. Hoa mọc thành chùm ở đầu cành hoặc kẽ lá, cánh hoa màu hồng hoặc màu xanh. Mùa ra hoa khá dài đối với thường sơn, xuất hiện vào cuối mùa xuân đến mùa hè. Quả mọng, khi chín màu xanh lam đến màu tím, đường kính 5mm, có nhiều hạt.
Vào mùa thu, thường là các tháng 8-10, rễ của cây thường sơn được thu hoạch, rửa sạch đất, cắt bỏ rễ con, phơi hay sấy khô. Nếu dùng lá, tốt nhất lúc cây sắp và đang ra hoa nhưng vẫn có thể hái quanh năm. Hái lá về rửa sạch, phơi khô hay dùng tươi.
2. Thành phần hóa học của cây thường sơn
Alkaloid febrifugine và đồng phân của nó là isofebrifugine đã được phân lập từ cây thường sơn. Không chỉ hỗ trợ cho việc điều trị bệnh sốt rét, mà febrifugine còn đang được nghiên cứu về có khả năng để điều trị ung thư và xơ hóa. Bên cạnh đó, một số chất như halofuginone and haloguinol cũng được chiết xuất từ rễ cây thường sơn.
3. Tác dụng cây thường sơn
Y học cổ truyền Trung Quốc cho rằng cây thường sơn có vị đắng, chát và tính hàn. Nó đi vào ba kinh mạch tâm, phế, can. Tác dụng cây thường sơn chủ yếu là thanh nhiệt hành thủy, thổ đờm và sốt do sốt rét. Nó được sử dụng rộng rãi trong nhiều loại sốt rét, đặc biệt là sốt cách nhật. Ngoài ra, rễ cây thường sơn chưa chế biến có tác dụng kích thích nôn mửa.
Theo y học cổ truyền, cây thường sơn cũng được sử dụng để giảm huyết áp, giảm đau ngực và cảm cúm, nhiễm trùng do vi khuẩn đường ruột.
Liều lượng thường dùng là từ 4,5-9 gam, dưới dạng thuốc sắc. Liều lượng ít hơn nên sử dụng dưới dạng thuốc viên và bột.
3.1. Tác dụng chữa bệnh sốt rét
Chiết xuất của thường sơn, febrifugine và isofebrifugine là những thành phần tích cực chống lại bệnh sốt rét, có khả năng điều trị các dạng sốt rét kháng thuốc quinine và chloroquin do ký sinh trùng sốt rét P. falciparum. Các nhà nghiên cứu cũng chứng minh rằng các alkaloid của thường sơn có tác dụng chữa sốt rét mạnh hơn quinin 100 lần.
Tuy nhiên, vẫn chưa thể tách biệt hoàn toàn các tác dụng phụ (ví dụ, buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy) khỏi tác dụng điều trị của nó.
Một số đơn thuốc có chứa thường sơn điều trị sốt rét.
- Điều trị sốt rét: Thường sơn 6g, binh lang 2g, thảo quả 1g, cát căn 4g, nước 600ml. Sắc còn 200ml, chia làm 3, uống trong ngày.
- Sắc thành cao điều trị sốt rét: ô mai 3 quả, táo đen 3 quả, cam thảo 3 miếng; rễ cây thường sơn, binh lang, miết giáp, mỗi vị 12g. Sắc kỹ, cô đặc còn 3g. Uống ngày 1-2 lần, mỗi lần 3g.
3.2. Bệnh đa xơ cứng và các tình trạng viêm nhiễm khác
Các nhà nghiên cứu Harvard đã phát hiện ra rằng halofuginone chiết xuất từ cây thường sơn ức chế hiệu quả quá trình tự miễn dịch Th17 liên quan đến bệnh đa xơ cứng. Con đường này cũng là cơ chế chính dẫn đến các rối loạn tự miễn dịch khác.
Nghiên cứu từ Đại học Quốc gia Busan của Hàn Quốc đã phát hiện ra rằng chiết xuất từ nước của cây thường sơn ức chế một loạt các thành phần gây viêm khác, bao gồm IL-6, IL-1beta, NF và những chất khác, được biết là liên quan đến ung thư và các tình trạng viêm nhiễm khác.
3.3. Trong điều trị bệnh ung thư
Các nhà nghiên cứu Israel cũng phát hiện ra rằng halofuginone ức chế quá trình xơ hóa khi tiêm vào da. Halofuginone được phát hiện có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của khối u trong bệnh ung thư bàng quang. Tác dụng chống khối u của nó là do khả năng ức chế sự biểu hiện của các yếu tố di truyền collagen alpha1 và chất gian bào metalloproteinase 2 của halofuginone.
4. Tác dụng phụ và chống chỉ định của cây thường sơn
Các nghiên cứu trong y học hiện đại cho thấy rằng cây thường sơn tía là một chất gây nôn mạnh, có thể gây hại cho gan và thận. Các triệu chứng ngộ độc điển hình bao gồm buồn nôn, nôn, đau bụng và tiêu chảy. Trong trường hợp nghiêm trọng, có thể xảy ra xuất huyết niêm mạc đường tiêu hóa do mao mạch bị phá hủy.
Ngoài ra, nó còn có thể khiến tim đập nhanh, nhịp tim không đều và tím tái, tụt huyết áp và dẫn đến tử vong, vì suy tuần hoàn. Do đó, liều lượng trong điều trị cần được kiểm soát chặt chẽ. Cần lưu ý rằng loại thảo dược này không thích hợp cho người yếu và phụ nữ có thai.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số
HOTLINE
hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.
Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.