Bạn đang theo dõi bài viết chủ đề về Tìm hiểu về lục phủ ngũ tạng trong đông y cung cấp tại Đông Y Trường Xuân mong rằng sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong cuộc sống và chăm sóc sức khỏe.
Thuật ngữ “Lục phủ ngũ tạng” chỉ các cơ quan bên trong cơ thể. Các cơ quan này hoạt động thống nhất với nhau tạo thành một thể hoàn chỉnh giúp nuôi dưỡng cơ thể lớn lên và giúp cơ thể khỏe mạnh, phòng tránh bệnh tật. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu về các cơ quan trong lục phủ ngũ tạng và chức năng của chúng.
1. Khái niệm lục phủ ngũ tạng
Lục phủ ngũ tạng là gì? Theo Y Học Cổ Truyền, lục phủ ngũ tạng là nhóm các cơ quan trong cơ thể, hoạt động thống nhất với nhau tạo thành một thể hoàn chỉnh giúp nuôi dưỡng cơ thể lớn lên, giúp cơ thể khỏe mạnh và phòng tránh bệnh tật. Dựa vào chức năng của từng cơ quan để phân chúng thành lục phủ, ngũ tạng. Trong đó, nhóm Tạng gồm những cơ quan có chức năng chứa đựng, co bóp và chuyển hóa; nhóm Phủ gồm những cơ quan có chức năng thu nạp và vận chuyển dinh dưỡng. Các cơ quan trong lục phủ ngũ tạng được phân chia cụ thể như sau:
- Ngũ tạng: Bao gồm 5 cơ quan là tâm (tim), tỳ (lách), phế (phổi), can (gan), thận (cật) có chức năng mang huyết, tân, dịch, thần, khí nên đóng vai trò quan trọng đối với cơ thể. Các cơ quan này gắn kết với nhau và hoạt động theo một chu trình nhất định.
- Lục phủ: Bao gồm 6 cơ quan là đởm (mật), tiểu trường (ruột non), vị (dạ dày), đại trường (ruột già), tam tiêu (thượng tiêu, trung tiêu, hạ tiêu), bàng quang (bọng đái). Các cơ quan này có chức năng tiếp nhận thức ăn, nước… đã được chuyển hóa bởi các tạng đi nuôi dưỡng cơ thể. Ngoài ra lục phủ còn có chức năng bài tiết chất độc ra khỏi cơ thể nên phòng ngừa bệnh hiệu quả.
Lục phủ ngũ tạng trong Y Học Cổ Truyền gắn kết với thuyết ngũ hành và được phân chia cụ thể như sau:
- Hành Kim: Bao gồm phổi và ruột già;
- Hành Mộc: Bao gồm gan và mật;
- Hành Thủy: Bao gồm thận và bàng quang;
- Hành Hỏa: Bao gồm tim và ruột non;
- Hành Thổ: Bao gồm lách và dạ dày.
2. Vai trò của các cơ quan trong ngũ tạng
Cùng với các vấn đề liên quan đến câu hỏi “lục phủ ngũ tạng gồm những bộ phận nào?” thì vai trò của các cơ quan trong ngũ tạng và lục phủ cũng là một phần quan trọng của học thuyết tạng tượng.
2.1. Tạng tâm
Tâm chỉ tim, là tạng đầu tiên trong lục phủ ngũ tạng của cơ thể con người, có vai trò quan trọng, là quân hóa và trung tâm của mọi hoạt động cơ thể. Theo đó, tạng tâm điều khiển, thể hiện và biểu hiện ra tất cả hoạt động của cơ thể. Vai trò cụ thể của tạng tâm theo học thuyết tạng tượng như sau:
- Tâm chủ huyết mạch: Chức năng này nói lên rằng tâm giúp làm đầy huyết mạch – đường dẫn trải dài khắp các cơ quan trong cơ thể. Huyết mạch có vai trò cung cấp chất dinh dưỡng và nuôi cơ thể. Người huyết mạch lưu thông tốt sẽ có làn da tươi sáng, sắc mặt hồng hào, ngược lại người có huyết mạch lưu thông không tốt sẽ có làn da vàng, kém sắc và người mệt mỏi;
- Tâm tàng thần: Thần là biểu hiện của tài trí, sự minh mẫn và trí tuệ của con người. Người thần sắc tốt sẽ có trí thông minh, lanh lợi, hành động cơ trí và ứng xử nhanh. Ngược lại người thần sắc kém thường hay quên, căng thẳng, stress, tư duy kém… Bên cạnh đó, tâm tàng thần còn có mối liên hệ trực tiếp với tâm chủ huyết mạch;
- Tâm chủ hãn: Hãn trong Y Học Cổ Truyền chỉ mồ hôi – chất được bài tiết ra khỏi cơ thể qua lỗ chân lông. Theo đó, tâm chủ hãn có nghĩa là tâm điều khiển các bệnh lý về hãn như đạo hãn, tự hãn, vô hãn. Trong trường hợp tâm gặp vấn đề, hãn sẽ tiết ra tùy theo tâm trạng, hoàn cảnh và không gian cụ thể;
- Tâm khai khiếu ra lưỡi: Lưỡi là một trong những phương thức biểu hiện ra ngoài của tâm. Vì vậy, tâm hoạt động tốt thì lưỡi hồng hào, linh hoạt và ăn nói trơn tru. Ngược lại, tâm hoạt động không tốt thì lưỡi nhợt nhạt và ăn nói lắp bắp.
