Bạn đang theo dõi bài viết chủ đề về Tác dụng của bấm huyệt lưu thông khí huyết cung cấp tại Đông Y Trường Xuân mong rằng sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong cuộc sống và chăm sóc sức khỏe.
Bấm huyệt lưu thông khí huyết là một phương pháp đã xuất hiện từ xa xưa với vai trò quan trọng trong Đông Y. Bởi rối loạn khí huyết là nguyên nhân gây ra hầu hết các tình trạng sức khỏe của con người. Trong bài viết này, vai trò và cách bấm huyệt lưu thông khí huyết sẽ được trình bày chi tiết đến bạn đọc.
1. Lưu thông khí huyết trong quan niệm của Đông Y
Theo quan niệm của Đông Y, “khí” là từ dùng để nói về năng lượng vật chất di chuyển trong cơ thể. Khí có sự vận động liên tục và thực hiện nhiệm vụ điều tiết quá trình trao đổi chất cũng như sự chuyển hóa các chất trong cơ thể, nhờ đó duy trì sự sống. Trong khi đó, “huyết” trong Đông Y chính là máu – được sản xuất từ thực phẩm và chất dinh dưỡng đưa vào cơ thể hàng ngày giúp nuôi dưỡng toàn bộ cơ thể. Khí và huyết có mối quan hệ chặt chẽ, có khả năng hỗ trợ lẫn nhau giúp cơ thể khỏe mạnh.
Khi tình trạng lưu thông khí huyết trong cơ thể gặp trở ngại, tùy theo vị trí, nó sẽ gây ra các biểu hiện khác nhau và thường là biểu hiện tiêu cực đối với sức khỏe. Trong đó, một số triệu chứng của lưu thông khí huyết kém bao gồm:
- Cơ thể mệt mỏi và thường xuyên bị hụt hơi, luôn trong tình trạng thiếu sức sống, giọng nói nhỏ.
- Phần da ở niêm móng nhợt nhạt.
- Hoa mắt, chóng mặt thường xảy ra khi thay đổi đột ngột tư thế của cơ thể.
- Mất ngủ thường xuyên.
- Ở phụ nữ có thể gặp phải tình trạng rối loạn kinh nguyệt.
- Đau tê và mỏi ở vùng bị khí huyết ứ trệ, một số trường hợp có thể bị sưng viêm.
2. Bấm huyệt lưu thông khí huyết có tác dụng gì đối với cơ thể?
2.1 Thế nào là phương pháp bấm huyệt trong Đông Y?
Huyệt trong quan niệm của Đông Y chính là vị trí hội tụ kinh lạc và đường lưu thông của khí huyết trong cơ thể. Đây cũng là những vị trí liên kết với tạng phủ. Trong thực tế, các thầy thuốc Đông Y có thể sử dụng huyệt để chẩn đoán cũng như điều trị bệnh.
Phương pháp bấm huyệt chính là sử dụng tay (bao gồm ngón tay, khuỷu tay và bàn tay) để tạo ra áp lực lên vị trí huyệt đạo cụ thể. Các phương pháp bấm huyệt có thể là day ấn, điểm huyệt… tùy theo từng vị trí huyệt đạo cũng như mục tiêu điều trị bệnh.
2.2 Bấm huyệt lưu thông khí huyết đem lại lợi ích gì?
Cải thiện lưu thông khí huyết bằng cách bấm huyệt là phương pháp giúp kích thích các vị trí huyệt đạo nhất định và nhờ đó tăng lưu thông máu trong cách mạch máu và dây thần kinh. Phương pháp này tác động lên hầu hết các bộ phận của cơ thể.
Bấm huyệt lưu thông khí huyết có nhiều vai trò đối với hệ tuần hoàn máu nói riêng và sức khỏe của cơ thể nói chung. Trong đó, một số tác dụng nổi bật của việc trị liệu này là:
- Tăng cường hoạt động tuần hoàn máu cục bộ, nhờ đó kích thích sự phục hồi của các cơ quan đang bị tổn thương, ví dụ như yếu chi / liệt chi do đột quỵ hoặc tai biến bất ngờ, các tổn thương thần kinh tích lũy hoặc vì tai nạn…
- Giúp thư giãn các cơ của cơ thể, giảm bớt tình trạng tê mỏi và đau nhức các cơ – xương – khớp, cải thiện mệt mỏi cũng như căng thẳng hàng ngày.
- Bấm huyệt lưu thông khí huyết cũng giúp làm tan các vùng máu bị ứ trễ và tắc nghẽn, nhờ đó hạn chế tình trạng sưng viêm, phù nề… khu vực ứ trệ khí huyết.
- Thúc đẩy sự sản xuất một số loại hormone có vai trò giảm đau, nổi bật nhất là endorphin.
