Bạn đang theo dõi bài viết chủ đề về Tác dụng của cốc tinh thảo cung cấp tại Đông Y Trường Xuân mong rằng sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong cuộc sống và chăm sóc sức khỏe.
Vị thuốc cốc tinh thảo là tên y học của một loài cây gọi là cỏ dùi trống. Cây cốc tinh thảo hay cỏ dùi trống mọc hoang dại trên những vùng đất ẩm ướt như ruộng lúa, bãi lầy hoặc vùng ven biển… Tác dụng của cốc tinh thảo được biết đến bao gồm mạnh xương khớp, bổ thận, trị đau mỏi lưng hay gối, chảy máu răng, tiêu chảy kéo dài… Vậy tác dụng thực sự của cốc tinh thảo là gì?
1. Cốc tinh thảo là gì?
Điều đầu tiên cần nói đến là cốc tinh thảo không phải tên một loài cây mà chỉ là tên gọi trong y học của cụm hoa bao gồm cả cuống đã phơi/sấy khô của cây cỏ dùi trống. Cỏ dùi trống có tên khoa học là Eriocaulon Sexangulare và có những đặc điểm hình thái đặc trưng như sau:
- Là loại cây thân thảo nhỏ, sống lâu năm;
- Thân cây ngắn, mang một chùm lá hình dải, rộng, mọc thành vòng, bề mặt nhẵn và có nhiều gân dọc;
- Cụm hoa cỏ dùi trống hình đầu, hơi tròn và dẹt, kích thước to khoảng 4 – 5mm. Mặt trên cụm hoa màu trắng xám, khi cọ xát vào sẽ có nhiều bao phấn màu đen xuất hiện. Nếu chỉ dùng cụm hoa, bỏ cuống thì vị thuốc gọi là cốc tinh châu, còn cụm hoa có cuống thì gọi là vị thuốc cốc tinh thảo;
- Lá bắc màu lục nhạt, bóng láng, xếp chồng dày đặc dưới cụm hoa, bên trên bề mặt có nhiều lông. Hoa cỏ dùi trống cái có 3 lá đài rời, cánh hoa ngắn hơn lá đài. Hoa đực chỉ có 2 lá đài, dính thành ống, tương tự cũng có 2 cánh hoa dính thành hình ống và bao phân màu đen;
- Cuống hoa mảnh, chiều dài khác nhau, đường kính đa số đều trên 1mm, tuy mềm nhưng khó bẻ gãy. Bề mặt cuống màu vàng nhạt, có nhiều gờ xoắn, không mùi, vị nhạt.
Bột của vị thuốc cốc tinh thảo màu vàng lục, soi dưới kính hiển vi sẽ thấy bề mặt lấm tấm và có nhiều lông nhỏ. Chức năng của lông là che chở, kích thước lớn, dài và đều nhau, chứa khoảng 2 – 4 tế bào. Những mảnh tế bào biểu bì của cốc tinh thảo dài, dẹt, mang lỗ khí kèm các tế bào hình chữ nhật.
Về mặt phân bố sinh thái, cây cỏ dùi trống được ghi nhận mọc hoang dã trên những vùng đất ẩm ướt như bãi lầy, ruộng thấp, vùng ven sông, ven biển ở cả 3 miền Bắc – Trung – Nam của Việt Nam
2. Thu hái, chế biến, bảo quản vị thuốc cốc tinh thảo
Như đã nói ở trên, bộ phận dùng làm dược liệu của cây cỏ dùi trống được gọi là cốc tinh thảo sẽ bao gồm cụm hoa có lẫn cuống. Thời gian thu hái tập trung chủ yếu ở mùa thu.
Sau khi hái những cụm hoa kèm cuống về, người dân tiến hành phơi hoặc sấy khô ở nhiệt độ khoảng 50 – 60 độ C đến khi khô hoàn toàn sẽ tạo thành vị thuốc cốc tinh thảo. Sau đó cần bảo quản ở những nơi khô ráo, thoáng mát, tránh nơi ẩm ướt.