Một số bệnh lý có liên quan đến tạng tâm có thể kể đến như thiếu máu, tim đập nhanh, môi thâm tím tái, đau tim…
2.2. Tạng can
Can có nghĩa là gan, cơ quan đóng vai trò quan trọng giúp cơ thể chuyển hóa thức ăn thành các chất dinh dưỡng đi nuôi cơ thể. Ngoài ra, gan còn có vai trò lọc bỏ các chất độc hại ra khỏi cơ thể, đảm bảo cho hoạt động bình thường của các cơ quan khác. Trong lục phủ ngũ tạng, can có vai trò và chức năng như sau:
- Can tàng huyết: Chức năng can tàng huyết có nghĩa là can đóng vai trò lưu trữ, chuyển máu đến các tế bào trong cơ thể, giúp cho cơ thể hoạt động khỏe mạnh. Trong thời gian cơ thể nghỉ ngơi, huyết sẽ được dồn về gan. Trong trường hợp huyết không được dồn về gan sẽ dẫn đến các triệu chứng như bồn chồn, lo lắng, mất ngủ… Ở người có chức năng can tàng huyết không hoạt động tốt cũng sẽ làm cho cơ thể xanh xao, gầy gò, mệt mỏi, đắng miệng…
- Can chủ cân: Chức năng can chủ cân nếu hoạt động kém sẽ làm cho các chi co duỗi khó khăn hơn. Tình trạng này nếu xảy ra ở trẻ em sẽ dẫn đến tình trạng chậm đi, chậm nói, teo cơ…
- Can chủ sơ tiết: Chức năng can chủ sơ tiết nhằm chỉ vai trò sơ tiết mật, men của gan. Chức năng này hoạt động tốt sẽ giúp tỳ vị thực hiện hoạt động tiêu hóa tốt hơn, ngược lại ở người có chức năng này kém sẽ dẫn đến các triệu chứng như ăn uống không tiêu, chướng bụng, tức ngực, vàng da, rối loạn kinh nguyệt...
Một số bệnh lý có liên quan đến tạng can như nóng trong người, vàng da, khó tiêu, đầy bụng, đau sườn…
2.3. Tạng tỳ
Tỳ là cơ quan đóng vai trò quan trọng giúp tiêu hóa thức ăn và chất dinh dưỡng. Tạng tỳ bao gồm cả tiểu tràng, vị (dạ dày) và tuyến tụy, tuyến nước bọt. Tạng tỳ trong lục phủ ngũ tạng có các chức năng như sau:
- Tỳ ích khí sinh huyết: Chức năng tỳ ích khí sinh huyết chỉ vai trò làm giàu phần khí trong cơ thể và tạo ra nguồn năng lượng giúp cho sự hoạt động ổn định của các cơ quan khác. Tỳ khỏe mạnh giúp cho cơ thể có đầy đủ vận khí, ngược lại khi tỳ yếu làm cho người xanh xao, khí huyết vàng vọt và người mệt mỏi;
- Tỳ chủ vận hóa: Chức năng này chỉ vai trò tiêu hóa thức ăn thành chất dinh dưỡng và luân chuyển nước trong cơ thể. Vai trò tỳ chủ vận hóa được thực hiện kết hợp với các phủ khác như bàng quang, giúp chuyển hóa thủy dịch trong cơ thể và kết hợp với tâm phế thận để có thể lọc máu hiệu quả hơn;
- Tỳ chủ nhiếp huyết: Tỳ giúp huyết lưu thông ổn định trong các mao mạch. Trong trường hợp gặp chấn thương làm cho huyết tích tụ bên trong hoặc xuất ra bên ngoài cũng sẽ gây ảnh hưởng đến hoạt động và chức năng của tỳ;
- Tỳ chủ cơ nhục và chân tay: Trong chức năng này, tỳ khỏe mạnh sẽ giúp cơ nhục khỏe mạnh và phát triển tốt. Ngược lại, tỳ yếu sẽ làm cho cơ nhục biến tướng, chân tay xanh xao, gầy gò và suy dinh dưỡng;
- Tỳ chủ thăng: Khí tỳ ở trên sẽ giúp cho các cơ quan khác hoạt động tốt hơn, giúp cơ thể khỏe mạnh hơn. Ngược lại trường hợp khí tỳ hư và vận khí tuột xuống dễ dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh lý ở đường tiêu hóa dưới;
- Tỳ khai khiếu ra miệng: Tỳ hoạt động tốt sẽ giúp tiêu hóa tốt hơn và ăn uống ngon miệng hơn. Ngược lại tỳ yếu sẽ làm ảnh hưởng đến tiêu hóa, ăn không ngon, ngủ không yên và gây ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể.
