Tác dụng của cây lá men

Tác dụng của cây lá men

Bạn đang theo dõi bài viết chủ đề về Tác dụng của cây lá men cung cấp tại Đông Y Trường Xuân mong rằng sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong cuộc sống và chăm sóc sức khỏe.

Cây lá men thường được sử dụng để làm men nấu rượu nên có tên gọi như vậy. Cây thường mọc hoang trong rừng hay khu vực đồi núi. Ngoài việc sử dụng làm men nấu rượu, cây còn được sử dụng làm thuốc. Vậy cây lá men chữa bệnh gì?

1. Đặc điểm cây lá men

Cây lá men còn được nhân dân một số nơi gọi với tên khác như là cây men, cây kinh giới núi, nó có tên khoa học là Mosla dianthera Maxim, thuộc họ Hoa môi Lamiaceae.

Cây lá men thuộc dạng cây nhỏ cao 25-50cm, mọc đứng, có nhiều cành, thân cây vuông, lá mọc đối, phiến lá dài 1.5-2cm, rộng 1-1.5cm, mép có răng cưa nhỏ, có cuống ngắn.

Cây lá men có hoa màu trắng, hay hồng, hoa mọc thành bông ở đầu cành hoặc kẽ lá, bông dài từ 5-10cm, với các vòng gồm 2 hoa, cách nhau. Quả cây lá men có hình cầu, màu nâu nhạt. Toàn cây lá men có lông tơ, và có mùi thơm đặc biệt. Mùa ra hoa đậu quả của cây lá men thường vào tháng 5-11.

Ở nước ta, cây lá men mọc hoang và được trồng ở khu vực miền núi khắp, đặc biệt ở miền Bắc. Cây lá men mọc hoang ở nhiều nơi từ Cao Bằng, Lào Cai, Lạng Sơn, Ninh Bình cho tới Thừa Thiên-Huế, ngoài ra nó còn được trồng làm cây gia vị và làm thuốc. Cây lá men được trồng bằng hạt vào mùa xuân.

cây lá men
Một số hình ảnh đặc điểm nhận dạng cây lá men

2. Tác dụng cây lá men là gì?

Bộ phận dùng làm thuốc của cây là men là toàn cây. Toàn cây lá men được thu hái vào lúc đang có hoa, sau đó đem về rửa sạch phơi khô trong bóng râm.

Vào năm 1991, Vũ Ngọc Lộ cùng với cộng sự nghiên cứu thấy cày lá men có chứa 0,51% tinh dầu. Tinh dầu của cây lá men chủ yếu là thymol chiếm tới 68,3-70%, nó có tác dụng kháng khuẩn mạnh và kháng nấm Candida albicans.

Theo Y Học Cổ Truyền, cây lá men có vị cay hơi đắng, tính hơi ấm. Tác dụng của cây lá men là tán hàn giải biểu, tán thấp chỉ dương, thanh nhiệt giải thử, tiêu viêm chỉ huyết.

Nhân dân ta sử dụng cây lá men để làm men rượu, làm rau gia vị, ngoài ra còn dùng làm thuốc chữa đau bụng, ăn uống không tiêu, đầy hơi và nhức đầu. Dùng ngoài, cây lá men nấu nước tắm điều trị bệnh ngoài da như lở ngứa, mụn nhọt, ngứa ngáy, rôm sảy. Liều dùng của cây lá men là ngày uống 4-10g dưới dạng thuốc sắc.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số
HOTLINE
hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.
Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.