3. Tính vị, quy kinh của vị thuốc cốc tinh thảo
Vị thuốc cốc tinh thảo có tính vị theo nhiều tài liệu Y Học Cổ Truyền như sau:
- Theo Trung dược đại từ điển: Cốc tinh thảo vị cay ngọt, tính mát, không độc;
- Theo Trung dược học: Cốc tinh thảo có vị Cay, ngọt, tính bình;
- Theo Nhật hoa từ bản thảo: Vị thuốc này có tính mát;
- Theo Bản thảo thập dị: Cốc tinh thảo có vị ngọt, tính bình.
4. Tác dụng của cốc tinh thảo
Cho đến nay, một số tác dụng của cốc tinh thảo đã được biết đến bao gồm:
- Khu phong, thanh nhiệt, làm sáng mắt, minh mục, tiêu màng mộng, chữa các bệnh lý về mắt;
- Bổ thận;
- Tăng sức mạnh xương khớp, chữa trị đau lưng, đau xương, mỏi gối, dập xương;
- Chữa bệnh tiêu chảy kéo dài;
- Hoạt huyết hóa ứ, cầm máu giảm đau, trị chứng chảy máu chân răng.
5. 11 bài thuốc chữa bệnh từ vị thuốc cốc tinh thảo
5.1. Cốc tinh thảo trị bệnh viêm kết mạc
Chuẩn bị: Cốc tinh thảo kết hợp phòng phong mỗi vị 20g.
Cách thực hiện:
- Đem 2 vị thuốc đã chuẩn bị đi phơi khô, sau đó tán nhuyễn rồi rây bột mịn;
- Sử dụng bột này để uống mỗi ngày 3 lần, mỗi lần khoảng 1 – 2g .
5.2. Chữa quáng gà, khô mắt với cốc tinh thảo
- Chuẩn bị: Cốc tinh thảo 20g, cúc hoa vàng 10g, vỏ hến nung 20g, thảo quyết minh 10g và khởi tử 8g.
- Cách bào chế: Đem tất cả nguyên liệu đã chuẩn bị đi phơi khô rồi tán thành bột mịn.
- Cách dùng: Để chữa khô mắt quáng gà, người lớn cần sử dụng 12g bột thuốc trên mỗi ngày, trẻ em dùng khoảng 4- 5g/ngày tùy thuộc vào độ tuổi.
5.3. Chữa mắt đỏ kéo màng từ vị thuốc cốc tinh thảo
Chuẩn bị: Vị thuốc cốc tinh thảo 20g, long đờm thảo 10g, ngưu bàng, kinh giới, cam thảo, phục linh, hồng hoa, mộc thông, sinh địa và xích thược mỗi vị 8g.
Các bước thực hiện: Mang tất cả các vị thuốc đã chuẩn bị cho vào chảo, sao vàng với lửa vừa. Sau đó, tiến hành tán thành bột mịn và cho người bệnh uống 3 lần mỗi ngày, liều lượng mỗi lần khoảng 3 – 6g.
5.4. Trị phong nhiệt, đau mắt, đau đầu từ vị thuốc cốc tinh thảo
Chuẩn bị: Vị thuốc cốc tinh thảo 20g, 16g huyền sâm, 12g mỗi vị kinh giới, mộc thông, dành dành cùng 8g thanh ngâm.
Cách tiến hành: Chuẩn bị các vị thuốc trên đã được thái nhỏ và phơi khô. Sau đó, cho tất cả vào ấm sắc với khoảng 400ml nước. Sắc đến khi lượng nước còn lại khoảng 100ml thì ngưng.
Cách dùng: Chia lượng thuốc vừa thu được thành 2 lần và cho người bệnh uống trong ngày, thực hiện thường xuyên sẽ mang lại tác dụng tốt.