2.4. Tạng phế
Phế có nghĩa là phổi – cơ quan hô hấp quan trọng của cơ thể. Vai trò của tạng phế trong lục phủ ngũ tạng như sau:
- Phế chứa khí: Hô hấp là chức năng chính của tạng phế và đóng vai trò giúp mang lại sự sống của cơ thể. Mọi hoạt động của cơ thể đều sẽ ngừng hoạt động nếu không có hô hấp. Chức năng phế chứa khí thể hiện ở vai trò tiếp nhận khí oxy cho cơ thể, sau đó lọc và thải ra môi trường một lượng khí carbonic (CO2). Vòng tuần hoàn này được lặp lại nhằm cung cấp dưỡng khí cho các hoạt động trong cơ thể;
- Phế hợp bì mao: Chức năng này được thể hiện ở khả năng đóng mở các lỗ chân lông trên cơ thể của tạng phế. Vì vậy, phế khỏe mạnh sẽ giúp quá trình đóng mở các bì mao diễn ra trơn tru. Ngược lại phế hoạt động kém sẽ làm cho quá trình đóng mở bị ảnh hưởng, các tác nhân gây bệnh có thể xâm nhập vào cơ thể và gây ra các bệnh lý như ho, đờm, hen suyễn…
- Phế chủ thông điều đạo thủy: Phế là cơ quan có vai trò điều hòa thủy dịch trong cơ thể, trường hợp phế bị tổn thương sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình lưu thông thủy dịch và dẫn đến ứ đọng, gây phù nề;
- Phế chủ thanh: Phế có vai trò xuất ra âm thanh và tiếng nói. Người có phế khỏe mạnh sẽ có âm thanh to, rõ ràng trong trẻo; ngược lại người có phế hư sẽ có âm thanh khàn đục và có thể kèm theo các biểu hiện như ho, sốt, có đờm…
- Phế khai khiếu ra mũi: Mũi là cơ quan có liên kết mật thiết với tạng phế. Vì vậy phế khỏe mạnh thì hơi thở nhịp nhàng, phế yếu thì hơi thở gián đoạn, khó thở và thở dài.
2.5. Tạng thận
Thận là cơ quan được đánh giá cao về chức năng trong lục phủ ngũ tạng, thận nằm ở vị trí tướng hòa. Theo Y Học Cổ Truyền, mọi trạng thái của cơ thể con người đều được quyết định bởi thận. Chức năng của tạng thận trong lục phủ ngũ tạng như sau:
- Thận tàng đinh: Chức năng này của thận giúp sự hoạt động của các chi được tốt và khỏe mạnh hơn. Trường hợp thận hư sẽ làm giảm sinh lý, gây mệt mỏi và nguy hiểm hơn là mắc các bệnh phụ khoa,hiếm muộn và vô sinh;
- Thận chủ cốt sinh tủy: Thận có chức năng sinh tủy, tạo tủy và dưỡng cốt… Vì vậy thận yếu sẽ dẫn đến các bệnh lý về xương khớp như đau khớp, đau răng, đau sống lưng…;
- Thận nạp chủ khí: Chức năng này thể hiện ở vai trò của thận trong quá trình hô hấp. Vì vậy, thận nạp khí kém sẽ dẫn đến hen suyễn và đoản hơi; ngược lại thận nạp khí tốt sẽ giúp cơ thể được thư giãn và khỏe mạnh;
- Thận khai khiếu ra nhị âm và tai: Thận hoạt động kém, đặc biệt là ở người cao tuổi sẽ dẫn đến tình trạng ù tai, điếc tai.
