Tìm hiểu tác dụng của cây nhọ nồi chữa rong kinh

Tìm hiểu tác dụng của cây nhọ nồi chữa rong kinh

Bạn đang theo dõi bài viết chủ đề về Tìm hiểu tác dụng của cây nhọ nồi chữa rong kinh cung cấp tại Đông Y Trường Xuân mong rằng sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong cuộc sống và chăm sóc sức khỏe.

Cây nhọ nồi có chứa rất nhiều công dụng tốt như thanh nhiệt giải độc, bổ gan thận và cầm máu. Chính vì tác dụng tốt trong việc cầm máu nên dân gian thường hay sử dụng cây nhọ nồi chữa bệnh rong kinh ở chị em phụ nữ.

1. Tìm hiểu về cây nhọ nồi?

Cây nhọ nồi còn có cái tên khác như là cây cỏ mực, cây hạn liên thảo, mặc hán liên. Cây nhọ nồi là cây thuộc loại thân thảo, họ nhà cúc, có bộ rễ màu xám, có chiều cao từ 20-40cm, thân màu xanh hoặc đỏ tía, có nhiều lông cứng, có hoa nhỏ màu trắng, cây có tính hàn, vị chua, ngọt.

Cây nhọ nồi mọc ở một số vùng tại một số các quốc gia như Việt Nam, Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan,.. Cây mọc ở bờ bụi, kênh mương, bờ rào, bờ ruộng ở khắp vùng trung du và đồng bằng. Nhọ nồi có thể dùng dưới dạng khô, hoặc dùng trực tiếp với cây còn tươi.

2. Nhọ nồi và một số tác dụng mà cây mang lại

Do cây nhọ nồi có chứa rất nhiều tinh dầu, hoạt chất tanin, alcaloid, chất đắng, các dẫn chất thiophene, diphenyl acetylene ester, flavonoids, carotene, saponins, iso flavonoids, glycosides triterpene cùng các axit hữu cơ nên đã được các nhà nghiên cứu thí nghiệm và sử dụng rất hiệu quả đối với một số bệnh lý như:

  • Cây nhọ nồi chữa rong kinh;
  • Hạ sốt cho trẻ nhỏ;
  • Cây nhọ nồi chữa sốt xuất huyết;
  • Giúp chống viêm, giảm đau, hạ hỏa, thanh nhiệt cơ thể;
  • Hỗ trợ nâng cao đề kháng, tạo hệ miễn dịch chắc khỏe cho cơ thể;
  • Giúp làm chậm quá trình oxy hóa, ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị ung thư;
  • Làm ổn định huyết áp, ổn định tuần hoàn máu hiệu quả;
  • Giúp ích cho việc đau mỏi xương khớp;
  • Giúp cầm máu, giảm chảy máu;
  • Hạ cholesterol trong máu;
  • Giúp tóc đen, mọc dài ra,….

Rong kinh với phái nữ thường là nỗi lo sợ khó nói khiến thể trạng cơ thể mệt mỏi, uể oải, da xanh sao do mất máu và hay cáu gắt, khó chịu, nổi đóa vô cớ. Dẫn tới đời sống vợ chồng không hòa thuận, cãi vã, xích mích. Do số ngày hành kinh kéo dài trên 7 ngày, lượng kinh nguyệt tiết ra nhiều hơn bình thường. Chứng rong kinh ở chị em sẽ rất nguy hiểm nếu không được thăm khám và điều trị nhanh chóng, kịp thời bởi chúng có thể là biểu hiện ban đầu của một số bệnh phụ khoa. Chính vì cây nhọ nồi có tác dụng tốt trong việc cầm máu nên dân gian thường hay sử dụng để chữa bệnh rong kinh ở chị em phụ nữ.

tác dụng của cây nhọ nồi
Cây nhọ nồi trị rong kinh ở nữ giới và có tác dụng cầm máu

3. Một số bài thuốc từ cây nhọ nồi giúp chữa rong kinh

  • Uống nước nhọ nồi tươi chữa rong kinh

Đây là biện pháp khá đơn giản và dễ dàng thực hiện được. Chị em chỉ cần tiến hành như sau: Hái cả thân và lá của cây nhọ nồi, nhặt bỏ lá vàng, lá sâu, lá hỏng sau đó rửa sạch bằng nước sạch 3 tới 4 lần cho sạch hẳn cát đất bẩn, khi rửa tránh làm dập nát cây. Sau đó cho nhọ nồi ngâm với nước muối loãng, trong thời gian khoảng 3 phút. Vớt ra để ráo và giã bằng cối sao cho thật nhuyễn, pha hỗn hợp đã giã nhuyễn với nước đun sôi để nguội, lọc ra rây để loại bỏ bã. Với trường hợp kinh nguyệt ra quá nhiều và kéo dài trên 15 ngày, các chị em nên thực hiện bài thuốc này sẽ mang lại hiệu quả cao hơn.

  • Kết hợp nhọ nồi với các dược liệu khác

Đến hiệu thuốc đông y để tìm mua cỏ mực, cao ích mẫu, đào nhân, uất kim, nga truật, tóc rối đốt thành than, bách thảo sương. Liều lượng sẽ phải tùy vào tình trạng bệnh của bạn và được bác sĩ tư vấn. Sau khi chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu, chị em đem tất cả các vị thuốc này sắc kỹ cùng nước sạch đến khi cạn còn 1 bát thì uống. Một ngày chia 3 lần uống trước mỗi kỳ kinh nguyệt sẽ đem lại hiệu quả trong việc điều trị chứng rong kinh. Việc kết hợp cây nhọ nồi với các dược liệu khác phải được sự đồng ý từ các bác sĩ đông y, có trình độ chuyên môn để đạt tới hiệu quả nhất, chữa rong kinh.

Cây nhọ nồi có khả năng giảm chứng rong kinh nhờ tác dụng cầm máu. Tuy vậy, việc dùng nhọ nồi tươi giã uống nước hay các bài thuốc từ cây nhọ nồi này chỉ mang lại tác dụng đối với những trường hợp rong kinh nhẹ. Nếu chị em nhận thấy sau khi sử dụng các bài thuốc từ cây nhọ nồi mà nhưng không mang lại hiệu quả rõ thì nên tìm đến các bác sĩ để được kiểm tra, chẩn đoán và có hướng điều trị kịp thời. Các bác sĩ sẽ dựa trên thăm khám mà áp dụng các phương pháp điều trị một cách thích hợp nhất đối với bệnh tình của từng trường hợp cụ thể.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số
HOTLINE
hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.
Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.