5.5. Chữa chảy máu cam không cầm từ vị thuốc cốc tinh thảo
Lấy vị thuốc cốc tinh thảo tán thành bột mịn rồi uống với nước miến sắc. Để mang lại hiệu quả mỗi lần nên cho người bệnh uống khoảng 6g thuốc.
5.6. Điều trị nhức đầu một bên hoặc nhức chính giữa đầu từ vị thuốc cốc tinh thảo
Lấy 30g vị thuốc cốc tinh thảo đem tán thành bột, sau đó đem hòa với miến trắng để tạo thành hỗn hợp, lấy một tờ giấy phết hỗn hợp lên rồi dán vào vị trí đau cho đến khi khô thì thay thế bằng miếng dán mới.
Cùng với đó, chuẩn bị khoảng 3g vị thuốc cốc tinh thảo đã tán bột, 3g đồng lục đem trộn đều với nhau, tiêu thạch nửa phân tùy vào bên đau là phải hay trái mà thổi vào mũi tương ứng.
5.7. Chữa trúng nắng ở trẻ em, nôn và đại tiện, khát nước, bồn chồn với vị thuốc cốc tinh thảo
Vị thuốc cốc tinh thảo mang đi đốt tồn tính, sau đó hạ khử thổ cho người rồi mới đem đi tán bột, sử dụng bột này để uống với nước cơm nguội, mỗi lần chỉ cần uống nửa chỉ là được.
5.8. Cốc tinh thảo chữa răng lợi sưng đau
Lấy 15 – 30g vị thuốc cốc tinh thảo sắc với nước uống thường xuyên để có tác dụng tốt hơn.
5.9. Chữa nhức đầu, đau mí mắt, thiên đầu thống từ vị thuốc cốc tinh thảo
Chuẩn bị 6g vị thuốc cốc tinh thảo, 3g nhũ hương, 9g địa long rồi đem tất cả đem tán thành bột, mỗi lần dùng lấy nửa chỉ bột thuốc đem đi đốt cháy, sau đó bệnh nhân cho hơi bốc lên gần mũi để ngửi.
5.10. Chữa chứng cam tích, nhìn không rõ, mắt sợ ánh sáng ở trẻ em
Để chữa trị các chứng bệnh kể trên bệnh nhân cần chuẩn bị: 1 – 60g vị thuốc cốc tinh thảo và 60g gan heo. Đầu tiên cần đem gan heo đi rửa sạch, sau đó cắt thành từng miếng nhỏ rồi cho hết các nguyên liệu vào nồi, sắc lên cùng với nước để dùng.
5.11. Trị đục thủy tinh thể từ vị thuốc cốc tinh thảo
Theo các nguồn tài liệu từ nước ngoài, để chữa bệnh lý đục thủy tinh thể từ loại dược liệu này, bệnh nhân cần chuẩn bị 50g vị thuốc cốc tinh thảo, 50g ngao biển, 50g sò huyết và 100g gan lợn (heo). Đem các nguyên liệu đã chuẩn bị trừ gan lợn mang bỏ vào chảo, sau đó tiến hành sao khô rồi tán nhỏ. Đối với nguyên liệu gan lợn cần rửa sạch, thái nhỏ sau đó cho vào nồi, tiếp tục bỏ các nguyên liệu đã sao khô trên vào nồi gan lợn và nấu chín. Bệnh nhân nên dùng món ăn này với 1 bát cơm, ăn cả cái lẫn nước trước khi đi ngủ để có được tác dụng tối đa nhất..
Những bài thuốc từ vị thuốc cốc tinh thảo là những bài thuốc đã được Y Học Cổ Truyền áp dụng từ lâu, mang lại hiệu quả cao trong việc khắc phục các triệu chứng bệnh lý. Tuy nhiên, để có kết quả mong muốn, bệnh nhân cần tuân thủ bài thuốc theo đúng chỉ định của thầy thuốc, kết hợp với chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số
HOTLINE
hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.
Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.