Bạn đang theo dõi bài viết chủ đề về Thảo dược xuyên tâm liên có tác dụng gì? cung cấp tại Đông Y Trường Xuân mong rằng sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong cuộc sống và chăm sóc sức khỏe.
Xuyên tâm liên theo Đông y có vị đắng tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, trị cúm,… Xuyên tâm liên thuốc được dùng trong các bài thuốc trị bệnh về đường hô hấp như trị cảm cúm, viêm họng,… Tuy nhiên, không nên tự ý sử dụng xuyên tâm liên mà cần được tư vấn bởi bác sĩ, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn cách dùng xuyên tâm liên chữa bệnh hiệu quả.
1. Thảo dược xuyên tâm liên là gì?
Xuyên tâm liên nhiều tên gọi khác như: Cây lá đắng, công cộng, khổ đởm thảo,… có tên khoa học: Andrographis paniculata; thuộc họ Ô rô Acanthaceae.
Cây xuyên tâm liên là cây thân thảo, cao tầm 30 đến 80cm, trên thân cây có nhiều đốt, cành lá mọc đối. Lá cây hình trứng thuôn dài hay hình mác. Hoa có màu trắng, nhỏ, mọc thành chùm, quả dài 15mm. Cây xuyên tâm liên mọc hoang nhiều khu phía Bắc nước ta, cũng là một trong 70 vị thuốc nam được bộ y tê khuyến khích trồng trong vườn thuốc tại các trạm y tế.
Bộ phận dùng để làm thuốc là toàn thân trên mặt đất của cây xuyên tâm liên. Sau khi thu hái thì cắt ngắn và phơi, sấy khô để bảo quản.
Xuyên tâm liên trị bệnh gì? Vị thuốc này được sử dụng trong nền Y Học Cổ Truyền từ lâu đời, bằng cách dùng ngoài để tắm giúp săn se niêm mạc hay dùng trong để chữa bệnh cảm sốt. Mới đây, một số nghiên cứu chỉ ra những tác động tích cực trong việc điều trị bệnh nhân nhiễm Covid-19, tuy nhiên vẫn chưa có nghiên cứu nào cụ thể.
2. Xuyên tâm liên có tác dụng gì?
Theo đông y, xuyên tâm liên có vị đắng, tính hàn, quy vào các kinh phế, vị, đại tràng và tiểu trưởng. Có công dụng thanh nhiệt giải độc, hoạt huyết, chỉ thống. Thường được dùng trong các trường hợp như:
- Trị bệnh cảm sốt, cúm, viêm amidan.
- Trị ho do viêm họng, viêm phổi.
- Dùng trong trường hợp tiểu rắt, tiểu buốt do viêm đường tiết niệu.
- Bệnh phụ nữ như viêm âm đạo gây khí hư, đau bụng kinh.
- Trị chứng thấp nhiệt gây mụn nhọt, mẩn ngứa…
Nghiên cứu những tác dụng dược lý của vị thuốc xuyên tâm liên bao gồm:
- Tác dụng chống viêm rõ rệt, các tác giả cho thấy khả năng làm tăng hoạt động động của bạch cầu và tác động qua hormon vỏ tuyến thượng thận.
- Tác dụng kháng khuẩn: Xuyên tâm liên có tác dụng kháng lại vi sinh vật như vi khuẩn, virus, vi nấm, ký sinh trùng.
- Tác dụng hạ nhiệt: Xuyên tâm liên có tác dụng hạ nhiệt cơ thể, được dùng trong các trường hợp sốt do bệnh đường hô hấp.
- Tác dụng với Covid-19: Một thời gian ở nước ta rộ lên chuyện mua xuyên tâm liên để uống phòng và điều trị bệnh Covid 19. Bởi đã có một số nghiên cứu trong phòng thí nghiệm cho thấy một số thành phần trong cây này có tác dụng ức chế virus. Tuy nhiên, nó chỉ mang lại tiềm năng trong tương lai chứ chưa có nghiên cứu thực nghiệm. Cho nên, không nên tự ý sử dụng cây thuốc này để phòng hay trị bệnh, để tránh tác dụng không tốt với cơ thể.
