Tác dụng của cây cơm nếp

Tác dụng của cây cơm nếp

Bạn đang theo dõi bài viết chủ đề về Tác dụng của cây cơm nếp cung cấp tại Đông Y Trường Xuân mong rằng sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong cuộc sống và chăm sóc sức khỏe.

Cây cơm nếp thường được sử dụng phổ biến trong các công thức nấu ăn để tăng hương thơm và mùi vị của món ăn. Tuy nhiên, trong y học cổ truyền nó còn được ứng dụng để điều trị một số bệnh lý về thần kinh, huyết áp và hỗ trợ làm giảm căng thẳng. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đầy đủ những tác dụng của cây cơm nếp tốt cho sức khỏe nếu sử dụng đúng cách.

1. Cây cơm nếp là gì?

Cây cơm nếp hay còn được gọi bằng cái tên khác là cây lá nếp, cây lá dứa, dứa thơm, nếp thơm. Nó có tên khoa học là Pandanus amaryllifolius, thuộc họ dứa dại (Pandanaceae), là một loài thực vật dạng cây thảo miền nhiệt đới dùng làm gia vị trong ẩm thực của một số nước như Việt Nam, Thái Lan, và Philippines, được dùng nhiều nhất trong các món ăn vặt.

Cây cơm nếp mọc thành bụi, lùm cao đến 1m, thân rộng 1-3cm, chia nhánh. Lá của cây này có hình dài, hẹp và thẳng như lưỡi gươm tụm lại ở gốc như nan quạt, có mùi thơm nếp hương, không lông, xếp hình máng xối, chiều dài lá khoảng 30-50cm, chiều ngang chỉ khoảng 3 – 4cm, 2 bên mép lá không có gai, mặt dưới màu nhạt, mặt trên láng. Cây không có hoa.

Cây cơm nếp gần như không mọc hoang nữa mà phần lớn được trồng để thu hoạch lá.

Cây cơm nếp có thể thu hái quanh năm. Khi thu hái chọn những lá già, dài, dày và có màu xanh sẫm. Sau khi thu hái mang lá đi rửa sạch, dùng như một loại gia vị trong các món ăn hoặc hãm cùng với nước trà, dùng uống.

Lá cơm nếp sau khi sơ chế, rửa sạch, để ráo nước. Nên để lá ở những nơi có không khí mát mẻ, thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp và nơi có nhiều côn trùng, ruồi bọ.

Lá của cây cơm nếp chứa hương xạ đặc trưng mà các loại cây thuộc họ Dứa dại khác không có. Loại mùi thơm này là do trong lá cơm nếp có chứa hoạt chất tạo từ một loại enzyme dễ phân hủy và oxy hóa.

Ngoài ra, loại lá này cũng chứa một số thành phần hóa học khác như:

  • Nước;
  • Chất xơ;
  • Glycosides;
  • Alkaloid;
  • 2-Axetyl – 1 – Pyrrolin;
  • 3-Metyl-2 (5H) – Furanon.

2. Tác dụng của cây cơm nếp là gì?

Lá của cây cơm nếp được dùng ở dạng tươi hoặc đông lạnh. Lá này có tính an toàn, không gây độc hại khi sử dụng trong việc nấu nướng hay các bài thuốc trị bệnh. Thông thường, trong “ẩm thực dân gian” khi nấu chè, làm kem, gói bánh, luộc sắn… đều bỏ vài lá cơm nếp vào nồi làm thức ăn có mùi thơm hấp dẫn hơn. Một số vùng miền, người ta dùng lá cơm nếp này để vắt lấy nước cốt, rồi trộn lẫn với gạo nếp, dùng để gói bánh chưng khiến cho vỏ bánh bên ngoài thường có màu xanh nhìn rất đẹp, có mùi thơm khá hấp dẫn cho người ăn. Ngoài ra, loại lá này còn được sử dụng để làm siro, tạo màu và mùi hương cho xoa cho, trà sâm dứa…

Lá cơm nếp cũng được sử dụng với một số vị thuốc khác, nấu nước dùng xông ở phụ nữ vừa sinh con, giúp da hồng hào và tăng cường sức khỏe. Có người còn bỏ lá nếp thơm vào nồi nước xông giải cảm cho thơm.

