Tác dụng trị bệnh của tri mẫu

Tác dụng trị bệnh của tri mẫu

Bạn đang theo dõi bài viết chủ đề về Tác dụng trị bệnh của tri mẫu cung cấp tại Đông Y Trường Xuân mong rằng sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong cuộc sống và chăm sóc sức khỏe.

Tri mẫu là một vị thuốc trong Y Học Cổ Truyền, nó có tác dụng thanh nhiệt, bổ tỳ, tư thận, bổ thủy và nhuận phế. Tri mẫu thường được sử dụng trong điều trị viêm phổi, ho, sốt, hắc lào, đái tháo đường, viêm họng, viêm hoặc phì đại tiền liệt tuyến,…

1. Đặc điểm cây tri mẫu

Tri mẫu là một loại cây thân cỏ sống nhiều năm, có chiều cao trung bình từ 60 – 90cm. Lá cây mọc vòng, hẹp, có đầu nhọn, các lá dưới ôm lấy thân, chiều dài lá từ 20 – 30cm. Cây tri mẫu ra hoa vào mùa hạ, hoa nhỏ, có màu trắng, mọc thành cụm.

Bộ phận dùng làm thuốc là phần rễ của cây tri mẫu. Dược liệu thường được thu hái vào tháng 3 – 4 hằng năm, sau khi đào về, đem rễ rửa sạch và phơi hoặc sấy khô. Bảo quản dược liệu ở nơi khô ráo, tránh nấm mốc và mọt.

Thành phần hóa học chủ yếu của tri mẫu là saponin (dưới dạng asphori). Ngoài ra, vị thuốc này còn một số thành phần khác chưa được xác định cụ thể.

2. Tri mẫu có tác dụng gì?

Theo nghiên cứu dược lý hiện đại cho thấy tri mẫu có tác dụng:

  • Tác dụng giảm thân nhiệt: Kết quả từ nghiên cứu cho thấy tri mẫu có tác dụng hạ thân nhiệt rõ rệt, bao gồm có chứng hư nhiệt hoặc thực nhiệt.
  • An thần:Tri mẫu có tác dụng ức chế tính hưng phấn của thần kinh trung ương. Khi phối hợp với quế chi người ta nhận thấy có tác dụng giảm đau nhức xương khớp. Phối hợp tri mẫu với hoàng bá có thể làm giảm kích thích tình dục. Phối hợp tri mẫu với bạch thược làm tăng hưng phấn thần kinh cơ và chống co giật cơ. Phối hợp tri mẫu với toan táo nhân sẽ làm giảm sự hưng phấn của đại não nên có khả năng gây ngủ.
  • Kháng khuẩn: Tri mẫu có khả năng ức chế mạnh trực khuẩn đường ruột, trực khuẩn thương hàn và tụ cầu khuẩn.

Theo Y Học Cổ Truyền, tri mẫu có vị đắng, tính hàn, không độc, đi vào kinh tỳ, vị thận và phế, nó có tác dụng:

  • Thanh nhiệt, tư thận, bổ thủy và nhuận phế.
  • Bổ tỳ, ích khí, chủ trị bệnh đái tháo đường.

Có thể dùng tri mẫu theo nhiều cách khác nhau, tùy theo mục đích sử dụng. Nếu dùng dưới dạng thuốc dạng sắc, chỉ nên dùng tri mẫu từ 4 – 10g/ ngày.

cây tri mẫu
Trong đông y cây tri mẫu có tác dụng giải thân nhiệt

3. Một số bài thuốc có tri mẫu

Tri mẫu là vị thuốc có tác dụng thanh nhiệt, nhuận phế, tán hỏa,… nên nó được sử dụng trong các bài thuốc điều trị các chứng bệnh do nhiệt ứ trệ gây ra.

