Bạn đang theo dõi bài viết chủ đề về Tác dụng của cây đậu chiều cung cấp tại Đông Y Trường Xuân mong rằng sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong cuộc sống và chăm sóc sức khỏe.
Cây đậu chiều được sử dụng trong điều trị nhiều loại bệnh lý khác nhau như lỵ, tiêu chảy, bí đại tiểu tiện, ho, viêm họng, sởi… Theo nghiên cứu tây y, nó còn có tác dụng diệt một số loại vi khuẩn và điều trị bệnh thiếu máu tế bào hình liềm.
1. Cây đậu chiều là gì?
Cây đậu chiều thuộc họ đậu, tên khoa học là Cajanus cajan (L.) Millsp, nó còn có nhiều tên gọi khác như cây đậu thiều, đậu săng, đậu cọc rào, đậu chè.
Cây đậu chiều nhỏ, cao từ 1 – 3m, cành hình trụ, lá kép mọc so le, 3 lá chét nguyên, hình mũi mác, lá chét tận cùng lớn hơn có gốc thuôn hoặc tròn, đầu lá nhọn, hai mặt có lông mềm, mặt trên màu lục sẫm, mặt dưới trắng nhạt, gân nổi rõ.
Hoa mọc thành chùm màu vàng hoặc đỏ ở kẽ lá và đầu cành, đài hoa có lông, có 4 răng đều, cánh hoa sớm rụng, cánh hoa rộng, nhị 2 bó, bầu có lông. Quả đậu chiều dẹt, có lông, đầu nhọn, hạt lồi lên rất rõ màu vàng nâu. Hoa và quả thường có vào tháng 1 – tháng 3.
Hạt đậu chiều được dùng làm thực phẩm, nhưng không được ưa thích như các loại đậu khác. Quả non được sử dụng để xào nấu tương tự như đậu ván, đậu đũa, quả chín thì phơi khô và đập lấy hạt.
2. Tác dụng của cây đậu chiều?
2.1. Tác dụng của cây đậu chiều theo tây y
Chất tanin catechin có trong lá đậu chiều có tác dụng ức chế sự phát triển của các chủng vi khuẩn (nồng độ ức chế tối thiểu p.g/ml được ghi trong ngoặc):
- Klebsiella pneumoniae (118,3)
- Salmonella enteridis (148,3
- Sitrobacter diversus (193,3)
- Escherichia coli (205)
- Shigella flexneri (245)
- Staphylococcus aureus (250)
- Escherichia piracoli (300)
Trong các nghiên cứu, hạt đậu chiều được coi là có tác dụng làm giảm lượng đường trong máu trên chuột cống có đường máu bình thường.
Amino-glycosid cajaminose từ hạt đậu chiều là một hoạt chất có tác dụng chống phát sinh hồng cầu hình liềm, có tác dụng trong điều trị bệnh thiếu máu tế bào hình liềm.
2.2. Tác dụng của cây đậu chiều theo Y Học Cổ Truyền
Mỗi bộ phận của cây đậu chiều lại có những tác dụng khác nhau, ví dụ:
- Lá: Chữa lỵ, tiêu chảy, sởi, sỏi bàng quang, viêm phổi, bệnh lậu, đau răng
- Hạt: Chữa bí đại tiểu tiện, làm ra mồ hôi, bổ sung protein vào chế độ ăn, đái tháo đường
- Rễ: Chữa ho, viêm họng, sốt, mụn nhọt
Một số bài thuốc sử dụng cây đậu chiều trị bệnh gồm:
- Chữa cảm sốt, ho, mụn nhọt, sởi bằng cách sử dụng rễ cây đậu chiều 15g sắc uống, hoặc rễ cây đậu chiều 15g kết hợp với 10g sài đất, 10g kim ngân hoa cho vào ấm sắc lấy nước uống.
- Chữa đái tháo đường bằng cách ăn hạt đậu chiều, rau khoai lang đỏ, kết hợp uống nước sắc từ quả chuối hột xanh 30g hàng ngày.
3. Cây đậu chiều sống ở đâu?
Cây đậu chiều đã được trồng từ lâu đời ở nhiều nơi, đặc biệt là các tỉnh trung du, núi thấp và đồng bằng Bắc Bộ. Cây được sử dụng để làm hàng rào, cải tạo đất và tạo bóng mát ở các đồi chè. Cây đậu chiều được gieo trồng từ hạt, sau 3 – 4 tháng bắt đầu ra hoa và kết quả. Thời điểm có nhiều quả nhất là khi cây được 2 đến 4 năm tuổi.
Cây đậu chiều thích nghi tốt với những nơi có ánh sáng tốt, gần xích đạo, giới hạn nhiệt 18-35°C, lượng mưa 600-1000mm/năm. Những nơi có lượng mưa lớn trên 2000mm/năm thì cây càng sinh trưởng, phát triển tốt. Đậu chiều có thể sống tốt trên nhiều loại đất khác nhau với pH từ 5 – 7.
4. Trồng cây đậu chiều bằng cách nào?
Cây đậu chiều không kén đất, được trồng làm hàng rào và lấy quả ăn, có nơi còn trồng để nuôi cánh kiến.
Cây đậu chiều được trồng bằng hạt, mùa gieo hạt vào tháng 2 – tháng 3, vùng núi có thể gieo vào tháng 4. Các bước trồng cây đơn giản đó là đào đất, gieo hạt, lấp đất lại và tưới ẩm cho đất. Rất ít người bón lót cho cây đậu chiều, người ta chỉ tưới phân, làm cỏ, xới đất khi cây lớn.
Trên đây là những tác dụng phổ biến của cây đậu chiều, bạn có thể tham khảo và áp dụng để giúp cải thiện sức khỏe.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số
HOTLINE
hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.
Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.