Một số bài thuốc dùng cây cơm nếp trong hỗ trợ điều trị các bệnh lý thường gặp:

  • Hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường giúp kiểm soát đường huyết

Lấy một vài lá cơm nếp đem rửa sạch và phơi nắng cho khô. Thái nhỏ lá này thật nhuyễn rồi đun sôi và lấy nước đó uống thay cho nước lọc hàng ngày để hỗ trợ điều trị giúp kiểm soát đường máu.

  • Giảm đau trong bệnh thấp khớp

Lấy 3 lá cơm nếp rửa sạch, thái nhuyễn, để ráo nước. Sử dụng một chén nhỏ dầu dừa rồi cho đun nhỏ lửa đến khi dầu dừa nóng lên đem xuống trộn đều với lá cơm nếp đã thái nhỏ ở trên. Khi hỗn hợp này nguội thì đắp vào vùng khớp bị sưng đau.

  • Giải nhiệt cơ thể, hỗ trợ lợi tiểu

Lấy một vài lá cơm nếp đem rửa sạch, thái nhuyễn, phân thành 2 phần như nhau. Phần thứ nhất cho vào máy xay sinh tố rồi thêm một ít nước vừa đủ để xay nhuyễn và lọc nước cốt. Phần thứ 2 đen đun sôi nhỏ lửa và cho vào một ít đường phèn, khuấy tan. Sau đó để chờ khoảng 10 phút rồi cho phần nước cốt ở trên vào, tiếp tục đun sôi. Khi nước này nguội thì dùng làm nước uống giải nhiệt vào mùa hè oi bức.

  • Giải cảm

Nấu một nồi xông hơi với lá cơm nếp để giúp giải cảm hiệu quả.

  • Chữa yếu dây thần kinh

Lấy 3 lá cơm nếp rửa sạch, thái nhuyễn nấu với khoảng 3 chén nước, cho đến khi chỉ còn khoảng 2 chén thì dùng để uống. Nước này nên uống khi còn nóng vào buổi trưa trong ngày.

  • Trị gàu cho tóc

Lấy 7 lá cơm nếp rửa sạch, thái nhuyễn, trộn với một ít nứa, lọc lấy phần cốt. Dùng nước cốt này thoa lên trên da đầu ngâm trong khoảng 1 giờ, có thể thoa thêm 1 lần nữa. Sau đó gội sạch với nước, có thể dùng nước này đẻ gội đầu hằng ngày thay cho dầu gội có thể giúp giảm gàu hiệu quả.

  • Giúp an thần, trấn an

Với những người thường xuyên căng thẳng thì có thể lấy 2 lá cơm nếp sắc với khoảng 1 ly nước khoảng 500ml, rồi uống phần nước sau khi sắc xong. Hoạt chất Tanin có chứa trong lá cơm nếp giúp giảm căng thẳng, lo lắng.

3. Liều dùng khuyến cáo

  • Sử dụng lá cây cơm nếp ở một liều lượng thích hợp, không nên lạm dụng. Trong trường hợp dùng lá cơm nếp để tạo mùi hương cho món ăn thì chỉ cần 1 – 2 lá là đủ.
  • Trong các bài thuốc, sử dụng lá cơm nếp theo liều lượng chỉ định của thầy thuốc hoặc yêu cầu của đơn thuốc.

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp một số thông tin liên quan đến tác dụng của cây cơm nếp cũng như hướng dẫn các cách sử dụng lá cơm nếp trong cuộc sống hàng ngày. Mọi người có thể dễ dàng tìm thấy lá cơm nếp và sử dụng như một vị dược liệu tốt cho sức khỏe.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số
HOTLINE
hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.
Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.