  • Bài thuốc chữa chân tay nhỏ, ăn uống kém, bụng chướng và cứng: Dùng hải tảo, tần bông, tri mẫu, đan sâm, độc hoạt và quỷ vũ tiến, sắc uống.
  • Bài thuốc chữa bệnh viêm phổi: Dùng tri mẫu 5g, mạch môn đông 8g với tang bạch bì 10g đem sắc với 600ml, còn lại 200ml, chia uống 3 lần trong ngày.
  • Bài thuốc trị động thai: Dùng tri mẫu 80g tán thành bột mịn, hòa với mật làm thành hoàn (to bằng hạt ngô). Mỗi lần uống 20 viên cùng nước cháo loãng.
  • Bài thuốc trị dương vật cường luôn: Dùng tri mẫu, mộc thông, cam thảo sống, hoàng bá, xa tiền, thiên môn đông, mỗi thứ 4g, sắc uống cho đến khi khỏi hẳn.
  • Bài thuốc trị ho khan do thiếu ấm hoặc ho do nhiệt ở phế: Dùng tri mẫu kết hợp với xuyên bối mẫu dưới dạng nhị mộc tán.
  • Bài thuốc trị hắc lào: Dùng tri mẫu tươi mài với giấm bôi trực tiếp lên da.
  • Bài thuốc điều trị bốc nhiệt do khí: Dùng tri mẫu 12g, thạch cao 40g, trích thảo 4g, ngạch mễ 30g, sắc uống cho đến khi khỏi.
  • Bài thuốc chữa viêm đường tiết niệu mãn tính: Dùng tri mẫu 8g, thục địa 24g, hoài sơn 12g, hoàng bá 8g, sơn thù 12g, trạch tả 9g, bạch linh 9g, đan bì 9g. Đem tán các vị thuốc thành bột, luyện với mật làm hoàn. Mỗi ngày uống từ 10 – 12g hoàn cùng nước muối nhạt, ngày uống 3 lần.
  • Bài thuốc chữa viêm họng mãn và nhiệt miệng: Dùng tri mẫu phối hợp với huyền sâm, sinh địa và liên liều sắc uống.
  • Bài thuốc trị tiểu đường: Dùng tri mẫu, cát căn, mạch môn, qua lâu căn sắc uống.
  • Bài thuốc trị phì đại tiền liệt tuyến: Dùng tri mẫu 20g, hoàng bá 20g, đơn sâm 50g, ngưu tất 20g, đại hoàng 15g, ích mẫu thảo 50g, đem sắc uống.
  • Bài thuốc thanh nhiệt: Dùng tri mẫu 32g, thạch cao 62g, thuyền thoái 6g cùng với liên kiều 6g, sắc uống.
  • Bài thuốc trị đau nhức nóng trong xương, ho ra máu, lao phổi: Dùng tri mẫu 12g, hoàng bá 8g, đơn bì 12g, trạch tả 12g, địa hoàng 20g, sơn dược 16g, sơn thù du 8g, phục linh 12g, đem sắc uống.
  • Bài thuốc trị tinh thần mệt mỏi, ho ra đờm vàng: Dùng tri mẫu 16g, bối mẫu 8g, hoàng kỳ 12g, bán hạ 12g, bạch phàn 2g, mã đậu linh 12g, sài hồ 8g, tử uyển 12g, tang bạch bì 12g, hạnh nhân 12g, khoản đông hoa 12g, sắc uống.
  • Bài thuốc trị viêm phổi: Dùng tri mẫu và bối mẫu mỗi vị 12g, sắc uống.
  • Bài thuốc trị đái nhiều: Dùng tri mẫu 16g, thiên hoa phấn 16g, ngũ vị tử 8g, cát căn 12g, sơn dược 16g, hoàng kỳ 12g, kê nội kim 12g, sắc uống.
  • Bài thuốc hỗ trợ trị ung thư dạ dày và thực quản: Dùng tri mẫu 15g, thiên môn 15g, đảng sâm 20g, đại giả thạch 15g, đương quy 20g, thị sương 10g, bán hạ 8g, sắc uống.
tri mẫu dược liệu
Tri mẫu dược liệu có nhiều tác dụng như chữa viêm họng mãn và nhiệt miệng

4. Kiêng kỵ khi sử dụng vị thuốc tri mẫu

Người tỳ hư, tiêu chảy, mắc chứng bệnh thuộc biểu chứng chưa giải, không được dùng vị thuốc tri mẫu. Bạn cần trao đổi trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa Y Học Cổ Truyền để được tư vấn chuyên môn trước khi sử dụng tri mẫu và các bài thuốc trên.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số
HOTLINE
hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.
Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.