3. Ứng dụng vị thuốc xuyên tâm liên trong điều trị bệnh
- Chữa viêm phổi, viêm phế quản, viêm xoang: Xuyên tâm liên, bách bộ, kim ngân hoa, mạch môn lương bằng nhau 10g. Cho các nguyên liệu vào rửa sạch vào ấm sắc với một lít nước, uống trong ngày, mỗi ngày 1 thang và uống liên tục trong 1 tuần.
- Chữa viêm họng, viêm amidan: Xuyên tâm liên 6g, kim ngân hoa 10g, huyền sâm và mạch môn mỗi loại 12g. Rửa sạch cho vào ấm sắc lấy nước uống trong ngày, mỗi ngày 1 thang, dùng liên tục 7 đến 10 ngày.
- Chữa đi tiểu buốt, tiểu rắt do viêm đường tiết niệu: Dùng lá xuyên tâm khoảng 20g liên tươi rửa sạch, giã nát, lọc lấy nước rồi uống mỗi ngày một lần.
- Chữa các bệnh liên quan đến gan: Cây xuyên tâm liên tươi 25g, cây xạ đen 15g, cây an xoa 15g. Đem sắc trên bếp đến khi nước cạn còn khoảng 1 nửa. Lấy nước chia thuốc thành 2 phần bằng nhau và uống sau ăn.
- Chữa viêm nhiễm đường tiêu hóa gây rối loạn tiêu hoá: Xuyên tâm liên 10g với 10g khổ sâm. Đun cùng với nước uống trong ngày đến khi hết những triệu chứng.
- Chữa áp xe: Lá xuyên tâm liên, muối hạt, nước. Rửa thật sạch lá, cho vào cối giã nát cùng với một ít muối hạt sau đó chắt lấy nước uống. Phần bã cho vào một khăn mềm, buộc lên vùng đang bị áp xe, mỗi ngày thực hiện một lần. Chú ý do dùng trực tiếp nên cần làm sạch lá, tránh để bị nhiễm trùng thêm cho ổ áp xe.
- Chữa mụn nhọt, mẩn ngứa, herpes, viêm ngoài da: Xuyên tâm liên khô hoặc xuyên tâm liên dược liệu tươi mang đi sao vàng. Cho vào nồi đun cùng với 3 đến 5 lít nước trong khoảng 30 phút. Chắt lấy nước xông vùng bị bệnh đến khi nguội bớt rồi tắm, mỗi ngày thực hiện 1 lần.
4. Lưu ý khi dùng xuyên tâm liên
Xuyên tâm liên có tính lạnh nên không được dùng kéo dài vì có thể làm ảnh hưởng tới tỳ vị, những người hư hàn không nên dùng. Cho nên đừng uống dài ngày để phòng Covid vì tính hàn còn làm bạn dễ bị nhiễm bệnh hơn. Đặc biệt, không dùng cho bệnh nhân bệnh nhân bị rối loạn đông máu, đang bị chấn thương, sau phẫu thuật, phụ nữ mang thai và cho con bú nên lưu ý.
Ngoài ra, cũng giống như các bài thuốc chữa bệnh khác, không nên tự ý thay đổi liều thuốc đã được kê đơn trong bài thuốc trị bệnh. Khi phát hiện có các triệu chứng bất thường bạn cần đến gặp bác sĩ ngay.
Hy vọng thông qua bài viết bạn đã biết uyên tâm liên trị bệnh gì và lưu ý gì khi dùng để mang lại hiệu quả cao. Tránh những tác dụng phụ không cần thiết do dùng sai cách.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số
HOTLINE
hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.
Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.