Bạn đang theo dõi bài viết chủ đề về Tìm hiểu về vị thuốc bản lam căn cung cấp tại Đông Y Trường Xuân mong rằng sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong cuộc sống và chăm sóc sức khỏe.
Bản lam căn là một dược liệu có nhiều công dụng khác nhau và rất phổ biến xung quanh chúng ta. Tuy nhiên vị thuốc này vẫn chưa được nhiều người biết đến. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đến bạn đọc thông tin về loại dược liệu này và những tác dụng trên cơ thể.
1. Bản lam căn là gì?
Bản lam căn là tên được sử dụng trong dược điển của Y Học Cổ Truyền. Loại cây này có rất nhiều xung quanh chúng ta với những bụi cây mọc ven đường có nhiều cành non, tỏa ra thành hình tròn, phủ đầy lông và trên vỏ cành có màu nâu.
Hoa thường có màu trắng, mọc thành chùm từ cành chính ra nhiều hoa nhỏ.
Bản lam căn thường được tìm thấy ở những nơi có ánh nắng mặt trời và rất phổ biến ở vùng miền núi phía Bắc và Trung bộ nước ta.
Vị thuốc bản lam căn sử dụng rễ để làm thuốc. Rễ của nó đâm sâu xuống lòng đất, hình trụ và mọc tỏa ra xung quanh. Người ta thường đào rễ cây về để rửa sạch rồi phơi cho khô, sau đó thái thành lát và bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát.
2. Công dụng của vị thuốc bản lam căn
Theo Y Học Cổ Truyền, bản lam căn thuốc có tác dụng thải độc, giúp lợi tiểu, tiêu đờm, thanh nhiệt cơ thể, lợi yết hầu, lợi họng, chữa ho, kháng viêm,… Do đó có thể được sử dụng cho những bệnh nhân mắc phải những vấn đề như:
- Viêm họng, đau đầu, người bị nóng ruột, quai bị, mê sảng, phù nề, bồn chồn… do mắc phải chứng phong nhiệt thấp độc hay độc nhiệt xâm nhập vào cơ thể.
- Bệnh nhân viêm não, bệnh tủy sống, bệnh gan cấp – mãn tính, sưng tuyến mang tai, lở loét miệng.
Theo Y Học Hiện Đại, trong bản lam căn có chứa các thành phần như kinetin, indigo, salicylic acid, uridine,… giúp hạ sốt, giảm đau, cảm cúm. Ngoài ra còn có tác dụng chữa trị các loại mụn và những vấn đề về da liễu.
3. Các bài thuốc từ dược liệu bản lam căn
- Chữa rong kinh ở phụ nữ
Chuẩn bị hỗn hợp gồm một đoạn ngẫu tiết đem giã nát và bản lam căn nghiền nát, sau đó ngâm vào uống cùng với rượu. Mỗi ngày uống 2 lần, khoảng 1 muỗng canh/lần, kiên trì sử dụng sau một thời gian thì các triệu chứng rong kinh sẽ thuyên giảm.
- Hạ sốt, chữa cảm cúm
Nguyên liệu gồm 40g bản lam căn và 20g khương hoạt sắc với nước uống và sử dụng hằng ngày đến khi khỏi bệnh.
- Trị viêm họng, viêm thanh quản
Nguyên liệu: 16g bản lam căn 16g; 12g mỗi vị kim ngân hoa, đại hoàng, hoàng bá mỗi vị và 6g cam thảo. Đem hỗn hợp trên sắc với nước uống hằng ngày trong vòng 5-7 ngày sẽ khỏi bệnh.
- Điều trị viêm gan B
Nguyên liệu: 20g hoàng kỳ 20g; 15g mỗi vị bản lam căn, diệp hạ châu, đan sâm, bạch hoa xà thiệt thảo; 12g mỗi vị xích thược, bạch thược; 10g mỗi vị hậu phác, đảng sâm, tiêu tan tiên, bạch truật (đã sao); 6g mỗi vị sài hồ, cam thảo. Sắc hỗn hợp trên rồi lấy nước uống hàng ngày nhằm hỗ trợ điều trị viêm gan.