- Phòng ngừa các vấn đề rối loạn hoạt động của các cơ quan và nội tạng như tim, thận, hệ thống tiêu hóa, não bộ và hệ thần kinh, hệ hô hấp, hệ tiết niệu… bởi khả năng kích thích khí huyết lưu thông trên toàn bộ cơ thể, vì vậy ngăn cản sự hình thành huyết khối.
- Thúc đẩy hoạt động chuyển hóa oxy và năng lượng, kích thích quá trình và tốc độ hấp thụ các dưỡng chất và đẩy nhanh hoạt động thải độc của cơ thể.
- Giúp săn chắc và tạo độ đàn hồi cho da mặt, kích thích sản sinh collagen chống lão hóa, khiến làn da hồng hào và mịn màng hơn.
3. Cách bấm huyệt lưu thông khí huyết nổi tiếng trong Đông Y
Phương pháp bấm huyệt lưu thông khí huyết được truyền bá rộng rãi trong Đông Y như một phương pháp trị liệu chính thức. Tùy theo tình trạng và khu vực bị kém lưu thông khí huyết mà các thầy thuốc Đông Y sẽ chỉ định vị trí – thời gian bấm huyệt trị liệu khác nhau.
Mỗi huyệt đạo trong một liệu trình bấm huyệt lưu thông khí huyết sẽ được tác động trong khoảng 1 đến 2 phút mỗi lần và lặp lại từ 2 đến 3 lần mỗi ngày. Một liệu trình bấm huyệt thường sẽ kéo dài khoảng 10 đến 20 ngày để có được kết quả điều trị mong muốn. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, người bệnh cần thực hiện từ 2 – 3 liệu trình để điều trị triệt để bệnh.
Tùy theo vị trí bị kém lưu thông máu, một số huyệt đạo sẽ được chọn và thiết kế thành công thức riêng. Trong đó, thầy thuốc sẽ ưu tiên lựa chọn các huyệt tại chỗ và huyệt theo đường kinh ở vị trí gây ra khó chịu với người bệnh.
Một số nhóm huyệt đạo thường được dùng trong liệu pháp bấm huyệt lưu thông khí huyết bao gồm:
3.1 Huyệt ở tạng Phế
Khí huyết ứ trệ tại tạng Phế có thể gây ra:
- Tình trạng ho khan: sử dụng huyệt Phế du, huyệt Thái uyên, huyệt Xích trạch và huyệt Liệt khuyết.
- Hen suyễn: sử dụng huyệt Thiên đột, huyệt Phong long, huyệt Phế du và huyệt Chiên trung.
3.2 Huyệt ở tạng Tỳ
Ứ trệ lưu thông khí huyết ở tạng Tỳ có thể dẫn đến nhiều tình trạng như:
- Nấc thường xuyên: sử dụng huyệt Nội quan, huyệt Túc tam lý và huyệt Cách du.
- Nôn mửa, mệt mỏi: sử dụng huyệt Trung quản, huyệt Túc tam lý, huyệt Công tôn và huyệt Nội quan.
- Đầy bụng, khó tiêu: sử dụng huyệt Tỳ du, huyệt Thái bạch và huyệt Túc tam lý.
3.3 Bổ khí huyết toàn cơ thể
Để kích thích lưu thông khí huyết trên toàn cơ thể, các thầy thuốc sẽ tác động lên tổ hợp nhiều huyệt đạo quan trọng như huyệt Đản trung, huyệt Quan nguyên, huyệt Khí hải, huyệt Túc tam lý, huyệt Trung quản, huyệt Tam âm giao, huyệt Can du, huyệt Cách du, huyệt Phế du, huyệt Thận du, huyệt Tỳ du, huyệt Cao hoang và huyệt Huyết hải.
4. Những lưu ý quan trọng đối với liệu pháp bấm huyệt lưu thông khí huyết
Tuy đây là một phương pháp điều trị Đông Y an toàn và hiệu quả đối với hầu hết mọi người, nhưng để đảm bảo không xảy ra các vấn đề ngoài ý muốn, bạn cần có một số lưu ý sau khi thực hiện bấm huyệt lưu thông khí huyết:
- Người đang trong tình trạng cấp cứu do ứ trệ khí huyết cần được xử lý ngay lập tức bằng các biện pháp cấp cứu trong Tây Y, sau đó mới cải thiện bệnh dần dần bằng liệu pháp bấm huyệt của Đông Y.
- Vùng da được bấm huyệt phải lành lặn, không có các tổn thương như u hạch, mụn nhọt, lở loét… vì có thể gây nhiễm trùng.
- Người đang quá đói hoặc quá no, đang say xỉn… không nên thực hiện bấm huyệt.
Việc thực hiện đúng sẽ giúp sức khỏe bạn được cải thiện một cách đáng kể.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số
HOTLINE
hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.
Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.