3. Vai trò của các cơ quan trong lục phủ
Học thuyết lục phủ ngũ tạng không những giúp trả lời câu hỏi “lục phủ ngũ tạng gồm những bộ phận nào? Các cơ quan trong tạng phủ có công dụng gì?” mà còn tìm hiểu về vai trò của các cơ quan trong lục phủ. Theo đó, các cơ quan trong lục phủ giúp thu nạp, tiêu hóa thức ăn và chuyển hóa thành chất dinh dưỡng đi nuôi cơ thể. Chức năng cụ thể của các cơ quan như sau:
3.1. Phủ đởm (mật)
Phủ đởm là dịch mật được tiết ra từ túi mật và cũng là nơi đựng mật do can bài tiết ra. Dịch mật tại phủ đởm sẽ được điều tiết xuống dạ dày để tiêu hóa thức ăn. Dịch mật có màu vàng xanh, vị đắng và có vai trò vô cùng quan trọng. Người gặp vấn đề về đởm như xuất hiện sỏi sẽ gây ra các biến chứng làm ảnh hưởng đến da như vàng da, khô miệng, miệng đắng, buồn nôn và nôn nhiều.
Phủ đờm còn tham gia vào quá trình điều tiết tinh thần và là cơ sở cho tinh thần dám nghĩ dám làm, lòng dũng cảm của thần.
3.2. Phủ vị (dạ dày)
Phụ vị là dịch vị trong dạ dày, được điều tiết ra nhằm mục đích kết hợp với sự co bóp của dạ dày để tiêu hóa thức ăn. Sau khi thức ăn được tiêu hóa, phủ vị sẽ đi xuống tiểu trường. Chính vì vậy, tạng tỳ và phủ vị có sự liên kết mật thiết, chúng kết hợp với nhau giúp chuyển hóa thức ăn thuận lợi và vận chuyển chất dinh dưỡng đi nuôi cơ thể, thải trừ chất độc ra khỏi cơ thể.
Tỳ vị trong chẩn đoán bệnh lý đóng vai trò quan trọng giúp bác sĩ đánh giá được tình trạng của người bệnh, bảo vệ vị khí là một trong những nguyên tắc để điều trị nhiều bệnh lý theo Y Học Cổ Truyền.
3.3. Phủ tiểu trường (ruột non)
Phủ tiểu trường chỉ ruột non, cơ quan này có vai trò hấp thu dinh dưỡng từ thức ăn sau khi tiêu hóa từ dạ dày. Các chất dinh dưỡng sẽ được tiểu trường đưa đi nuôi cơ thể, các chất cặn bã sẽ được di chuyển xuống đại trường, bàng quang và đào thải ra khỏi cơ thể.
Tiểu trường khi bị xâm nhập bởi tà ngoại sẽ làm cho cơ thể không được hấp thu đầy đủ chất dinh dưỡng, từ đó dẫn đến các rối loạn tại cơ quan này như bệnh tiêu chảy, phân lỏng…
3.4. Phủ đại trường (ruột già)
Phủ đại trường chỉ ruột già, là cơ quan cuối cùng của hệ tiêu hóa. Phủ đại trường tiếp nhận các chất cặn bã được vận chuyển xuống từ tiểu trường, sau đó nén các chất cặn bã này thành khối và đào thải ra ngoài cơ thể qua đường hậu môn.