- Chữa bệnh gan mạn tính
Bệnh nhân mắc phải viêm gan mãn tính với các triệu chứng như: Đau sườn phải, vàng da, đi ngoài phân lỏng, khô miệng, đắng miệng, buồn nôn, chán ăn, đầy bụng dưới, mệt mỏi thần kinh và cơ bắp… sử dụng bài thuốc sau:
15g bản lam căn; 30g điền cơ hoàng; 12g mỗi vị kê cốt thảo, bạch thược, nhân trần; 9g hoàng cầm; 16g mỗi vị sài hồ và cam thảo. Sắc mỗi ngày một thang và uống ngày 2 lần vào buổi sáng và tối giúp làm giảm các triệu chứng bệnh.
- Điều trị sùi mào gà
30g mỗi vị bản lam căn và mã xĩ hiện; 20g mỗi vị bại mang tiêu, tương thảo, biển súc, thổ phục linh. Sắc hỗn hợp trên với 1 lít nước với lửa nhỏ liu riu cho đến khi còn lại 500ml rồi đổ vào chậu để ngâm rửa tại nơi viêm trong 10 phút. Thực hiện 2 lần sáng tối mỗi ngày trong khoảng 1 tuần, các triệu chứng sẽ suy giảm.
- Trị viêm loét
Nguyên liệu gồm 60g mỗi vị bản lam căn, ngân hoa và 15g cam thảo.
Đem hỗn hợp trên hãm với nước sôi và sử dụng như uống trà hằng ngày để làm giảm triệu chứng viêm.
- Trị chứng hôi miệng
Nguyên liệu: 20g mỗi vị bản lam căn, trắc bách diệp, hoa cúc dại và 12g hoa kim ngân.
Sắc hỗn hợp trên thành 2 nước rồi pha trộn với nhau để uống hằng ngày như trà. Kiên trì sử dụng mỗi ngày để có được hơi thở thơm tho.
- Giảm triệu chứng đau
Nghiền hỗn hợp gồm 60g mỗi vị bản lam căn và cương tàm thành bột mịn rồi hòa tan với nước để uống mỗi ngày 2 lần, 10g/lần.
- Trị viêm da
Nguyên liệu: 12g bản lam căn; 9g mỗi vị cát ngạch, huyền sâm, ngưu bàng tử, hoàng cầm; 5g mỗi vị hoàng liên, bạc hà, cam thảo. Sắc hỗn hợp trên thành 2 nước rồi trộn với nhau để uống 2 lần vào sáng tối. Bài thuốc này có hiệu quả điều trị bệnh viêm da do ánh nắng mặt trời, đồng thời có thể sử dụng sau điều trị để dưỡng da.
- Trị cảm cúm ở trẻ em
Trẻ em bị cảm cúm có thể dẫn đến các bệnh về hô hấp như viêm họng, viêm amidan, sốt cao, người khó chịu,…
Nguyên liệu: 30g mỗi vị bản lam căn và áp chích thảo, 15g hoàng cầm, 12g quán chúng 12g và 9g xạ can. Đem hỗn hợp trên sắc với nước mỗi ngày một thang, uống 2-3 lần.
- Điều trị viêm kết mạc cấp tính
Nguyên liệu: 20g bản lam căn; 18g bồ công anh; hoàng liên, đại hoàng mỗi vị 10g; 15g mỗi vị từ hoa địa đĩnh, liên kiều. Sắc hỗn hợp các nguyên liệu trên rồi uống mỗi ngày 2-3 lần cho đến khi khỏi bệnh.
Bài thuốc này giúp điều trị các triệu chứng của viêm kết mạc cấp tính như đỏ mắt, đau mắt, sưng,…
Đem các vị thuốc sắc mỗi ngày uống một thang và chia ra dùng 2 – 3 lần. Kiên trì sử dụng đến khi các triệu chứng bệnh khỏi hẳn để tránh bệnh biến chứng nặng hơn.
- Điều trị quai bị
Đây là một bệnh truyền nhiễm cấp tính nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến biến chứng vô sinh.
Nguyên liệu gồm 18g bản lam căn; 15g xích tiểu đậu; 6g mỗi vị thanh, kim ngân hoa, 3g cam thảo.
Đem các nguyên liệu sắc với 500ml nước đến khi cạn còn một nửa thì để nguội và uống ngày 2 lần vào sáng, tối. Sử dụng từ 2 đến 4 tháng sẽ có tiến triển tốt.
Bản lam căn là vị thuốc thường gặp xung quanh ta với nhiều công dụng khác nhau. Tuy nhiên, trước khi sử dụng cần tham khảo ý kiến của thầy thuốc chuyên khoa để có được sự tư vấn về cách dùng và liều lượng thích hợp nhất.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số
HOTLINE
hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.
Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.