Đại trường trong cơ thể hoạt động tốt sẽ giúp cho hệ tiêu hóa được khỏe mạnh, cụ thể là việc đại tiện, tiểu tiện diễn ra bình thường. Ngược lại hoạt động của đại trường kém sẽ dẫn đến các bệnh lý như viêm đại tràng, đại tiện ra máu, trĩ, người mệt mỏi…
3.5. Phủ bàng quang (bọng đái)
Phủ bàng quang là một trong những cơ quan không thể thiếu khi trả lời câu hỏi “lục phủ ngũ tạng gồm những gì?” Đây là cơ quan có hình dạng như chiếc túi và có vai trò nhận nước tiểu từ niệu quản sau khi được lọc ở thận. Phủ bàng quan liên kết với thận giúp quá trình đào thải nước tiểu luôn ở trạng thái tốt nhất. Trường hợp phủ bàng quang bị hư tổn sẽ dẫn đến các triệu chứng như tiểu buốt, tiểu rát, tiểu ra máu…
3.6. Phủ tam tiêu
Thượng tiêu, trung tiêu và hạ tiêu là 3 bộ phận của phủ tam tiêu. Cơ quan này liên kết chặt chẽ với tỳ vị tạo thành hệ thống tiêu hóa hoàn chỉnh. Thượng tiêu bắt đầu từ miệng xuống đến tâm vị dạ dày và có vai trò tiếp nhận thức ăn, nước uống xuống dạ dày. Phần trung tiêu bắt đầu từ tâm vị dạ dày đến hậu môn, bao gồm cả tạng can và thận. Phần hạ tiêu có vai trò thanh lọc tinh chất và các chất cặn bã, trong đó tinh chất được giữ lại ở thận và cặn bã được đẩy ra khỏi cơ thể qua đường tiểu tiện hoặc đại tiện.
Ba bộ phận của tam tiêu kết hợp với nhau giúp chuyển hóa thức ăn thành các chất dinh dưỡng và chuyển chúng đến các tạng phủ khác trong cơ thể.
4. Biện pháp giúp lục phủ ngũ tạng khỏe mạnh
Theo các bác sĩ Y Học Cổ Truyền để các cơ quan trong lục phủ ngũ tạng được khỏe mạnh, bạn cần lưu ý một số vấn đề như sau:
4.1. Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý và khoa học
Phần lớn các bệnh lý mà con người gặp phải là do chế độ ăn uống không khoa học và đầy đủ chất dinh dưỡng. Một số lưu ý khi xây dựng chế độ dinh dưỡng như sau:
- Bổ sung đủ lượng tinh bột mỗi ngày cho cơ thể: Tinh bột chứa nhiều trong các loại thực phẩm như ngô, gạo, khoai, ngũ cốc, sắn… Đây là chất dinh dưỡng quan trọng, chúng chuyển hóa trực tiếp thành đường và cung cấp năng lượng cho các hoạt động của cơ thể. Trung bình bạn cần bổ sung 50 – 55% lượng tinh bột vào mỗi bữa ăn;
- Đạm: Bổ sung một lượng vừa đủ mỗi ngày từ các loại thức ăn như thịt (thịt bò, thịt lợn…), cá, sữa, trứng…
- Vitamin và khoáng chất: Đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe của cơ thể. Bổ sung các chất dinh dưỡng này mỗi ngày qua các loại rau của quả tươi như cam, quýt, rau xanh… Các loại thực phẩm này còn bổ sung cho cơ thể các chất chống oxy hóa giúp tăng cường sức đề kháng, bảo vệ lục phủ ngũ tạng của của con người;
- Chất béo: Nên bổ sung chất béo không no nhằm giúp giảm lượng cholesterol xấu trong cơ thể qua các loại thức ăn như cá, dầu oliu, dầu cá và các loại rau xanh…
- Hạn chế ăn các loại thức ăn nhanh, thực phẩm đóng hộp và chứa nhiều chất bảo quản;
- Hạn chế sử dụng các loại đồ uống có gas, cồn và các chất kích thích bởi chúng không tốt cho can, tâm, tỳ, vị;
4.2. Luyện tập thể thao mỗi ngày
Tập luyện thể thao mỗi ngày là biện pháp giúp bảo vệ các cơ quan trong lục phủ ngũ tạng và giúp nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan này. Thời gian luyện tập nên duy trì từ 30 phút đến 1 giờ mỗi ngày. Các bài tập luyện bao gồm chạy bộ, leo núi, yoga, bơi lội…
4.3. Xây dựng lối sống lành mạnh
Xây dựng lối sống lành mạnh bằng cách ăn uống đúng giờ, không bỏ bữa, không thức quá khuya và ngủ dậy muộn. Luôn giữ tinh thần thoải mái, tâm trạng ổn định nhất trong mọi trường hợp, không quá vui mừng và cũng không quá buồn bã vì sẽ ảnh hưởng đến các cơ quan của cơ thể.
Như vậy lục phủ ngũ tạng là các hệ cơ quan trong cơ thể và chúng giúp cơ thể luôn được khỏe mạnh, ngăn ngừa các bệnh tật. Hiểu và nắm rõ chức năng của từng cơ quan trong lục phủ ngũ tạng sẽ giúp bạn xây dựng được lối sống tốt cho cơ thể cũng như tránh xa các hành vi gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số
HOTLINE
hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.
Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.